Chủ Nhật, 10/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

19/07/2017 00:00 1887
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng-người thanh niên Thủ đô Hà Nội đã chiến đấu hy sinh trên đất bạn Lào vào ngày 21/6/1965. Những kỷ vật thiêng liêng này - Hành trang Anh đã mang theo mình trong suốt những năm tháng chiến đấu ác liệt tại chiến trường Hạ Lào. Trận chiến đấu của anh và tổ trinh sát xảy ra vào những ngày mùa mưa của tháng 5 năm 1965 tại huyện Áp Xa Văn Thoong, tỉnh Xa Va Na Khẹt.

Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng-người thanh niên Thủ đô Hà Nội đã chiến đấu hy sinh trên đất bạn Lào vào ngày 21/6/1965. Những kỷ vật thiêng liêng này - Hành trang Anh đã mang theo mình trong suốt những năm tháng chiến đấu ác liệt tại chiến trường Hạ Lào. Trận chiến đấu của anh và tổ trinh sát xảy ra vào những ngày mùa mưa của tháng 5 năm 1965 tại huyện Áp Xa Văn Thoong, tỉnh Xa Va Na Khẹt.

"... Anh là chiến sĩ trinh sát, trung đoàn 39, quân khu 4. Ngày hôm đó, khoảng 17 giờ, tổ trinh sát đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ gặp tấn công của địch. Tổ trinh sát đã phải đối mặt với cuộc chiến đấu không cân sức. Địch đông hơn ta nhiều lần. Chiến sĩ Hoàng Trung Hùng đã nổ súng diệt ngay ba tên đi đầu rồi lăn về phía suối, chiếm ụ mối và tiếp tục chiến đấu. Giữa tiếng súng các loại, tiếng lựu đạn nổ loạn xạ... nhiều loạt súng máy bắn về phía Hoàng Trung Hùng. Anh thấy đau nhói ở chân trái! Máu chảy đầm đìa...Trong rừng, trời về chiều rất mau tối. Hùng nhận thấy tiếng súng thưa dần. Anh tự băng bó vết thương rồi xuôi theo khe, cố lết đi được vài trăm mét. Hùng nghĩ: Bằng bất kì giá nào cũng phải tìm về đơn vị... không hiểu các đồng chí trong đội trinh sát có còn ai không?... Đến ngày thứ ba, gạo rang dự trữ đã hết, vết thương nhiễm trùng nặng, vừa đói vừa sốt liên miên...Mỗi lần tỉnh dậy, lại thấy hàng trăm con vắt và mối bám đầy người... Anh được đồng đội đưa về bệnh xá Trung đoàn cứu chữa, nhưng vết thương của anh quá nặng...Khoảng 5 giờ sáng ngày 21/6/1965, chiến sĩ Hoàng Trung Hùng đã hi sinh trong niềm tiếc thương của đồng đội. Mộ chí của anh được mai táng tại nghĩa trang trạm xá trung đoàn 29, quân khu 4..."

Những dòng thư trên được ghi lại từ lời kể của anh Nguyễn Hữu Nhâm, cán bộ quân đội, là đồng đội của liệt sỹ Hoàng Trung Hùng, hiện trú tại phường Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa mà chúng tôi xin được trích nguyên văn một đoạn để thấy được cuộc chiến đấu dữ dội chống trả quân thù trên đất bạn Lào mà chiến sỹ Hoàng Trung Hùng đã trực tiếp tham gia và anh dũng hy sinh. Toàn văn bức thư đã được đồng đội Nguyễn Hữu Nhâm ghi chép lại rất chân thực và xúc động! Bức thư hiện cũng đang được lưu trong hồ sơ của nhóm hiện vật của liệt sĩ Hoàng Trung Hùng khi gia đình anh hiến tặng cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) lưu giữ và phát huy giá trị.

1

Sổ công tác - kỷ vật của Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

2

Ba lô - kỷ vật của Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

3

Thư của đơn vị 5350 gửi gia đình liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

4

Giấy báo công, sư đoàn 350 gửi cơ quan cũ và gia đình Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

5

Túi vải - kỷ vật của Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

Những hiện vật của liệt sỹ Hoàng Trung Hùng được gia đình anh trao tặng là những kỷ vật thiêng liêng của một thời khói lửa chiến tranh! Thời mà hầu như tất cả các thanh niên nam nữ đều náo nức tạm xếp bút nghiên tòng quân ra trận, dâng hiến tuổi xuân để chiến đấu hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là một chiếc ba lô màu cỏ úa, một cuốn sách Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Đức, hai cuốn sổ tay chép nhạc và thơ, hai cây bút chì mác 3B, một cây kèn Ác- mô- ni- ca, một hộp đựng thuốc lá, một ví giả da, một phiếu cá nhân, một giấy báo công của đơn vị 6400 gửi cơ quan cũ và gia đình, một bức thư của đơn vị 5350 gửi ông Hoàng Minh Giám sau khi anh đã hy sinh... (Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng chính là con trai của cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám).

6

Chứng nhận đăng ký máy thu thanh – kỷ vật của Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

7

8

Sổ tay - kỷ vật của Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

9

Cuốn sách Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Đức – kỷ vật của Liệt sỹ Hoàng Trung Hùng.

Tất cả những kỷ vật còn đây, chứa đựng biết bao hoài bão lãng mạn của một thanh niên trí thức của Thủ đô Hà Nội hào hoa ra trận. Vâng, Anh chính là liệt sỹ Hoàng Trung Hùng đã chiến đấu và hi sinh trên đất bạn Lào như thế đó! Hình ảnh của anh cùng với một thời khói lửa, những kỷ vật thiêng liêng của anh sẽ được thế hệ mai sau gìn giữ và trân trọng muôn đời!

BBT giới thiệu

(Nguồn: Thông báo Khoa học, BTCMVN, 8-2007)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

  • 08/07/2019 14:36
  • 4550

Duyên nghiệp sử sách cho tôi nhiều dịp may hiếm có, ví như bỗng một ngày, tôi được gặp nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh ở tọa đàm về cuộc đấu tranh của những người yêu nước và cộng sản ở nhà tù Sơn La do cụ Nguyễn Văn Trân tổ chức vào hè năm 2007. Không thể hình dung được ông nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, dáng cao manh mảnh, đôi mắt tinh anh, lại đã từng bị tù ở Sơn La cùng với bí thư chi bộ nhà tù Trần Huy Liệu.

Bài viết khác

Liệt sỹ, Ứng hòe Nguyễn Văn Tố

Liệt sỹ, Ứng hòe Nguyễn Văn Tố

  • 19/07/2017 00:00
  • 2245

Cụ Ứng hòe Nguyễn Văn Tố (1889 – 1947) không chỉ là một học giả uyên bác của Viện Viễn Đông Bác Cổ, mà còn là thành viên của Đông Kinh Nghĩa Thục, đã từng cùng với Cụ cử Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc… hô hào quốc dân học chữ quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX. Năm 1938, Cụ là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ và là người có công lớn trong việc xóa nạn mù chữ ở Việt Nam