Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

26/01/2014 21:47 3119
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Hiệp định Paris bốn bên về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, điều đó đồng nghĩa với việc Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam. Đã 41 năm trôi qua nhưng hiệu lực của bản hiệp định vẫn còn nguyên giá trị đối với các bên tham gia.

Từ nửa cuối năm 1964, những thất bại liên tiếp của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường Miền Nam, đặt chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Hoa Kỳ trước nguy cơ thất bại. Điều này được thể hiện trong nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara “tình hình chính trị và quân sự (của chế độ Sài Gòn) ở Nam Việt Nam xấu đi nhanh chóng … Nam Việt Nam dường như đứng bên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn”. Mặc dù tiên lượng được khả năng thất bại, tuy nhiên Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn vẫn không ngồi vào vòng đàm phán ngay mà còn tiến hành leo thang quân sự, mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc Việt Nam và ba nước Đông Dương, với mong muốn tìm kiếm một thắng lợi quân sự nhằm làm tạo thế trong cuộc chiến. Tuy nhiên sau thất bại trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Mĩ đã tuyên bố ngừng ném bom từ Ninh Bình trở ra và ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Paris. Cuộc đàm phán giữa đoàn đại biểu Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu ngày 13/5/1968 tại Paris, đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Việt Nam, đọ sức trên mặt trận ngoại giao, mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm.

Từ phiên họp đầu tiên đến khi đạt được dự thảo hiệp định Paris về Việt Nam (10/1972), Hội nghị 4 bên ở Paris đã trải qua tất cả 202 phiên họp chung công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm 9 tháng (từ 13/5/1968 đến 27/1/1973). Lập trường bốn bên, mà thực chất là của hai bên Việt Nam - Hoa kỳ rất khác xa, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt đôi lúc dường như đi vào bế tắc.

Đầu tháng 10/1972, phái đoàn Mĩ đến Pari để nối lại cuộc đàm phán đã bị gián đoạn từ tháng 3/1972. Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện Mĩ ngày 8/10/1972 tại Pari, ta đưa ra dự thảo hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Ngay 17/10/1972, Văn kiện Hiệp định được hoàn tất cả hai bên đã thỏa thuận đến ngày 31/10/1972 sẽ ký chính thức. Trước khi ký, ngày 22/10/1972 Tổng thống Ních Xơn tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nhưng thỏa thuận xong Mĩ lại dây dưa, yêu cầu thay đổi một số điều khoản không có lợi cho Mĩ và không được chấp nhận. Để gây áp lực buộc chúng ta chấp nhận Mĩ đã tiến hành cuộc tập kích bằng máy chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, nhưng đã thất bại hoàn toàn.

Sau khi chấm dứt hoàn toàn cuộc ném bom bắn phá miền Bắc, Mĩ cử đại diện sang Paris nối lại đàm phán. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Việt Nam được ký tắt ngày 21/1/1973 giữa đại diện hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ. Lễ kí chính thức giữa bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa), tại trung tâm quốc tế Clebe, Paris.

Nội dung bản hiệp định ghi rõ:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân các nước thân Mĩ, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Các bên để nhân dân miền Nam Việt Nam tự quết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Như vậy cùng với việc ký vào bản hiệp định, cũng đồng nghĩa với việc Mĩ đã chấp nhận thất bại, đồng thời xác lập quyền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam nói chung và ngành ngoại giao nói riêng. Với hiệp định này, chúng ta đã thực hiện được 1 nửa ước nguyện “đánh cho Mĩ cút” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thu Nhuần (tổng hợp)

Nguồn:

  1. Cục văn thư lưu trữ nhà nước Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, “Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” NXB Chính trị Quốc gia, tập 1-2, 2012.
  2. Lê Mẫu Hãn, “Đại cương lịch sử Việt Nam”, NXB Giáo dục, tập 3, 2007.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4809

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

30-1 đến 23-3-1971: Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ - ngụy (Phần 1)

30-1 đến 23-3-1971: Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ - ngụy (Phần 1)

  • 24/01/2014 09:15
  • 9203

Sau khi buộc phải chấm dứt ném bom miền Bắc, Mỹ đã nỗ lực tập trung lực lượng không quân chiến thuật của Hạm đội 7, không quân chiến lược B.52, nhằm đánh phá đường hành lang, vận chuyển chiến lược của ta. Mặc dù đã làm cản trở trong việc tiếp tế và phá được một số kho tàng của ta, nhưng ý đồ của Mỹ vẫn không thực hiện một cách triệt để.