Thứ Ba, 22/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

05/11/2017 00:00 2633
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 5-6-1911 Hồ Chí Minh (khi đó mang tên Văn Ba-Nguyễn Tất Thành) rời bến cảng Sài Gòn hướng tới nước Pháp đang thu hút tâm trí Người bởi lý tưởng cao đẹp Tự do - Bình đẳng - Bác ái của cuộc cách mạng 1789. Đến Pháp, do việc mở rộng tầm hiểu biết thôi thúc, Người tìm mọi cơ hội để có thể tiếp cận với nhiều nền văn minh khác nhau trên trái đất. Trong những năm 1911-1917, bàn chân Người đã in dấu trên 20 nước thuộc nhiều châu lục.

Ngày 5-6-1911 Hồ Chí Minh (khi đó mang tên Văn Ba-Nguyễn Tất Thành) rời bến cảng Sài Gòn hướng tới nước Pháp đang thu hút tâm trí Người bởi lý tưởng cao đẹp Tự do - Bình đẳng - Bác ái của cuộc cách mạng 1789. Đến Pháp, do việc mở rộng tầm hiểu biết thôi thúc, Người tìm mọi cơ hội để có thể tiếp cận với nhiều nền văn minh khác nhau trên trái đất. Trong những năm 1911-1917, bàn chân Người đã in dấu trên 20 nước thuộc nhiều châu lục.

Trong những chuyến đi vừa kiếm sống, vừa chiêm nghiệm cuộc sống của nhiều dân tộc khác nhau, Người đã phân chia nhân loại theo cách nhìn mang đậm chất nhân văn: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bị bóc lột và giống người bóc lột”(1). Nếu như chủ nghĩa yêu nước thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước thì những chuyến vòng quanh thế giới đã nâng chủ nghĩa yêu nước thành tình hữu ái nhân loại, và vươn tới chủ nghĩa quốc tế. Bởi thế, Người đã giành phần lớn, không muốn nói là cả cuộc đời, cho cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ sự phân chia vô nhân đạo con người trên trái đất này.

1

Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) sang Pháp, ngày 5-6-1911 (tranh: Bùi Quang Ngọc)

Với hành trang đã được chuẩn bị chu đáo đó, Người trở lại nước Pháp, địa chỉ mà Người muốn tới, đúng vào lúc thế giới đang trải qua những chuyển biến lớn lao. Cách mạng tháng Mười Nga thành công – chủ nghĩa cộng sản từ trong sách vở đã bước vào hiện thực sinh động, rồi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất kết thúc. Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và tham gia tích cực vào quá trình cách mạng hoá chính đảng này. Cho đến tháng 7/1920, sau khi đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin, trong tư tưởng Người đã dứt khoát lựa chọn giá trị cho mình và cho dân tộc mình. Sau này, Người nhớ lại: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” (2). Vậy là, từ đó trong tâm tưởng Người, Lênin là người thầy vĩ đại đã chỉ ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức, con đường cách mạng, khác xa chủ trương nhân đạo hoá chính sách thực dân của Đảng Xã hội Pháp mà Người đã từng dấn thân. Cũng từ đó, Người tìm đọc những tác phẩm, những tài liệu liên quan tới Lênin, Quốc tế Cộng sản và nước Nga Xô Viết. Người rất tâm đắc với 21 điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản mà Lênin đưa ra, đặc biệt là điều kiện thứ 8 liên quan trực tiếp tới những gì mà Người đang quan tâm: “Về vấn đề thuộc địa và dân tộc bị áp bức thì các đảng ở các nước của giai cấp tư sản có thuộc địa và áp bức các dân tộc khác, phải có một đường lối đặc biệt rõ ràng minh bạch. Đảng nào muốn gia nhập Quốc tế III đều buộc phải thẳng tay vạch mặt những thủ đoạn xảo trá của bọn đế quốc nước mình ở các thuộc địa, ủng hộ bằng thực tế chứ không phải bằng lời nói, mọi phong trào giải phóng ở thuộc địa, đòi hỏi phải trục xuất bọn đế quốc nước mình ra khỏi các thuộc địa ấy, gây trong công nhân nước mình thái độ anh em chân thành với nhân dân lao động các nước thuộc địa và các dân tộc bị áp bức và tiến hành tuyên truyền có hệ thống trong quân đội nước mình chống lại sự áp bức các dân tộc thuộc địa”. Điều đó góp phần củng cố niềm tin vào Lênin, làm cho Người vững bước trên con đường đã định, dẫn Người đến một quyết định sáng suốt về mặt tổ chức tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp – bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Bắt đầu từ đó, Người chiến đấu không biết mệt mỏi để thực hiện ý tưởng cao đẹp của Lênin.

2

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12-1920.

Tại Đại hội Bacu (3), V.I. Lênin là người đề xướng tư tưởng đoàn kết giai cấp vô sản với các dân tộc bị áp bức bằng khẩu hiệu chiến đấu vang dội: “Giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Hồ Chí Minh đã chứng minh khả năng và tính hiện thực của tư tưởng đó trong hoạt động cách mạng của mình bằng việc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Paris (4). Đó là tổ chức chính trị như là mặt trận sơ khai của các dân tộc bị áp bức chống lại chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân đế quốc và cùng với giai cấp vô sản phương Tây chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản. Hồ Chí Minh cùng những người bạn chiến đấu của mình xuất bản tờ báo Le Paria, lấy các dân tộc thuộc địa làm đối tượng bênh vực quyền lợi của họ, tuyên truyền giác ngộ tư tưởng cho họ và cuối cùng là kêu gọi họ đứng dậy làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Le Paria ra số 1, ngày 1/4/1922 với lời kêu gọi vang dội: “Le Paria tố cáo những sự lạm quyền về chính trị, lối cai trị độc đoán, tình trạng bị bóc lột về kinh tế mà nhân dân các vùng lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại đang là nạn nhân. Báo kêu gọi họ đoàn kết lại, đấu tranh cho tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ. Báo kêu gọi họ, tổ chức họ nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi các lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và bác ái”. Đó cũng là những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh theo hướng đưa những tư tưởng lớn của Lênin vào cuộc sống nhân loại. Những hoạt động có tiếng vang trong lĩnh vực thuộc địa đã đưa Người tới cuộc gặp gỡ với Manuinxki, đại diện của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp họp tại Paris. Cuộc gặp gỡ đó đã tạo dựng một nhịp cầu đưa Người đến đất nước Lênin mà từ lâu Người ấp ủ được đặt chân tới. Tháng 7-1923, Người đã có mặt ở nước Nga, nhưng Người không được gặp vị lãnh tụ đầy hấp dẫn vì Lênin đang ốm nặng và sau đó qua đời. Người đau đớn chịu tang chung với nhân loại tiến bộ. Sau khi Lênin mất ba hôm, từ Matxcơva, trong một văn kiện quan trọng đề ngày 27/1/1924, Người đã thông báo cho nhân dân ta:

“ Vừa 5 năm qua, ở kinh đô nước Nga là một nước thật là dân chủ (ở trần gian chưa bao giờ có nước như thế) có lập một Hội để hợp tất cả bao nhiêu người làm ăn. Hội ấy gọi là Quốc tế Cộng sản. Nhờ mấy người cầm đầu anh hùng, Hội ấy bây giờ mạnh lắm, giúp hàng triệu, hàng muôn mấy người làm ăn ngũ phương, nhất là nông dân khốn khổ thuộc về thuộc địa như An Nam ta vậy. Hội mới mất ông Lênin làm chủ can đảm, khôn ngoan và rất tử tế. Nhưng mà Hội vẫn cứ chắc thế nào cũng cứ đi đến nơi”(5).

PGS.TS Phạm Xanh

Chú thích:

1.Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 1, NXB Sự thật, H, 1980, tr 212.

2.Hồ Chí Minh. Tuyển Tập, tập 1, tr 175.

3.Đại hội họp từ 1 đến 7/9/1921 tại Bacu, thủ đô Adécbaidan với sự hiện diện của 1.891 đại biểu của 37 dân tộc phương Đông. Đại hội nhằm biểu dương và tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc phương Đông với giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản Nga trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

4.Sau này khi về Quảng Châu (Trung Quốc) công tác, Hồ Chí Minh đã cùng với những người cách tả trong Quốc dân Đảng Trung Hoa lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông cùng mục đích đó.

5.Tài liệu này được viết bằng tiếng Việt ở Mátxcơva và được gửi về in tại nhà in báo L’Humanite, rồi được bí mật gửi về Việt Nam và mật thám Pháp tịch thu được 1.815 bản. Tờ báo Courrier d’Haiphong (Tin tức Hải Phòng) nhận được một bản và liền cho dịch và đăng trên số báo ra ngày 9/8/1924. Tài liệu này hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 5532

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Cách mạng tháng Mười Nga và V.I. Lênin trong tâm tưởng Hồ Chí Minh (Phần 2 và hết)

Cách mạng tháng Mười Nga và V.I. Lênin trong tâm tưởng Hồ Chí Minh (Phần 2 và hết)

  • 05/11/2017 00:00
  • 1918

Cùng ngày hôm đó, trên tờ Sự Thật của Đảng Cộng sản Nga, Người viết về V.I.Lênin với những dòng đầy xúc động: “Từ những người nông dân Việt nam đến người dân săn bắn trong các cánh rừng Đahômây, cũng đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nước mình mà không cần tới bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng nghe nói rằng nước đó là nước Nga, rằng có những người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lênin... Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay Người là ngôi sao sáng dẫn đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”