Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

30/08/2017 00:00 3123
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hiện đại Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xung thiên đó đã để lại cho chúng ta và hậu thế những bài học lớn, trong đó có những bài học đi cùng năm tháng. Trong khuôn khổ bài viết, tôi xin được tập trung vào 3 bài học lớn.

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hiện đại Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xung thiên đó đã để lại cho chúng ta và hậu thế những bài học lớn, trong đó có những bài học đi cùng năm tháng. Trong khuôn khổ bài viết, tôi xin được tập trung vào 3 bài học lớn.

Bài học thứ nhất: Nhanh chóng pháp lý hóa thành quả của cuộc cách mạng

Sau khi chính quyền về tay nhân dân trên cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, quá trình pháp lý hóa thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám được xúc tiến nhanh chóng và vững chắc qua ba bước.

Mở đầu quá trình đó là công bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Như ta biết, sau khi được tin Hà Nội giành được chính quyền, Hồ Chí Minh nhanh chóng về Hà Nội. Tại đây, trong căn phòng trên gác 2, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Người nhanh chóng soạn thảo Tuyên Ngôn Độc lập và xác định ngày ra mắt Chính phủ Lâm thời và công bố văn kiện quan trọng đó trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới. Chiều 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là bước đi đầu tiên, nhưng trên bình diện pháp lý, là bước đi cực kỳ quan trọng, quy định những bước đi tiếp theo.

1

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam DCCH, Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2-9-1945.

Bước thứ hai là tổ chức cuộc tổng tuyển cử trên cả nước bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cần kíp, trong đó có nhiệm vụ tổ chức cuộc tổng tuyển cử trên cả nước theo hình thức phổ thông đấu phiếu bầu Quốc hội để lập ra Chính phủ chính thức. Ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội khóa I. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên đã lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu.

2

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa I, ngày 6-1-1946.

Bước thứ ba, bước cuối cùng là thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, một Ban soạn thảo Hiến pháp đã được lập ra và nhanh chóng bắt tay soạn thảo. Tháng 11/1946, trong phiên họp thứ hai Quốc hội khóa I, Hiến pháp được thông qua.

3

Hiến pháp nước Việt Nam DCCH, năm 1946.

Trong bối cảnh bị phong tỏa và bao vây, việc pháp lý hóa nhanh chóngthành quả của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 bằng Tuyên ngôn Độc lập, bằng Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, lập Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến và thông qua Hiến pháp năm 1946 là thắng lợi to lớn để lại một bài học đi cùng năm tháng. Ta có thể thấy một nét bài học này trong việc nhanh chóng thống nhất non sông bằng Tổng tuyển cử trên cả nước bầu Quốc hội năm 1976.

PGS. TS Phạm Xanh

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4881

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Bài học về xây dựng và bảo vệ chính quyền sau Cách mạng tháng Tám 1945 (Phần 2 và hết)

Bài học về xây dựng và bảo vệ chính quyền sau Cách mạng tháng Tám 1945 (Phần 2 và hết)

  • 30/08/2017 00:00
  • 5585

Bài học thứ hai: Xây dựng một chính quyền dân chủ thực sự do dân và vì dân.