Thứ Năm, 24/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Nguyễn Huy Tưởng - người viết lịch sử bằng các tác phẩm văn học
  • 15/11/2019 08:59

Nguyễn Huy Tưởng - người viết lịch sử bằng các tác phẩm văn học

Những ngày tháng Hà Nội sục sôi chuẩn bị khởi nghĩa, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một trong những đại biểu của Hội Văn hóa Cứu quốc Thủ đô được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông là Đại biểu quốc hội khóa I của nước Việt Nam DCCH (1946). Sau ngày Hà Nội được giải phóng, ông là Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I). Ông sớm về cõi thiên thu (năm 1960), nhưng di sản văn học đồ sộ mà ông để lại vẫn sống mãi trong cõi Người!

  • 6564

Hoàng Văn Thụ - Người chiến sỹ cộng sản kiên trung
  • 05/11/2019 08:22

Hoàng Văn Thụ - Người chiến sỹ cộng sản kiên trung

Đồng chí Hoàng Văn Thụ, người chiến sỹ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Lạng Sơn.

  • 3065


Anh hùng LLVTND Nguyễn Thành Út – Người chiến sĩ Tiểu đoàn 307
  • 18/09/2019 13:24

Anh hùng LLVTND Nguyễn Thành Út – Người chiến sĩ Tiểu đoàn 307

“Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang
Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy
Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn
Tiếng tiểu đoàn ba trăm lẻ bảy…”

  • 6497

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh cụ Bùi Bằng Đoàn: Tấm gương sáng ngời về tận trung với nước, tận hiếu với dân
  • 17/09/2019 10:00

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh cụ Bùi Bằng Đoàn: Tấm gương sáng ngời về tận trung với nước, tận hiếu với dân

“Thưa Ngài! Tôi tài đức ít ỏi, mà trách nhiệm nặng nề. Thấy Ngài học vấn cao siêu, kinh nghiệm phong phú. Vậy nên, tôi mời Ngài làm cố vấn cho tôi, để giúp thêm ý kiến trong công việc hưng lợi, trừ hại cho nước nhà dân tộc. Cảm ơn và chúc Ngài mạnh khỏe. Kính thư Hồ Chí Minh”(1).

  • 2680

Người bảo vệ Bác Hồ và hiến cả gia tài cho cách mạng
  • 11/09/2019 10:56

Người bảo vệ Bác Hồ và hiến cả gia tài cho cách mạng

Theo sự chỉ dẫn của ông Tạ Quang Chiến - chiến sĩ trong Đội cận vệ bảo vệ Bác sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 2009, tôi đã đến gặp bà Trần Thị Hoa ở căn nhà nhỏ đơn sơ của tập thể 8B Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, để hiểu thêm về người đã từng nuôi giấu Bác khi ở Côn Minh. Cách mạng thành công, Bà hiến cả gia tài cho cách mạng, mua nhà ở Lò Đúc và sau đó lại mua thêm biệt thự Cây Liễu ở gần Ngã Tư Sở để Bác bí mật ở Hà Nội trong những ngày “Vận nước ngàn cân treo sợi tóc”. Giờ thì Bà đã ở cõi tiên, chỉ có những dòng tốc ký trên giấy đã ngả màu vàng vẫn còn đây, gợi tôi nhớ lại câu chuyện bà kể.

  • 3844

Nhà sử học, nhà báo Trần Huy Liệu (1901-1969) (Phần 2 và hết)
  • 30/08/2019 08:36

Nhà sử học, nhà báo Trần Huy Liệu (1901-1969) (Phần 2 và hết)

* Người khởi thảo Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa; sau Cách mạng tháng Tám, là Trưởng phái đoàn của Chính phủ Lâm thời vào Huế tiếp nhận ấn kiếm của vua Bảo Đại

  • 4906

Nhà sử học, nhà báo Trần Huy Liệu (1901-1969) (Phần 1)
  • 29/08/2019 10:31

Nhà sử học, nhà báo Trần Huy Liệu (1901-1969) (Phần 1)

Kỷ niệm 50 năm ngày mất (28/7/1969- 28/7/2019) của Viện trưởng đầu tiên Viện sử học (1960-1969) và 74 năm Cách mạng tháng Tám, chúng ta nhớ ông, một nhà sử học lớn, nhà báo xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XX, một nhân chứng lịch sử đặc biệt trong thời khắc đặc biệt của dân tộc - thay mặt Chính phủ nhận ấn kiếm của vua Bảo Đại tại Ngọ Môn (Huế) vào chiều 30/8/1945, cách nay 74 năm.

  • 5419

Hoàng Quýnh: Một chân dung quyền lực triều Minh Mệnh
  • 20/08/2019 10:15

Hoàng Quýnh: Một chân dung quyền lực triều Minh Mệnh

Trong sự vận hành của bất cứ hệ thống chính trị nào cũng có những gương mặt "dưới một người, trên muôn người’’, tuy phẩm hàm của họ không cao và tên tuổi của họ không phải lúc nào cũng được biết đến. Nhiều người trong số này đã bị lịch sử bỏ qua, khắc họa một cách mờ nhạt. Mặc dù vậy, họ là những người thân cận của quyền lực trung tâm, ảnh hưởng tới các quyết sách vĩ mô. Những người này thậm chí có khả năng tác động tới hệ thống các quan chức cao cấp hơn mình bởi vì họ có được niềm tin của các vị quân vương, các thủ tướng, và nguyên thủ. Hoàng Quýnh, một quan chức thời Minh Mệnh chưa bao giờ vượt quá phẩm hàm tòng nhị phẩm (2B, Hàm Thứ trưởng) là một trong những người như vậy.

  • 3171

Người đại đội trưởng ấy (Tưởng nhớ liệt sỹ Nguyễn Quang Thông 1950-1975)
  • 14/08/2019 08:09

Người đại đội trưởng ấy (Tưởng nhớ liệt sỹ Nguyễn Quang Thông 1950-1975)

Nguyễn Quang Thông sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc đồng bằng Bắc bộ. Anh là sinh viên năm thứ 4, Khoa chế tạo máy Trường đại học Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ theo Lệnh Tổng động viên của Chính phủ nhằm tăng cường sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đang ầm vang tiếng súng. Vừa hành quân, vừa huấn luyện nên vài tháng sau khi nhập ngũ anh và các bạn sinh viên cùng lứa đã có mặt trên mảnh đất Bình Trị Thiên. Anh được bổ xung vào Trung đội trinh sát thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn I, Trung đoàn pháo binh “Tất Thắng” khi đó đang có mặt trên chảo lửa Quảng Trị.

  • 2601