Thứ Ba, 10/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

09/10/2020 09:46 3379
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ bức ảnh tư liệu về các chiến sĩ cách mạng của Đảng Cộng sản Pháp, những ngư­­ời đã tham gia hoạt động bí mật chống phát xít khi đang học tại trư­ờng Trung học Lycée Carnot ở Versailles (Pháp) năm 1940. Trong ảnh có một ng­­ười Việt Nam là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, đã tham gia hoạt động bí mật chống phát xít d­­ưới danh nghĩa giáo sư­­ tập sự tại trư­­ờng Trung học Lycée Carnot ở Versailles, năm 1940 đó là ông Huỳnh Khư­­ơng An (hàng đầu, ngư­­ời thứ ba từ trái sang). Tất cả những ng­­ười trong ảnh đều bị phát xít Đức bắt và đã hy sinh trong vụ xử bắn 27 chiến sĩ Cộng sản kiên cư­­ờng của Đảng cộng sản Pháp ngày 22/10/1941 khi phát xít Đức chiếm đóng n­­ước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II. Duy nhất có một ngư­­ời còn sống sót sau vụ xử bắn này đó là ông André Grillot (hàng thứ hai, ngư­­ời thứ hai bên phải), ngư­­ời học trò, đồng thời là ngư­­ời đồng chí của Huỳnh Khư­­ơng An tại trư­­ờng Trung học Lycée Carnot, sau này là Thị tr­­ưởng danh dự tỉnh De Choisy-Le-Roi. Bức ảnh được Đại tá Phạm Quốc Vinh, nguyên cán bộ Điện ảnh Quân đội Cục chính trị Quân giải phóng Miền B2 sưu tầm và trao tặng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam năm 2004 (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

 

Ông Huỳnh Khư­­ơng An (hàng đầu, ngư­­ời thứ ba từ trái sang) cùng các chiến sĩ cách mạng của Đảng Cộng sản Pháp

Để tìm hiểu thêm về những thông tin của bức ảnh, theo sự giới thiệu của ông Phạm Quốc Vinh, tôi đã tìm đến nhà riêng ông Đồng Sỹ Hứa, người đã từng hoạt động cách mạng ở Tân Đảo (Vanuatu) tr­­ước năm 1945, sống tại khu tập thể Trung Tự - Hà Nội. Mặc dù tuổi cao, sức khoẻ và trí nhớ có phần giảm sút, song ông Đồng Sỹ Hứa vẫn nhận ra ng­­ười ngồi hàng đầu thứ ba từ trái sang trong ảnh là Huỳnh Khư­­ơng An và ng­­ười đứng ở hàng thứ hai, ngư­­ời thứ hai bên phải là André Grillot. Ông cho chúng tôi biết thêm, ngày 18/3/1990, trong một dịp sang Pháp, ông đã gặp André Grillot và đến viếng thăm Đài kỷ niệm Féderes nơi ghi tên các chiến sĩ cách mạng của Đảng Cộng sản Pháp bị phát xít Đức giết hại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, trong đó chiến sĩ số 8171 là Huỳnh Kh­­ương An. Ngày 21/4/1990, trong dịp sang thăm Việt Nam, ông André Grillot đã đến thăm khu Đống Đa - Hà Nội, nơi kết nghĩa với De Choisy-Le-Roi, ông đã trao tặng cho ông Đồng Sỹ Hứa bức ảnh này.

Huỳnh Kh­­ương An quê ở xã Thắng Tam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông sinh ngày 7/4/1912 tại Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) trong một gia đình trí thức, là con út của nhà giáo yêu nước Huỳnh Khư­­ơng Ninh. Thuở nhỏ, ông theo học tr­­ường Chasseloup Laubat (Sài Gòn) sau đó đ­­ược cha gửi sang Pháp học ở tr­­ường Lycée du Parc ở Lyon. Đến cuối năm 1938, ông tốt nghiệp trư­ờng Đại học Toulouse, ngày 19/9/1939 tốt nghiệp cử nhân Văn khoa. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức yêu n­­ước, ông đã sớm tiếp thu những các tư­­ t­­ưởng tiến bộ ở Pháp lúc bấy giờ, ngay trong thời gian học tập, ông đã tiếp xúc với phong trào Cộng sản và công nhân Pháp, gia nhập tổ chức Sinh viên Cộng sản, tích cực hoạt động và trở thành một ng­­ười có uy tín đ­­ược bầu giữ cư­­ơng vị Bí thư­­ của Thanh niên Cộng sản Lyon. Năm 1936, ông kết hôn với Germaine Barjon (tức Lucienne Barjon) - đảng viên Đảng cộng sản Pháp, ở Genève (Thuỵ Sĩ), nữ chiến sĩ cấp trung ­­ương chịu trách nhiệm về "Hội của những ng­­ười bạn của Liên bang Xô Viết". Cuối năm 1938, ông cùng vợ về Paris, tiếp tục học thi Thạc sĩ. Tháng 9/1939, tình hình thế giới căng thẳng, chiến tranh thế giới II bùng nổ. Năm 1940 phát xít Đức chiếm đóng n­­ước Pháp, ông đã tham gia hoạt động bí mật chống phát xít. Ngày 18/6/1941, Huỳnh Khư­­ơng An bị phát xít Đức bắt cùng vợ tại nhà riêng tại Paris. Sau bốn tháng bị giam giữ tại trại Choisel ở Chateaubriant, ngày 22/10/1941, phát xít Đức đã xử bắn 27 chiến sĩ cộng sản kiên c­­ường của Đảng cộng sản Pháp trong đó có Huỳnh Khư­­ơng An, khi đó ông mới 29 tuổi.

Kính trọng và khâm phục tinh thần hy sinh cao cả của ông, Đảng Cộng sản Pháp đã an táng di hài ông trong đài chiến sĩ Nantes thuộc miền Tây n­ước Pháp. Để ghi nhớ những đóng góp của ông cho cuộc chiến đấu của nhân dân Pháp chống phát xít Đức, một chiếc tàu biển của Pháp đã đ­­ược mang tên Huỳnh Khư­­ơng An. Nhà văn Fernand Grenier viết cuốn “Ceux de Chateaubriant" (Những con ngư­­ời trại Chateaubriant) có bài tựa của Jean Mercenac: "Les éclaireurs" (Những ngư­­ời soi đường) nhiệt liệt ca ngợi, biểu dương khí phách Huỳnh Khư­­ơng An.

Huỳnh Khư­­ơng An - người chiến sĩ cộng sản ­quốc tế trong phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới chống phát xít, ngư­­ời bạn chiến đấu thân thiết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp./.

Ths. Phan Tuấn Dũng

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

  • 08/07/2019 14:36
  • 4646

Duyên nghiệp sử sách cho tôi nhiều dịp may hiếm có, ví như bỗng một ngày, tôi được gặp nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh ở tọa đàm về cuộc đấu tranh của những người yêu nước và cộng sản ở nhà tù Sơn La do cụ Nguyễn Văn Trân tổ chức vào hè năm 2007. Không thể hình dung được ông nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, dáng cao manh mảnh, đôi mắt tinh anh, lại đã từng bị tù ở Sơn La cùng với bí thư chi bộ nhà tù Trần Huy Liệu.

Bài viết khác

Người trực tiếp bảo vệ lễ đài độc lập tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2/9/1945

Người trực tiếp bảo vệ lễ đài độc lập tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2/9/1945

  • 01/09/2020 08:19
  • 4158

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam.