Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

13/12/2018 09:12 3145
Điểm: 5/5 (1 đánh giá)
Một khuôn viên rất đẹp ở trung tâm thành phố, trụ sở Toà soạn báo Nhân dân ở 71 Hàng Trống, Hà Nội không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng mà còn một là di tích văn hoá - lịch sử nổi tiếng. Nơi đây chính là trường Hồ Đình ven Hồ Gươm ở thôn Tự Tháp, phuờng Báo Thiên của Tiến sĩ Vũ Tông Phan, hiệu Đường Xuyên và Lỗ Am (1800- 1851) nổi tiếng đức sáng, tài cao. Đầu thế ký XX, trên nền trường Hồ Đình, người Pháp xây các biết thự cho quan chức cao cấp từ Pháp đến Hà Nội cai trị. Năm 1946, tướng Moóc-li-e, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở trong ngôi biệt thự này để chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đêm Nô-en năm 1946, tại đây đã diễn ra trận tập kích táo bạo của các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, Tự vệ thành Hoàng Diệu và Công an xung phong.

Một khuôn viên rất đẹp ở trung tâm thành phố, trụ sở Toà soạn báo Nhân dân ở 71 Hàng Trống, Hà Nội không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng mà còn một là di tích văn hoá - lịch sử nổi tiếng. Nơi đây chính là  trường Hồ Đình ven Hồ Gươm ở thôn Tự Tháp, phuờng Báo Thiên của Tiến sĩ Vũ Tông Phan, hiệu Đường Xuyên và Lỗ Am (1800- 1851) nổi tiếng đức sáng, tài cao. Đầu thế ký XX, trên nền trường Hồ Đình, người Pháp xây các biết thự cho quan chức cao cấp từ Pháp đến Hà Nội cai trị. Năm 1946, tướng Moóc-li-e, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở trong ngôi biệt thự này để chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đêm Nô-en năm 1946, tại đây đã diễn ra trận tập kích táo bạo của các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, Tự vệ thành Hoàng Diệu và Công an xung phong.

Dòng tộc Vũ Phan vốn gốc làng Hoa Đường, huyện Đông An (nay là làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Cẩm Bình, tỉnh hải Dương, nhưng tổ nội Vũ Tông Phan đỗ Hương cống, làm trong phủ chúa Trịnh, chuyên trong coi văn chương học hành  trong phủ. Được cha và cậu ruột là Tiến sĩ Phạm Quý Thích rèn rũa, năm 1826, Vũ Tông Phan đỗ Tiến sĩ và hăm hở mang chữ Thánh hiền ra giúp nước. Sau 7 năm làm quan, không chịu nổi cảnh cá chậu chim lồng, ông cáo quan về nếp nhà đơn sơ ở thôn Tự Tháp, mở trường dạy học, gửi tâm huyết vào bài giảng, truyền lòng yêu nước cho học trò: “Sáng tối trăm năm đều thế cả/Một đời thực giả khỏi bàn tay/Hồ Gươm vờn nước đầy thanh hứng/Nghĩ dựng thư phòng gửi sớm hôm”. Học trò biết tiếng ông theo học ngày càng đông. Nhiều người đỗ đạt như Hoàng Giáp Nguyễn Tư Giản; Lê Đình Diên; Cử nhân Đỗ Thực; Đỗ Duy Ninh, Nguyễn Huy Đức, Ngô Văn Dạng… đều theo gương Thầy cứu nước. Ông được vua Tự Đức ghi nhận công lao giáo dưỡng học trò, đào tạo hiền tài cho đất nước và  ban cho bốn chữ “Đào thục hậu tiến”. Trường Hồ Đình của Vũ Tông Phan và trường Phương Đình của Nguyễn Văn Siêu, người bạn học, ngưòi đồng hành chí cốt của ông đã trở thành những tâm điểm hoạt động để  phục hưng văn hoá Thăng Long theo tinh thần dân tộc của Hội Hướng Thiện do ông làm Hội trưởng.

Sau hơn 10 năm dạy học, cảm thấy bất lực trước cảnh loạn ly, nhân dân đói khổ; đau đớn vì Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát đều bị triều đình “hạch tội” yêu nước, chống Pháp; năm 1849, ông giao trường Hồ Đình cho con trai cả là Tú kép Như Trâm, lui về sống và dạy học ở Giang Đình thục, thôn Kim Giang (nay thuộc huyện Ứng Hoà - Hà Nội). Năm 1862 ông mất, để lại bao nỗi tiếc thương trong lòng nhân dân và học trò khắp bốn phương.

Tấm biển đồng ghi lại dấu tích trận đánh quân Pháp,
đêm 24 rạng sáng 25/12/1946

Từ năm 1873, Thăng Long đau thương dưới ách thực dân Pháp xâm lược. Quanh Hồ Gươm, chùa Báo Ân, Tháp Báo Thiên - những công trình kiến trúc nổi tiếng, đã bị chúng phá tan hoang để xây dựng khu phố Tây, các công sở và dinh thự của các quan chức cao cấp Pháp sang cai trị Đông Dương. Trên nền trường Hồ Đình xưa, từ đầu thế kỷ XX cho đến trước ngày Hà Nội bừng lên ánh sáng tự do, độc lập, vẫn là khu dinh thự cũ dành cho những viên Toàn quyền và Phó Toàn quyền từ Pháp sang cai trị. Và đến năm 1946, khu dinh thự là nơi ở của Mooc-li-e, Tổng chỉ huy Quân đội Pháp nhận sứ mệnh “tái xâm chiếm Đông Dương”. 

Những ngày Hà Nội rền vang tiếng súng chống thực dân Pháp xâm lược “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, ta quyết bắt sống Mooc-li-e trong dinh thự; một trận tập kích táo bạo sẽ diễn ra đúng vào dịp Nô-en.

Sau khi đánh chiếm được các vị trí quan trọng ở khu trung tâm phía đông Hồ Gươm (Bắc Bộ Phủ, Toà Thị Chính), từ ngày 23/12/1946, địch dồn  quân đánh sang phía tây Hồ Gươm khép chặt các điểm chốt của khu trung tâm: các phố Phủ Doãn, Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Ấu Triệu. Thọ Xương,  Hàng Bông bị địch phun xăng và bắn đạn súng cối đổ sập, trơ trụi. Trong đau thương, các chiến sĩ vệ quốc đoàn, công an xung phong và tự vệ các phố sát cánh bên nhau chặn địch và ngã xuống. Máu các anh nhuộm đỏ con phố đã bao đời gắn bó.

Theo kế hoạch đã định, đêm 24 rạng sáng 25/12/1946, trận tập kích đánh  khu dinh thự Mooc-li-e do Trung đội trưởng Anh Dũng chỉ huy đã diễn ra quyết liệt. Trong ký ức những chiến sĩ Cảm tử khu Hoàn Kiếm, trận đánh hôm qua như ở ngay trước mắt họ: “Trong nhà Mooc-li-e có một trung đội địch đóng ở tầng trên và tầng dưới. Các ụ súng xếp bằng những bao tải đất đặt rải rác quanh vườn. Hoả lực mạnh nhất là ụ súng trước cổng ra vào, có đại liên quyét dọc đường phố Nhà Thờ và đường Hàng Trống. Không ai coi thường súng đạn nhưng họ tin rằng đánh được vì họ rất thông thuộc địa hình”. 

19 giờ 45, ta nổ súng phủ đầu, chiếm lĩnh trận địa đúng như dự kiến. Đạn trung liên nổ giòn giã bắn thẳng vào ụ súng của địch trước cổng nhà. Từ đường Lê Thái Tổ, các tổ vượt tường đột nhập vào sau nhà. Địch bị đánh bất ngờ cả phía trước và sau lưng, trở tay không kịp. Ta chiếm được tầng dưới nhà Mooc-li-e. Nhưng rồi từ hầm ngầm trong nhà, địch bắn ra chống trả. Cuộc chiến đấu ác liệt, không cân sức kéo dài đến quá nửa đêm. Địch tăng quân, cho hai xe tăng từ đường Tràng Thi lên Hàng Trống. Đến trước trụ sở của Hội Khai trí Tiến đức (sau cách mạng tháng Tám được dùng làm trụ sở Hội Văn hoá Cứu quốc, nay là Trung tâm biểu diễn nghệ thuật) thì bị ta chặn đánh, phải lùi lại. Cùng lúc, trong nhà Mooc-li-e, được chi viện kịp thời, ta dùng xăng đốt hầm ngầm và cầu thang. Tuy không chiếm được tầng hai của căn nhà, nhưng ta đã thu được 4 tiểu liên và 3 khẩu súng trường.

Cây đa cổ thụ - nhân chứng lặng lẽ của trận chiến đấu oanh liệt năm xưa trong trụ sở Toà soạn báo Nhân dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội

Hơn 70 năm đã qua; trong trận đánh năm xưa, ai còn ai mất? Tấm biển đồng ghi nhớ công tích và máu xương của các liệt sĩ về một thời đã qua. Ẩn sâu trong mỗi nếp nhà, mỗi con phố của Hà Nội hôm nay, vẫn chứa đựng những câu chuyện huyền thoại.

Trong sổ công tác, tôi vẫn còn lưu những câu chuyện kể của các chiến sĩ tự vệ Thành đội mũ sao vuông: Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác, tác giả của ca khúc nổi tiếng Ngày về phổ thơ Chính Hữu, vốn là tự vệ phố Nhà Thờ - Hàng Trống kể: “Đêm đó, tôi cùng anh em từ phố Hàng Trống xông vào tập kích nhà Mooc-li-e, ta nhằm đúng đêm Nô en chúng vui lễ, định bắt sống tướng  giặc nhưng y đã sớm tẩu  thoát”. Còn ông Nguyễn Văn Quý, nguyên cán bộ công vận Thành uỷ năm 1946, là một trong ba ngưòi trong tổ phá máy phát điện của Nhà máy Điện Yên Phụ làm hiệu lệnh Toàn quốc kháng chiến có cha tham gia trận dánh này đã kể: “Cha tôi là Nguyễn Văn Thìn đã tham gia tập kích nhà Mooc-li-e và hi sinh ngay trên trận địa. Hai cha con cùng chiến đấu ở Liên khu I nhưng mãi đầu năm 1947, tôi mới được anh em báo tin dữ. Tôi giấu mẹ nên năm 1948, cụ mới được biết…Nén đau thương, cụ thu dọn ở nơi tản cư, gánh gồng thúng mủng, tay đẫy, tay nải, về lại ngôi nhà cũ ở ngõ chợ Khâm Thiên sinh sống và nuối giấu cán bộ kháng chiến ở hầm bí mật đào trong lòng nhà. Sau ngày Thủ đô hoà bình, năm 1957, gia đình tôi mới có Bằng Tổ quốc ghi công”. Còn  bao nhiêu anh linh các liệt sĩ ở dưới mỗi tấc đất “thấm máu hồng tươi” như thế?

Năm 2006, hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Hà Nội mở đầu Toàn quốc kháng chiến, ngày 11-4, UBND phường Hàng Trống đã tổ chức gắn biển Di tích cách mạng kháng chiến tại trụ sở Bộ Biên tập báo Nhân dân.

Cây đa cổ thụ - nhân chứng lặng lẽ của trận chiến đấu oanh liệt, vẫn đang tỏa bóng mát xum xuê rì rầm kể cho chúng ta nghe câu chuyện về những người anh hùng bất tử; chợt nhớ câu thơ sâu lắng của nhà văn Nguyễn Đình Thi, người con của làng Vũ Thạch xưa (nay là phường Tràng Tiền - quận Hoàn Kiếm Hà Nội): “Nước chúng ta/Nước của những ngưòi không bao giờ khuất/Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/Những buổi ngày xưa nói vọng về”.

 Ths. Phạm KimThanh

 

 

 

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4796

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Kiên định con đường Cách mạng Tháng Mười Nga

Kiên định con đường Cách mạng Tháng Mười Nga

  • 08/11/2018 16:54
  • 2770

Cách đây 101 năm, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi. Đây là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc son mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.