Thứ Bảy, 05/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/03/2013 16:46 45025
Điểm: 4.17/5 (6 đánh giá)
Thời kỳ 1925 – 1929 là thời kỳ chuyển biến của phong trào cách mạng Việt Nam. Những năm đó cũng xuất hiện nhiều tổ chức và khuynh hướng chính trị khác nhau.

Nhất là năm 1928 – 1929, phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam dâng lên mạnh mẽ và có ý thức chính trị vô sản rõ rệt. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, những người tiên tiến trong hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã sớm nhận thức ra nhu cầu bức thiết phải thành lập Đảng Cộng sản mới có thể đưa phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên.

Tháng 3 năm 1929, những người tích cực trong Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội để thành lập chi bộ đảng cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Ảnh: Số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội, nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, năm 1929 (Ảnh tư liệu, Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Chi bộ này gồm 8 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân. Chi bộ bầu ra đồng chí Nguyễn Văn Cung (bí danh Quốc Anh) làm bí thư. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc vì có công tác đột xuất nên vắng mặt nhưng vẫn được công nhận là thành viên chính thức.

Ảnh: Đồng chí Ngô Gia Tự (1908-1935), một trong các hội viên của Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (Ảnh tư liệu, Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Chi bộ thảo luận và thống nhất nhận định về phong trào của giai cấp công nhân và tổ chức đảng nhằm xác lập dần dần quyền lãnh đạo thật sự của giai cấp vô sản Việt Nam, một nhân tố quyết định thành công triệt để của cách mạng. Chi bộ khẳng định việc lập tổ chức cộng sản này chỉ là hạt nhân để xây dựng Đảng Cộng sản sau này, xác nhận rằng vai trò của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên trước đây là cần thiết, nhưng đến giờ không còn đủ sức lãnh đạo phong trào nữa, do đó cần giải thể và thành lập một chính đảng duy nhất của giai cấp vô sản, đó là Đảng Cộng sản. Chi bộ đề ra nhiệm vụ:

- Tổ chức cộng sản này phải giữ bí mật để phát triển thêm những đồng chí cộng sản, thành lập các tổ chức và các chi bộ khác ở các tỉnh.

- Vận động các đại biểu địa phương bầu người trong tổ chức cộng sản đầu tiên làm đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc.

- Nắm chắc Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ, hướng họ vô sản hóa để phát triển tổ chức công hội, nông hội, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và lãnh đạo các cuộc đấu tranh.

Ảnh: Đồng chí Trần Văn Cung (1906-1977), Bí thư chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (Ảnh tư liệu, Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Ngày 28 - 3 - 1929, Đại hội Kỳ bộ Bắc Kỳ dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Cộng sản đầu tiên đã nhất trí chủ trương thành lập Đảng Cộng sản.

Sự kiện chi bộ cộng sản thành lập ở Bắc Kỳ tháng 3 – 1929 là một thắng lợi đầu tiên về mặt tổ chức của xu hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam đang mạnh mẽ vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng. Nó là cơ sở cho sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng sau này.

Chính - Huệ (tổng hợp)

baotanglichsuquocgia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4862

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975)

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975)

  • 22/03/2013 11:32
  • 20327

Sau khi mất Tây Nguyên, thế phòng thủ chiến lược của địch bị rung chuyển nghiêm trọng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng lấy tên là "Mặt trận 475".