Thứ Tư, 09/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

16/03/2013 21:21 4912
Điểm: 3.5/5 (2 đánh giá)
Chiến dịch phản công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (GPMNVN) phối hợp với lực lượng cách mạng Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở khu vực Đường 9 - Nam Lào (trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và tỉnh Xa-va-na-khẹt của Lào).

Pháo binh tiến vào Khe Sanh

Ngay từ đầu, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã đự kiến chiến dịch diễn ra với 3 bước. Bước 1: ta sẽ chặn đứng địch tại Bản Đông để cơ động lực lượng tập trung mục tiêu chủ yếu của chiến dịch. Bước 2: tùy kết quả bước 1, tiến hành tập trung lực lượng tiêu diệt lực lượng hành quân chủ yếu của địch. Bước 3: phát triển tiến công theo hướng Quảng trị truy kích địch rút chạy. Và đúng như ta dự kiến, chiến dịch đã diễn ra ba đợt:

Đợt 1 (từ ngày 31-1 đến ngày 7-2-1971). Địch tiến hành nghi binh, điều động lực lượng, chuẩn bị tiến công. Ta triển khai thế trận chiến dịch, đánh nhỏ để tiêu hao, làm chậm bước tiến của địch. Ngày 30-1 đến ngày 6-2-1971, quân địch bằng đường không và đường bộ đã đưa 22 tiểu đoàn lính dù, lính thủy đánh bộ và 7 tiểu đoàn pháo từ Sài Gòn qua Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên và ra Đông Hà, Ái Tử, Khe Sanh. Trong đợt này vừa hành quân thần tốc, chúng còn kết hợp nghi binh hòng đánh lừa ta bằng cách: ngày 2-2, chúng cho một lữ đoàn lính thủy đánh bộ đánh nghi binh ở phía Đông Đông Hà và phía Bắc Cửa Tùng. Bên ta chuẩn bị cả 2 tình huống đối phó, nên đến ngày 7-2-1971, khi địch triển khai xong toàn bộ lực lượng trên các khu vực bàn đạp cũng là lúc các sư đoàn chủ lực thuộc Binh đoàn 70 và lực lượng vũ trang Mặt trận đường 9 – Bắc Quảng Trị đã hoàn tất mọi mặt chuẩn bị cho chiến dịch và sẵn sàng chiến đấu.

Bộ đội hành quân vào Khe Sanh

Đợt 2 (từ ngày 8-2 đến ngày 11-2-1971) chủ yếu là hành quân, tập kết lực lượng đến các vị trí mục tiêu. Địch tiến quân bằng ba cánh, kết hợp với đổ bộ đường không đánh chiếm Bản Đông và một số điểm cao ở nam, bắc Đường 9. hàng chục trận địa pháo với hàng trăm khẩu pháo từ 105mm đến 175mm bố trí dọc biên giới Việt – Lào (dài 30km); hàng chục tốp máy bay phản lực các loại đồng loạt đánh phá dữ dội các mục tiêu dọc hai bên đường 9 Nam Lào, mở màn cho cuộc tấn công quy mô Lam Sơn 719. Với sự chi viện tối đa về hỏa lực và sự yểm trợ của 1 lữ đoàn bộ binh, 7 trung đoàn bộ binh, lính dù và thiết giáp quân ngụy Sài Gòn chia thành 3 cánh vượt biên giới Việt – Lào. Chúng đã chiếm lĩnh hầu hết các điểm cao hai bên Nam Bắc đường số 9, thiết lập bình phong bảo vệ đội hình hành quân chủ yếu tại khu vực Bản Đông, đúng như ta dự kiến. Về phía ta: Ta chặn đánh địch trên toàn khu vực. Trên hướng chủ yếu, trong 2 ngày 8 và 9- 2-1971, ta chặn đánh địch quyết liệt ở khu vực từ Huội San đến Bản Đông bao gồm lữ đoàn dù 1 và thiết đoàn 17 quân đội Sài Gòn hành quân bằng trực thăng và xe cơ giới. Ta bắn rơi và bắn cháy nhiều máy bay, xe thiết giáp các loại của địch.Trên hướng đường số 9, ta tập trung bẻ gãy cánh quân phía bắc Đường 9. Ngày 12 và 13-2-1971, Trung đoàn 24 tấn công đường số 9, cắt đứt một số đoạn hiểm yếu từ tây Lao Bảo đến đông Bản Đông, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch và hàng chục xe quân sự. Tại khu vực phía Bắc đường 9, ta phản công mãnh liệt tại các điểm cao 655, điểm cao 543, 316, 500, bắn rơi 14 máy bay lên thẳng chở quân, loại khỏi vòng chiến đấu 20 tên địch. Tại khu vực hướng đông đường số 9; Đoàn đặc công 126 bộ đội hải quân đánh 4 trận, diệt 6 tàu LST của địch, phá hủy 2000 tấn hàng hóa quân sự. Các trận địa pháo của ta bố trí tại khu vực này nã hàng trăm quả đạn cối các loại vào các căn cứ của địch gây cho chúng nhiều tổn thất to lớn. Như vậy là ở cả 3 hướng tiến công của địch trên đường số 9 đều bị ta chặn đánh quyết liệt. Phát huy thắng lợi, từ ngày 16-2 đến ngày 7-2-1971; ta quyết định chọn khu vực bắc đường 9 làm hướng phản công chủ yếu, điểm cao 500 làm mục tiêu then chốt và điểm cao 543 là mục tiêu đặc biệt quan trọng. Quân ta tấn công tổng lực, chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt và cuối cùng, ta đã làm chủ những cứ điểm này. Ngày 8-3-1971, quân ta trên các hướng đồng loạt phản công địch, đập tan mọi cố gắng của địch tiến lên Sê Pôn, buộc chúng phải co về phòng ngự. Hơn 40.000 quân ngụy tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 rơi vào tình thế khốn đốn. Nhiều khu vực từ Lao Bảo đến Sê Pôn, các đơn vị địch đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.

Chiếm lĩnh một cứ điểm Đường 9

Đợt 3 (từ ngày 13-3 đến ngày 23-3-1971), toàn bộ lực lượng của ta tham gia chiến dịch được lệnh gấp rút chuyển từ thế phản công sang thế tiến công trên toàn tuyến.Ta tiếp tục tiến công tiêu diệt địch ở phía nam Đường 9, tập trung lực lượng vây ép Bản Đông. Bị uy hiếp tiêu hao lớn, địch bỏ xe, pháo luồn rừng rút chạy. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 18-3, quân địch buộc phải tháo chạy khỏi Bản Đông, ta truy kích tiêu diệt thêm một số. Ngày 20-3, khu vực Bản Đông được hoàn toàn giải phóng. Sau khi giải phóng Bản Đông và đánh địch rút chạy, ngày 23-3-1972, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định kết thúc chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào thắng lợi rực rỡ; cuộc hành quân Lam Sơn 719 của địch thất bại thảm hại. Kết quả: sau gần 50 ngày đêm liên tục phản công và tiến công, ta đã đánh thiệt hại nặng 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 thiết đoàn xe tăng, thiết giáp; loại khỏi vòng chiến đấu hơn 21.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 556 máy bay, 528 xe tăng, xe bạc thép, 24 khẩu pháo, bắn rơi 52 máy bay và nhiều phương tiện khí tài quân sự khác của địch.

Ba tướng Ngụy bị bắt tại Đường 9

Minh Vượng (tổng hợp)

Phần 3 : Ý nghĩa chiến thắng Đường 9- Nam Lào

baotanglichsuquocgia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4873

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Kế hoạch Na-va và chiến cục Đông Xuân 1953-1954

Kế hoạch Na-va và chiến cục Đông Xuân 1953-1954

  • 15/03/2013 17:17
  • 29592

Sau gần tám năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1953), thực dân Pháp đã phải chịu những tổn thất rất nặng nề: khoảng 90.000 quân bị loại khỏi vòng chiến đấu, không kể hàng chục vạn quân viễn chinh đang bị giam chân trên chiến trường Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam; tiêu tốn khoảng hơn 2000 tỷ frăng.