Thứ Hai, 16/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

15/05/2018 00:52 1903
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nhà số 8 phố Vua Lê, nơi Bác ở và làm việc sau Lễ Độc lập đến khoảng đầu tháng 11 năm 1946, vốn là một biệt thự theo kiểu kiến trúc châu Âu đầu thể kỷ XX, được xây trên đất thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ, nay là trụ sở của Công ty Bảo Việt. Đây là một trong những di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nội thành Hà Nội. Câu chuyện tôi ghi chép lại cho các bạn hôm nay, chính là dòng hồi ức của ông Tạ Quang Chiến, nguyên cán bộ Đội bảo vệ Bác (Đội được thành lập ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công) đã kể từ những lần tôi đến thăm ông tại ngôi nhà 49 Nguyễn Thái Học. Ông luôn nói: kỷ niệm trong những năm tháng được ở bên Người không bao giờ phai mờ trong ký ức ông. Đó là niềm hạnh phúc của cuộc đời người thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu năm xưa.

Nhà số 8 phố Vua Lê, nơi Bác ở và làm việc sau Lễ Độc lập đến khoảng đầu tháng 11 năm 1946, vốn là một biệt thự theo kiểu kiến trúc châu Âu đầu thể kỷ XX, được xây trên đất thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ, nay là trụ sở của Công ty Bảo Việt. Đây là một trong những di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nội thành Hà Nội. Câu chuyện tôi ghi chép lại cho các bạn hôm nay, chính là dòng hồi ức của ông Tạ Quang Chiến, nguyên cán bộ Đội bảo vệ Bác (Đội được thành lập ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công) đã kể từ những lần tôi đến thăm ông tại ngôi nhà 49 Nguyễn Thái Học. Ông  luôn nói: kỷ niệm trong những năm tháng được ở bên Người không bao giờ phai mờ trong ký ức ông. Đó là niềm hạnh phúc của cuộc đời người thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu năm xưa.

Sau lễ Độc lập 2/9/1945, Hồ Chủ tịch từ 48 phố Hàng Ngang chuyển về Bắc bộ phủ. Để bảo vệ Bác an toàn trong mọi hoạt động đối nội và đối ngoại, lực lượng trực tiếp bảo vệ Bác được tăng cường. Ngoài các đồng chí vẫn bảo vệ Bác từ Tân Trào như Nam Long, Trần Đình, Văn Lâm, Ngọc Hà; Thành ủy cử hai chiến sỹ vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu lên bảo vệ Bác là ông Tạ Quang Chiến và ông Võ Chương (người Huế).

Thời gian này, bọn Tưởng ở Hà Nội và tay sai phản động do Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam cầm đầu thường gây ra nhiều vụ ám sát, bắt cóc hụt các đồng chí lãnh đạo Đảng; thực hiện âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”. Do đó, ngoài Bắc Bộ phủ là địa điểm chính để Bác làm việc, tiếp khách trong và ngoài nước, Trung ương bố trí thêm một địa điểm bí mật nữa ở số 8 Vua Lê (nay là phố Lê Thái Tổ) để bảo vệ Bác được tốt hơn. Ngôi nhà này vốn là của Moócxê, Chánh án Tòa Thượng thẩm Đông Dương. Nhà xây theo kiểu  biệt thự, hai tầng có sân rộng và tường bao quanh, đối diện với nhà Thủy Tạ.

Ngôi biệt thự số 8 phố Vua Lê - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc
tại Hà Nội năm 1945-1946

Tại đây, bảo vệ bên trong là một trung đội Vệ quốc đoàn - anh em hầu hết là người Tày, từ Tân Trào mới về, do đồng chí Đàm Quang Trung phụ trách. Phía ngoài luôn luôn có công an bí mật bảo vệ do đồng chí Lê Giản chỉ đạo, có nhiệm vụ theo dõi tình hình xung quanh khu biệt thự và phối hợp chặt chẽ với đơn vị bảo vệ bên trong. Lực lượng bảo vệ trực tiếp do đồng chí Nguyễn Văn Lý (tức Hoàng Hữu Kháng) trực tiếp phụ trách.

Bác ở tầng hai, cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng và đồng chí Nguyễn Văn Lý. Các đồng chí khác ở tầng dưới. Đồng chí Tiêu Văn Khương, tù chính trị ở Sơn La mới về, được  anh Cả (tức đồng chí Nguyễn Lương Bằng) phân công người nấu ăn riêng cho Bác; bà Lê Thị Thanh lo công tác hậu cần.

Hàng ngày, Bác dậy sớm tập thể dục, ăn sáng rồi sang Bắc bộ phủ làm việc. Tối về, Bác tiếp tục làm việc hoặc họp với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng - Lê Đức Thọ, Trần Đăng Ninh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… Tổ cận vệ luôn luôn ở bên Người. Những lần bọn Tưởng bám sát và theo dõi Bác trên đường đều bị anh em phát hiện đánh lạc hướng.

Thời gian này có một sự kiện đáng nhớ là vụ phá âm mưu nham hiểm của quân Tưởng trong việc ám sát một Pháp kiều trước cửa Ngân hàng Đông Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Kẻ ám sát đi chiếc xe màu xanh đen, giống  xe của Bác thường dùng. Lư Hán, Tổng Tư lệnh quân Tưởng ở Việt Nam nhân cơ hội này đã gửi thư mời Bác đến trụ sở của hắn để giải quyết hậu quả. Biết rõ ý đồ đen tối của hắn, nhưng Người vẫn nhận lời; trước khi đi, Người gọi điện báo cho đại diện Mỹ là Thiếu tá Patti đến Bắc bộ phủ trao đổi một số công việc.

Tại trụ sở của Lư Hán, hắn xấc xược nêu “lý do” không tiếp, cho cấp dưới gặp Bác ở trụ sở của Chu Phúc Thành tại 33 Phạm Ngũ Lão. Hắn tìm cách đổ lỗi vụ ám sát Pháp kiều sang phía ta nhưng không có chứng cứ cụ thể. Mềm mỏng mà kiên quyết, Người gạt bỏ mọi lý lẽ của hắn và cũng đến lúc đại diện Mỹ gọi điện cho Chu Phúc Thành nên chúng buộc phải để Bác về. Suốt thời gian Bác trao đổi với bọn Tưởng, Đội cận vệ sẵn sàng đối phó với bất trắc xảy ra, nhưng tất cả đều diễn ra an toàn, đúng như dự đoán của Bác. Sự ứng xử linh hoạt tài tình, lấy địch phá địch của Bác là bài học quý giá  trong công tác bảo vệ lãnh tụ.

Cuối năm 1945, đồng chí Nguyễn Lương Bằng giao cho bà Tống Minh Phương tìm thêm một địa điểm dự bị khác ở 112 Lò Đúc để thỉnh thoảng Bác đến ngủ, tránh bọn mật thám. Ngoài ra còn  địa điểm nữa ở Đấu Đong (Bưởi), Bác có đến ít hôm. Khoảng tháng 10-1946, có thêm một địa điểm nữa để Bác đi - về khi tình hình đã căng thẳng, cuộc chiến tranh khó tránh khỏi. Đó là biệt thự cây Liễu ở gần Cầu Mới (Hà Đông) cũng do bà Tống Minh Phương mua và thu xếp mọi việc chu đáo để Bác đến ở và làm việc. Đấu Đong và Biệt thự cây liễu vẫn là nơi ở nhất thời của Bác. Nơi Bác ở và làm việc dài nhất trong nội thành, trực tiếp chỉ đạo Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị mọi mặt kháng chiến là ngôi biệt thự số 8 phố Vua Lê.

Cũng như Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) và nhà số 36 phố Lý Thái Tổ, nơi Bác thay mặt Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), nhà số 8 phố Lê Thái Tổ là di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội. Những ngày đầu Hà Nội “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, các đồng chí của Trung đội Vệ quốc đoàn bảo vệ nhà số 8 Vua Lê đã anh dũng hy sinh. Ngôi nhà bị thực dân Pháp phá sập. Gần đây, với sự giúp đỡ tích cực của ông Tạ Quang Chiến, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội đã gắn biển di tích tại địa điểm này.

Ths. Phạm Kim Thanh

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4817

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Nhà số 8 Vua Lê, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội sau Cách mạng tháng Tám 1945

Nhà số 8 Vua Lê, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội sau Cách mạng tháng Tám 1945

  • 15/05/2018 00:00
  • 2445

Nhà số 8 phố Vua Lê, nơi Bác ở và làm việc sau Lễ Độc lập đến khoảng đầu tháng 11 năm 1946, vốn là một biệt thự theo kiểu kiến trúc châu Âu đầu thể kỷ XX, được xây trên đất thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ, nay là trụ sở của Công ty Bảo Việt. Đây là một trong những di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nội thành Hà Nội. Câu chuyện tôi ghi chép lại cho các bạn hôm nay, chính là dòng hồi ức của ông Tạ Quang Chiến, nguyên cán bộ Đội bảo vệ Bác (Đội được thành lập ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công) đã kể từ những lần tôi đến thăm ông tại ngôi nhà 49 Nguyễn Thái Học. Ông luôn nói: kỷ niệm trong những năm tháng được ở bên Người không bao giờ phai mờ trong ký ức ông. Đó là niềm hạnh phúc của cuộc đời người thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu năm xưa.