Cuộc cách mạng Tháng Hai đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế Sa hoàng của dòng họ Romanov đã kéo dài hàng trăm năm tại Nga, nhưng cuộc cách mạng không triệt để biến tình hình nước Nga trở nên rối ren sau cách mạng. Sự tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ và một bên là Chính phủ lâm thời tư sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của các phần tử cơ hội đe dọa cướp mất thành quả cách mạng giành được bằng máu của giai cấp công nông trong các Xô viết. Đó là đảng thỏa hiệp Mensevich và Xã hội cách mạng.
Cuộc cách mạng Tháng Hai đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế Sa hoàng của dòng họ Romanov đã kéo dài hàng trăm năm tại Nga, nhưng cuộc cách mạng không triệt để biến tình hình nước Nga trở nên rối ren sau cách mạng. Sự tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ và một bên là Chính phủ lâm thời tư sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của các phần tử cơ hội đe dọa cướp mất thành quả cách mạng giành được bằng máu của giai cấp công nông trong các Xô viết. Đó là đảng thỏa hiệp Mensevich và Xã hội cách mạng.
Sự thỏa hiệp của Đảng Mensevich
Nhờ chiếm đa số trong Xô viết các đại biểu công nhân, binh sĩ tại Petrograd, Đảng thỏa hiệp Mensevich và Xã hội cách mạng đã thay đổi lập trường, quay sang ủng hộ Chính phủ lâm thời tư sản và chủ trương hợp tác với các đảng tư sản. Đây là hành động phản bội lại mong muốn của giai cấp công nhân, quần chúng lao động Nga.
Ngày 2-3-19, Chính phủ lâm thời tư sản tại Nga do Huân tước Lovrov được thành lập. Sự kiện này đã tạo ra cục diện chính trị đặc biệt tại Nga sau Cách mạng Tháng Hai. Chính phủ tư sản đại diện cho quyền lợi giai cấp tư sản và các Xô viết đại diện quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.
Sau Cách mạng Tháng Hai, hầu hết các vấn đề nhức nhối của xã hội Nga không được giải quyết. Các thành phần cấp tiến là đảng thỏa hiệp Mensevich và Xã hội cách mạng quay sang ủng hộ chính phủ tư sản lâm thời đã tạo ra làn sóng phản đối trong giai cấp công nông Nga. Ảnh: photochronograph.ru
Sau khi nắm chính quyền, chính quyền lâm thời tư sản không thực hiện bất kỳ chính sách nào giúp cải thiện tình hình rối ren của nước Nga. Mặt khác, giai cấp tư sản lại chủ trương tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất với khẩu hiệu: Chiến tranh tới toàn thắng. Giai cấp tư sản Nga mong muốn sử dụng chiến tranh để tiếp tục thu lợi và sử dụng cuộc chiến để tiêu hao lực lượng cách mạng và chấm dứt sự tồn tại của chính quyền song song. Đối với nông dân, bằng chính sách lừa dối với lý do chờ sự giải quyết của Quốc hội lập hiến, chính sách cai trị dưới thời Sa hoàng vẫn được áp dụng.
Trong khi đó, Đảng thỏa hiệp Mensevich và Xã hội cách mạng trong Xô viết chủ trương, chế độ Sa hoàng sụp đổ thì cách mạng đã thành công, mục đích của cách mạng đã đạt được và không cần thiết và cũng không thể nói tới sự phát triển của cách mạng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để che giấu luận điệu của mình, Đảng Mensevich sử dụng công thức: “Vì-cho-nên” để ủng hộ và bác bỏ mọi tư tưởng, hình thức lật đổ chính phủ tư sản nắm quyền.
Các đảng thỏa hiệp muốn tránh mọi xung đột với các đảng tư sản và chủ trương thỏa hiệp với các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Họ từ bỏ mọi yêu cầu căn bản của các cải cách quan trọng như: Xây dựng nhà nước mới, vấn đề ruộng đất với việc thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, chế độ ngày làm việc 8 giờ của công nhân. Về đối ngoại, họ chủ trương nguyên tắc “vệ quốc cách mạng” là cuộc chiến tranh với các nước thuộc phe Đức. Như thế, các Đảng Mensevich và Xã hội cách mạng đã công khai ủng hộ và trở thành chỗ dựa của Chính phủ lâm thời và giai cấp tư sản.
Với chính sách mị dân, sau Cách mạng tháng Hai, số lượng đảng viên và ảnh hưởng của các đảng thỏa hiệp đã tăng lên rõ rệt. Đảng Xã hội cách mạng có tới 800.000 người, Đảng Mensevich với 200.000 thành viên.
Sau Cách mạng Tháng Hai, Đảng Bonsevich cũng bắt đầu hoạt động công khai và lúc này chỉ có số lượng đảng viên ít ỏi khoảng hơn 24.000 thành viên. Bản thân trong nội bộ Đảng Bonsevich cũng có sự chia rẽ về định hướng phát triển và đường lối đấu tranh. Một số ủng hộ quan điểm của lãnh tụ V.I.Lenin, một số khác lại chủ trương “ủng hộ có điều kiện” Chính phủ lâm thời tư sản, gây áp lực, thậm chí mở những cuộc đàm phán hòa bình với Chính phủ lâm thời. Những quan điểm sai trái như thế có thể gây cho quần chúng ảo tưởng đối với Chính phủ lâm thời tư sản và vẫn để cho giai cấp tư sản nắm chính quyền trong nước...
Vấn đề này sau đó được giải quyết triệt để với Luận cương Tháng Tư và sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ V.I.Lenin.
Luận cương Tháng Tư định hướng đường lối đấu tranh của Đảng Bonsevich
Trên đường từ Thụy Sĩ trở về nước Nga, ngày 3-4-2017, V.I.Lenin bắt đầu phác thảo nội dung của Luận cương Tháng Tư nói về nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng. Bản phác thảo “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay” sau này nổi tiếng với tên gọi Luận cương Tháng Tư đã hoàn thành ngay trong đêm cùng ngày. Sự trở về của lãnh tụ V.I.Lenin được nhân dân Petrograd chào đón trọng thể. Ngay tại sân ga Phần Lan ở Petrograd, V.I.Lenin đã được đại diện Đảng Công nhân xã hội-dân chủ hay còn được gọi với tên gọi dân dã là Đảng Bonsevich trao thẻ đảng số 600.
Lãnh tụ V.I.Lenin trình bày bản Luận cương Tháng tư tại Cung điện Tavritchecky. Ảnh: RIA Novosti.
Trong bài phát biểu tại Cung điện Tavritchecky, trước Trung ương và Ban chấp hành Đảng Công nhân xã hội-dân chủ, những người tham gia Hội nghị toàn Nga của các Xô-viết đại biểu công nhân và binh sĩ, V.I. Lenin đã lên tiếng bác bỏ cái gọi là “sự hoàn thành của cách mạng dân chủ tư sản”. V.I.Lenin coi đó là luận điệu mị dân và tuyên bố đảng cần nhanh chóng thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Toàn bộ nội dung của Luận cương Tháng Tư được đăng trên báo “Sự thật” số 26 vào ngày 7-4-1917.
Trong Luận cương Tháng Tư, V.I.Lenin tin rằng các đảng tư sản Nga và sự thỏa hiệp với họ sẽ không thể nhanh chóng và triệt để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của nước Nga thời điểm đó như: Ruộng đất cho nông dân, hòa bình cho nhân dân, bánh mì cho công nhân, tự do cho các dân tộc bị áp bức và chấm dứt chiến tranh…
V.I.Lenin cũng chỉ rõ, khác với giai cấp tư sản Tây Âu đã trải qua thời gian dài phát triển lâu dài và tích lũy tư bản, trong khi đó giai cấp tư sản Nga còn non kém về chính trị. Đây chính là cơ hội cho cuộc cách mạng chuyển đổi hoàn hoàn từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong Luận cương Tháng Tư và được dựa trên những bằng chứng và căn cứ khoa học.
Luận cương đã lên án cuộc Thế chiến thứ nhất, cuộc chiến nước Nga đang tham gia là “một cuộc chiến tranh cướp bóc có tính chất đế quốc chủ nghĩa” và các nước tham chiến cần nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, thiết lập một nền ''hòa bình thật sự dân chủ''.
V.I.Lenin nhấn mạnh, vấn đề cơ bản của cách mạng là vấn đề chính quyền. Cần phải chấm dứt tình trạng hai chính quyền. Việc cần làm trước tiên là ''tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời tư sản'' và xóa bỏ nó. Chính quyền này còn tồn tại là nhờ ủng hộ của các Đảng Mensevich và Xã hội cách mạng trong các Xô viết, đặc biệt là tại Petrograd. Chính quyền mới sẽ tập trung toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết - chính quyền cho giai cấp vô sản và những tầng lớp nông dân nghèo.
Chế độ chính trị mới sẽ là chế độ Cộng hòa Xô viết đại biểu của công nhân và binh lính, chứ không phải trở lại chế độ cộng hòa đại nghị. Chính quyền mới do giai cấp công-nông lãnh đạo.
Với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay các Xô viết”, cuộc cách mạng sẽ trải qua hai bước: Xóa bỏ Chính phủ lâm thời tư sản, tập trung quyền lực về tay các Xô viết; cuộc đấu tranh trong nội bộ các Xô viết - giữa những người Bonsevich và các phần tử thỏa hiệp của Đảng Mensevich và Xã hội cách mạng bằng phương pháp hòa bình với thắng lợi cuối cùng thuộc về quần chúng lao động và người Bonsevich. Khẳng định về chiến thắng thuộc về tay công nông, V.I.Lenin viết: ''Vũ khí nằm trong tay nhân dân, không có một bạo lực nào từ bên ngoài áp chế nhân dân cả, thực chất của tình hình là như thế. Tình hình đó đã mở ra và đảm bảo cho sự phát triển hòa bình của toàn bộ cuộc cách mạng. Cách mạng phát triển một cách hòa bình là một khả năng rất hiếm, rất quý báu, phải tận dụng nó”. V.I.Lenin lưu ý Đảng Bonsevich và quần chúng lao động cần chuẩn bị lực lượng sẵn sàng, khi thời cơ chín muồi sẽ thực hiện các bước cách mạng.
Về kinh tế, Luận cương Tháng Tư chỉ rõ: Tịch thu không bồi thường ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa và giao cho các Xô viết nông dân quản lý; hợp nhất ngay tất cả các ngân hàng trong nước thành một ngân hàng quốc gia duy nhất dưới sự kiểm soát của các Xô viết; thực hiện việc kiểm soát của các Xô viết đối với sản xuất xã hội và phân phối sản phẩm. Đây là những mong mỏi của giai cấp công nông bấy lâu này đã không được hiện thực trong cuộc Cách mạng Tháng Hai.
Về đối ngoại, V.I.Lenin cho rằng bước ngoặt ở nước Nga sẽ lôi cuốn hàng loạt cuộc cách mạng xã hội ở các nước phát triển phương Tây và sự ủng hộ từ các cuộc cách mạng đó sẽ cho phép khẳng định chủ nghĩa xã hội ở Nga. Hàng loạt các sự kiện cách mạng sôi nổi ở các nước Tây Âu sau Thế chiến thứ nhất đã khẳng định những dự đoán đúng đắn của Lênin.
Về xây dựng Đảng, Luận cương đề nghị đổi tên thành Đảng Cộng sản và thành lập một Quốc tế cách mạng mới của giai cấp công nhân.
Hội nghị toàn quốc Đảng Bonsevich diễn ra cuối tháng 4-1917 đã tán thành Luận cương Tháng Tư của V.I.Lênin và coi đó là đường lối của toàn đảng để tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phong trào đấu tranh cách mạng tại Nga có những bước chuyển biến lớn về cả lượng và chất kể từ thời điểm đó.
TUẤN SƠN (tổng hợp)