Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

15/06/2017 00:00 2314
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ được 91 đầu báo, tạp chí cách mạng Việt Nam xuất bản từ 1928 đến 1945, trong đó có nhiều tờ báo quý hiếm, độc đáo của Trung ương Đảng, các cấp bộ Đảng từ Bắc, Trung, Nam kỳ đến Khu ủy, Liên tỉnh ủy, tỉnh, huyện, chi bộ..., rồi các báo, tạp chí của các tổ chức quần chúng, đoàn thể như: mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên... do Đảng lãnh đạo

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ được 91 đầu báo, tạp chí cách mạng Việt Nam xuất bản từ 1928 đến 1945, trong đó có nhiều tờ báo quý hiếm, độc đáo của Trung ương Đảng, các cấp bộ Đảng từ Bắc, Trung, Nam kỳ đến Khu ủy, Liên tỉnh ủy, tỉnh, huyện, chi bộ..., rồi các báo, tạp chí của các tổ chức quần chúng, đoàn thể như: mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên... do Đảng lãnh đạo

Đây là vừa là nguồn sử liệu vô cùng quý giá, là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn ở trong và ngoài nước, là những di sản văn hóa vật thể của lịch sử dân tộc. Đây là một lợi thế riêng có, vượt trội của Bảo tàng Lịch sử quốc gia so với các cơ quan, trung tâm lưu trữ ở Việt Nam. Mỗi trang báo, số báo, sưu tập báo luôn được Bảo tàng lưu giữ, bảo quản cẩn trọng và phát huy giá trị, phục vụ công chúng tham quan.

1

Báo Lao Động, cơ quan của Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách, số 4, ra ngày 1-11-1929.

Với những giá trị quan trọng của Sưu tập báo chí cách mạng Việt Nam, trong những năm tới, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tiếp tục triển khai sưu tầm bổ sung một số báo chí từ các tổ chức, cơ quan lưu trữ, bảo tàng khác, từ các cá nhân, gia đình nhà nghiên cứu còn lưu giữ được; Tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm kê, bảo quản, tu sửa, phục chế những tờ báo bị xuống cấp; Tiếp tục bổ sung các bản ghi chép hiện vật còn thiếu, bổ sung thông tin cho nội dung lịch sử của báo như: thông tin về các nhân vật là người phụ trách báo, công tác biên tập báo, xuất bản, phát hành, về cách thức và địa điểm in báo....; Đảm bảo các điều kiện tuyệt đối, nghiêm ngặt trong công tác lưu giữ, bảo quản tại Kho Văn bản như: nhiệt độ, độ ẩm, phòng chống cháy, nổ... cũng như trong công tác phục vụ sưu tập này với những người có nhu cầu khai thác, nghiên cứu.

2

Báo Đỏ, cơ quan của tỉnh ủy Hà Nam, số 5, ra ngày 10-8-1931

3

Báo Rassemblement, số 1 (số đặc biệt), ra ngày 16-3-1937.
Báo do Xứ ủy Bắc kỳ chủ trương xuất bản.

Về công tác trưng bày - tuyên truyền, nghiên cứu, xuất bản:

- Với chất liệu bằng giấy, báo chí là loại hiện vật dễ bị ẩm mốc, hư hỏng, biến đổi màu sắc do thời tiết, môi trường không đảm bảo. Chính vì vậy, với những phần trưng bày thường xuyên, cố định, chỉ nên đưa ra trưng bày bản scanner từ báo gốc.

- Vào những dịp kỷ niệm lớn về báo chí Việt Nam nói chung hay báo chí cách mạng Việt Nam nói riêng, nên xây dựng các trưng bày chuyên đề, trong đó kết hợp ảnh tư liệu về công tác biên tập, in ấn, xuất bản và dụng cụ in ấn cũng như sưu tập báo gốc đưa ra trưng bày, giới thiệu đến công chúng tham quan.

4

Báo Le Travail, tuần báo xuất bản bằng tiếng Pháp tại Hà Nội,
năm 1936-1937.

5

Báo En Avan, số 11, ra 29-10-1937 – báo do đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) trực tiếp chỉ đạo.

6

Một trong những số báo Dân Chúng đang lưu giữ tại BTLSQG

- Cần xây dựng kế hoạch tư liệu hóa, số hóa toàn bộ sưu tập báo chí này nhằm phục vụ các đối tượng nghiên cứu. Hạn chế việc tiếp cận trực tiếp báo chí gốc (trừ những trường hợp đặc biệt) để duy trì tuổi thọ cho hiện vật.

- Mời các nhà nghiên cứu chuyên sâu, những nhân chứng như: nhà báo, cán bộ biên tập, phát hành, công nhân in.... đến giao lưu, trao đổi, nói chuyện về công tác làm báo, cách in báo chí cách mạng trước năm 1945.... để bổ sung thêm nguồn thông tin cho sưu tập.

7

Báo Cứu Quốc, cơ quan Trung ương của Tổng bộ Việt Minh,
số Xuân, ra ngày 10-2-1942

8

Báo Cờ Giải Phóng, cơ quan tuyên truyền cổ động của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, số 2, ra ngày 26-8-1943.

9

Họa bản báo Việt Nam Độc Lập, cơ quan của liên tỉnh bộ Cao-Bắc-Lạng, năm 1945.

- Tiếp tục lựa chọn, tập hợp để xuất bản những sưu tập báo lớn, có giá trị đang được lưu giữ tại Bảo tàng hoặc kết hợp với các cơ quan khác cùng thực hiện.

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu, xây dựng sưu tập báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).... để từng bước hình thành Bộ sưu tập Báo chí Cách mạng Việt Nam hoặc lớn hơn nữa là Bộ sưu tập Báo chí hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tường Khanh

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4862

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Về báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945 (Phần 1)

Về báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945 (Phần 1)

  • 14/06/2017 07:39
  • 2390

Trong cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc lâu dài, gian khổ, oanh liệt của cách mạng Việt Nam, báo chí được coi là một vũ khí cực kỳ quan trọng. Cách mạng đòi hỏi phải có báo chí cách mạng, sinh ra báo chí cách mạng và sử dụng báo chí cách mạng làm vũ khí chiến đấu, góp phần thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát triển và giành thắng lợi trọn vẹn.