Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/05/2018 00:26 1792
Điểm: 5/5 (1 đánh giá)
* Trong sinh hoạt gia đình

* Trong sinh hoạt gia đình

Quá trình tiếp xúc văn hóa Đông - Tây đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người phụ nữ, trước hết là phụ nữ đô thị. Những dấu ấn của văn hóa, văn minh Pháp biểu hiện trên Nữ Giới Chung khá rõ, từ cách nuôi dạy con, việc nữ công gia chánh trong gia đình đến cách ứng xử, giao tiếp ngoài xã hội...

Phổ biến kiến thức nuôi con và nội trợ, Nữ Giới Chung số 5, ngày 8-3-1918

Để làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ, trong gia đình những kiến thức về nữ công gia chánh cũng như cách nuôi dạy con là rất cần thiết với người phụ nữ. Dưới tiêu đề “Cách nuôi con”, Nữ Giới Chung đem đến cho người phụ nữ những kiến thức mới từ cách nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa bò, sữa tươi (phân biệt sữa tốt - xấu; công thức pha sữa; lượng sữa phù hợp với tháng tuổi của trẻ...), phép vệ sinh cho trẻ nhỏ (vệ sinh thân thể, quần áo, nơi ở), vệ sinh trong chế biến ăn uống đến cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ (hàng ngày, khi đau ốm), những kiến thức về thai nghén, thai sản...

Những kiến thức về dinh dưỡng được Nữ Giới Chung giới thiệu

Chuyên mục “Cách nuôi con”, Nữ Giới Chung số 3, ngày 22-2-1918

Với chủ đề dạy con, cụ thể là con gái, bài “Nữ tử giáo dục”, tác giả đề cập đến những phương pháp dạy trẻ mới mà phần nào có ảnh hưởng từ phương Tây như: dùng điệu bộ để dạy trẻ khi chưa biết nói, dạy trẻ bằng đồ vật, màu sắc, đồ chơi khi trẻ tập nói hoặc khi trẻ lớn hơn, phải biết giải thích những hiện tượng xung quanh cho trẻ, rèn luyện tính thật thà, nghiêm khắc với trẻ...

Nữ Giới Chung bàn về cách dạy con gái

Ở chuyên mục “Gia chánh”, những đặc trưng của phương Tây, của Pháp lại càng đậm nét hơn, từ nguyên liệu chế biến như: sữa, trứng, bột mỳ, bơ...; phương thức chế biến, đến các món ăn như: súp cải khoai, thịt thỏ nấu marron (nấu hạt dẻ), Macaroni (mỳ ống), Sorbet (nước ép trái cây có đá), Gateau Savarin (bánh bông lan), làm fromage, trứng ô mơ lết (omelette), bánh bích quy (biscuit), cách làm bơ (beurre)...

Chuyên mục “Gia chánh” đăng trên báo Nữ Giới Chung, năm 1918

Chuyên mục “Học nghệ” đăng trên báo Nữ Giới Chung, năm 1918

Nữ Giới Chung rất chú trọng dạy cho người phụ nữ cách ứng xử trong gia đình: với chồng, cha mẹ chồng, gia đình chồng, với gia nhân, tôi tớ...; cách giao tiếp ngoài xã hội, từ nói năng, dáng điệu cử chỉ “sắc mặt luôn vui vẻ, lời nói phải cẩn thận, khi ngồi khi đứng, lúc ra lúc vô phải cho có lễ phép” [Nữ Giới Chung, số 13]. Bên cạnh đó, Nữ Giới Chung đề cao và cho rằng phụ nữ ta phải học theo cách giao tiếp lịch sự, văn minh của người Pháp.

Nữ Giới Chung dạy cho người phụ nữ cách ứng xử trong gia đình,
cách giao tiếp ngoài xã hội…

Bài “Cách ăn mặc của đờn bà nước ta”, Nữ Giới Chung số 7, ngày 22-3-1918

* Những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội

Xuất hiện liên tục trên những số đầu, mục “Mẹ con nói chuyện cách trí” - câu chuyện giữa hai nhân vật mẹ - con, Nữ Giới Chung đã bước đầu giải thích, phổ biến những kiến thức về vật lý, hóa học, địa lý, thiên văn hay sự phân cấp giàu - nghèo trong xã hội... cho người phụ nữ.

Mục “Du hý khoa học” với tranh vẽ minh họa trên báo Nữ Giới Chung

Tuy nhiên, việc giải thích mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản, ví dụ như: Hàn thử biểu được giải thích là “cái máy đo sức nóng sức lạnh” [Nữ Giới Chung, số 7] hay giải thích sự phân cấp giàu nghèo trong xã hội như “thuở trước ai cũng giàu chứ không có ai nghèo, song lẽ vì lòng tham lam mới sanh ra đánh đập, cướp giựt, rồi mấy kẻ yếu sức phải thua người mạnh, vậy mới có người nghèo giàu như ngày nay đây” [Nữ Giới Chung, số 17].

Nữ Giới Chung phổ biến nghề chụp hình

Ngoài ra, những nghề được coi như rất mới mẻ với người phụ nữ Việt Nam như: nghề chụp hình, làm đồ hộp, làm bia, làm xà bông... cũng được Nữ Giới Chung giới thiệu ở chuyên mục “Học nghệ”.

Tường Khanh

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4862

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Có một tấm lòng

Có một tấm lòng

  • 29/04/2018 00:00
  • 1673

Sáng sớm một ngày tháng Tư, đã nghe giọng dịu nhẹ của ông Bảy Bực: Chú Bảy nè, mẹ có khỏe không cháu? Cháu và các em cũng khỏe chứ? Bảy năm qua, từ khi về xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc tìm được hài cốt Cha tôi đến nay, cứ vào dịp Lễ-Tết, ông Bảy thường gọi điện ra hỏi thăm sức khỏe cả nhà. Năm Mậu Tuất (2018), tròn 50 năm Cha tôi hy sinh trên quê hương cụ Đồ Chiểu. Tôi lại như thấy trước mắt mình ngôi nhà và cái dáng cao cao của ông dẫn anh em tôi đi tìm lại dấu chân của Cha tôi và càng quý trọng tấm lòng cởi mở, chân tình của ông.