Thứ Bảy, 05/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/01/2018 01:11 6291
Điểm: 2/5 (1 đánh giá)

Thực hiện chủ trương chiến lược của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II và Nghị quyết hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng khóa II (3-1951): Trung ương Cục miền Nam ra đời, thay cho Xứ ủy Nam Bộ đã tồn tại từ năm 1946. Bí thư Trung ương Cục là đ/c Lê Duẩn (vốn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ), Phó Bí thư là đ/c Lê Đức Thọ; Các đ/c ủy viên: Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Kỉnh…Năm 1954, để phù hợp với diễn biến đấu tranh, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam và lập lại Xứ ủy Nam Bộ. Tuy nhiên năm 1961, Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III) (1960), Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp ngày 23-1-1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam…

Trung ương Cục miền Nam được thành lập và quy định rõ về “Tổ chức và nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam” theo các điều sau:

1.Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của BCH Trung ương, gồm một đồng chí Ủy viên được BCH Trung ương cử ra và ủy nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam.

2. Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của BCH Trung ương, thường xuyên do Bộ Chính trị thay mặt chỉ đạo.

Các đồng chí trong Ban lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam. Trong ảnh (trái sang phải) là các đ/c : Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh…tại khu Căn cứ Trung ương Cục.

3. Trung ương Cục miền Nam có nhiệm vụ: Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng và những chỉ thị, nghị quyết của BCH Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở miền Nam. Đối với những vấn đề quan trọng có quan hệ đến toàn quốc hoặc đối với nhiệm vụ chiến lược toàn miền Nam thì phải xin chỉ thị của Trung ương, Trung ương Cục có quyền đề ra những chủ trương chính sách lớn để đối phó kịp thời với tình hình; nhưng phải báo cáo ngay với Trung ương và Bộ Chính trị…

4. Trung ương Cục miền Nam có một bí thư, một hoặc hai phó bí thư do BCH Trung ương chỉ định và Ban Thường vụ, do hội nghị Trung ương Cục cử. Trung ương Cục cần tổ chức các cơ quan giúp việc cho phù hợp với tình hình và yêu cầu công tác của mình.

Đ/c Lê Đức Thọ và đ/c Nguyễn Thị Định đang trao đổi công tác tại khu Căn cứ Trung ương Cục.

5. Trung ương Cục thường lệ sáu tháng họp một lần. Tùy tình hình cụ thể, Trung ương Cục có thể họp sớm hơn hoặc muộn hơn.

Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Trung ương Cục miền Nam đầu tiên đóng tại Mã Đà, chiến khu Đ, đến tháng 2/1961 chuyển về Bắc Tây Ninh với tên hiệu là Cục R, và trải qua nhều lần di chuyển và xây dựng căn cứ địa cách mạng…

Đ/c Nguyễn Văn Linh tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam,
ngày mồng 5 Tết năm Ất Mão (1975)
.

Thực tiễn hào hùng của cuộc kháng chiến đã chứng minh cho quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Trung ương Cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình và để lại những bài học quý báu. Đó là bài học về xây dựng căn cứ địa, xây dựng phong trào cách mạng gắn bó máu thịt với nhân dân. Đó là bài học dân bám đất, Đảng bám dân, du kích, bộ đội bám chắc thắt lưng địch mà đánh…Đó còn là bài học về tinh thần chủ động tiến công địch về mọi mặt, đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đặc biệt là bài học xây dựng tổ chức Đảng vững về chính trị, giỏi vể công tác quần chúng là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của cách mạng nước ta trước kia cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.

 Đức Toàn (tổng hợp)

Nguồn:

1 -Văn kiện Đảng toàn tập. nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.

   -Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư thời đầu đổi mới. Nxb Thông tấn, Hà Nội 2009.

   -Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945- 1975). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.

   -Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: dangcongsan.vn.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4862

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Hà Nội 60 nămsau ngày giải phóng

Hà Nội 60 nămsau ngày giải phóng

  • 28/01/2018 01:11
  • 1625

Thực hiện hiệp định chuyển giao Hà Nội đã kí kết giữa ta và Pháp, từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 9/10/1954, các đội tiếp quản của ta đã tiến hành bàn giao, tiếp quản Hà Nội từ phía Pháp. Đến 16 giờ ngày 9/10/1954 những binh lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên sang phía Gia Lâm. Bộ đội ta đã hoàn toàn kiểm soát thành phố. Đêm 9/10 ta giới nghiêm, công nhân, tự vệ phối hợp cùng bộ đội tuần tra, canh gác. Hà Nội rực rỡ ánh điện trong đêm hòa bình đầu tiên sạch bóng quân thù. Sáng ngày 10/10/1954 Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô trong tiếng nhạc, cờ hoa đón mừng của các tầng lớp nhân dân.