Từ ngày 20-2-1966, ta tổ chức hoạt động đánh phá giao thông trên quốc lộ 1 để kéo địch ra ngoài. Từ ngày 4-3 đến 5-3-1966, ta tập trung đánh địch ở điểm cao 62.
Trước đó, trong 14 ngày đầu của chiến dịch từ 30-02-1966 đến 02- 03- 1966, tiểu đoàn 33 thực hiện các trận đánh khơi ngòi tiêu diệt 1 trung đội biệt kích của địch trên quốc lộ 1 (đoạn Thế lợi - Duyên Phước), kéo địch ra theo ý định và diệt 134 tên địch. Địch nghi ta tập trung phía Tây Sơn Tịnh. Ngày 03-3-1966, 1 tiểu đoàn cộng hòa có 11 xe bọc thép càn quét thăm dò hướng quốc lộ 1. Ngày 04-03-1966, địch cho máy bay ném bom Gò Cát - Sườn phía tây đồi 62. Khói bom chưa tan, bầu trời Sơn Tịnh đã đen ngòm những con quạ sắt, 20 chiếc máy bay trực thăng chở đầy quân Mĩ từ căn cứ Chu Lai xé gió bay đến ồ ạt đổ quân xuống Gò Cát cách đồi 62 tám trăm mét. Khả năng địch càn lớn đã xuất hiện. Đồng chí Phan Viên trung đoàn trưởng 21, hôi ý chớp nhoáng với chính ủy Nguyễn Tiến và lệnh cho tiểu đoàn 21, cắt một bộ phận vận động lên chiếm đồi 62, giữ địa hình có lợi cho ta trước khi quân Mĩ tới. Đồng thời giao nhiệm vụ xác lập tình huống xử trí cho cả 3 tiểu đoàn: Trường hợp quân Mĩ chiếm đồi 62 trước thì tiểu đoàn 22 sẽ vận động tấn công theo hướng chủ yếu từ đông bắc lên, tiểu đoàn 33 đánh từ hướng thứ yếu lên chiếm cho được đồi 62, và tiểu đoàn 121 làm lực lượng dự bị sẵn sàng cơ động đánh địch, bảo đảm cho tiểu đoàn 22 và tiểu đoàn 33 chiến đấu tốt. Ban chỉ huy trung đoàn 21 giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn vừa xong, đồng hồ cũng vưa chỉ đúng 8 giờ 30 phút. Bầu trời Sơn Tịnh tiếp tục rung chuyển trong tiếng bom, tiếng pháo, không gian như dồn nén lại, đất đá vỡ tung, cây cối cháy trụi, đồng xanh nhà ngói đó tươi phút chốc bị lở lói nham nhở! Tiếng máy bay gàm rú ghê người. Bọn Mĩ từ Gò Cát đã phát triển lên chiếm một phần phía tây mỏm đồi 62, thiết lập trận địa. Cùng lúc đó, 10 chiếc trực thăng chở đầy quân đổ xuống mỏm phía tây đồi 62, nơi bọn Mĩ từ Gò Cát lên chiếm giữ. Tính cả 2 lần bọn Mĩ đô quân xuống đồi 62, chúng có mặt tại đây 3 đại đội của tiểu đoàn 1, trung đoàn 5, sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mĩ đóng ở Chu Lai. Bọn Mĩ từ tốp máy tay thứ 2 chưa đặt chân xuống đất, đã bị đại đội 17 cao xạ của trung đoàn 21 quân giải phóng bắn rơi 2 chiếc phản lực và 1 trực thăng chở đầy lính Mĩ. Bọn Mĩ trên đồi 62 phát hiện trận địa cao xạ của đại đội 17 chúng liền phát triển snag bên cánh trái đánh qua. Chúng gặp 2 tiểu đội bảo vệ trận địa cao xạ của ta nổ súng. Một số tên chết, bọn sống sót lùi lại. Khẩu thượng liên của đại đội 17 hạ nòng dập tắt hỏa điểm đại liên của chúng, ngăn chặn được bước tiến của mũi quân Mĩ hướng này.

Sơn Tịnh ngày nay
Trên hướng chủ yếu, đại đội 6 của tiểu đoàn 22 tấn công lên, bị bom pháo và đạn thắng của quân Mĩ từ đồi 62 làm thương vong nặng. Đại đội 6 chỉ còn 8 đồng chí. Trận đánh mới mở màn, nhưng đã vô cùng ác liệt. Gần một trung đội Mĩ đã bị diệt, 8 chiến sĩ còn lại của đại đội 6 không phát triển lên, mà dùng AK và lựu đạn đánh gần, giữ vững phần đồi 62 đã chiếm. Thấy đại đội 6 thương vong, đại đội 5 của tiểu đoàn 22 chia thành 2 mũi: Trung đội 1, do đại đội trưởng chỉ huy, trung đoàn 2 do trung đội trưởng chỉ huy, dũng mãnh tiến lên dươi làn hỏa lực của chính trị viên trưởng đại đội 5 yểm trợ, chi viện. 11 giờ trưa, quân Mĩ núng thế dồn lại, gọi pháo bắn cấp tập vào hướng tấn công của đại đội 5. Đại đội 5 lùi lại tránh pháo trong các công sự. Sau đợt pháo, đại đội 5 tiến hành xung phong đợt 2, chiếm được mỏm đồi phía bắc gom quân Mĩ lại giữa đồi 62. Được khẩu đội cối 82 chi viện, đại đội 5 tiếp tục tấn công đợt 3. Đẩy quân Mĩ lên sát phía tây khu đồi, chiếm 2/3 sườn đồi 62, giữ vững trận địa. ở hướng thứ yếu, tiểu đoàn 33, cho 23 đại đội 10 và 11 theo hướng đông nam tấn công lên. Trận đánh chỉ dừng lại khi trời tối hẳn. Bọn pháo binh tăng cường pháo kích, bọn máy bay C47 bay vòng thả trái sáng cho bọn trực thăng cẩu công sự lên cho đồng bọn trên chóp đồi 62 phòng ngự và bắn đại liên xuống những nơi chúng nghi có quân giải phóng. Cứ như vậy, bọn giặc trời giãn ra, lập tức trận địa pháo Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tịnh chấu nòng bắn cấp tập vào khu chiến suốt đêm.
Tính ra trong ngày 04-3-1966, các tiểu đoàn 22, 23 của trung đoàn 21 đã đánh lui 10 đợt tấn công của quân Mĩ, diệt tại chỗ 157 tên, bắn rơi 1 máy bay trực thăng và 2 máy bay phản lực. bọn lính Mĩ chết tận nằm phoi xác trên đồi 62 đang được đồng bọn sống sót gom lại chơ tới sáng để bọn chỉ huy cho máy bay đến hốt xác. Sau một ngày thực hiện quyết tâm tiêu diệt bọn địch trên đồi 62, nơi quân Mỹ vẫn còn đang cố bám chốt giữ, ngay trong đêm 04/03/1966, trung đoàn 21 cho chuyển lực lượng sang tập kích uy hiếp quân địch.
Tiểu đoàn 22 nhận lệnh đưa đại đội 7 làm mũi chủ công, cùng quân số của đại đội 5 và đại đội 6 còn lại. Đại đội 7 được tăng cường thêm 2 trung đội, liền tổ chức mũi tấn công chủ yếu từ hướng đông bắc lên đồi 62. Tiểu đoàn 22, tiểu đoàn 11, đưa 2 đại đội 10 và 11 được tăng cường 1 trung đội, hình thành hướng tấn công thứ yếu từ hướng đông nam lên đồi 62, bằng chiến thuật mật tập, nếu quân địch phát hiện thì chuyển sang chiến thuật cường tập, 22 giờ đêm ngày 04-03-1966, sau khi tiếp cận chốt Mĩ trên đồi 62, đại đội 7 dùng lựu đạn, AK diệt địch. Bọn Mĩ đã phòng thủ trước, chúng chống trả quyết liệt, đội hình đại đội bị thương vong phải dừng lại lưng chừng đồi 62.
4 giờ sáng ngay 05-3-1966, tiểu đoàn 22 nhận lệnh của trung đoàn, tập trung hỏa lực tiến công địch trên đồi 62 và rút quân về thôn Hòa Ninh phòng ngự, còn đại đội và một bộ phận của đại đội 10 gồm 16 đồng chí chia thành 2 mũi: Mũi 1 gồm 11 đồng chí tấn công bên phải, mũi 2 có 5 đồng chí, do đại đội trưởng chỉ huy, tấn công bên trái. Trận địa hỏa lực do chính trị viên trưởng đại đội 7 chỉ huy, bắn áp chế quân địch yểm trợ cho 2 mũi tấn công. Mũi quân cánh, phải phát vòng rộng vào sau đồi 652, tiến lên chiếm địa thế có lợi bắn ác liệt vào quân Mĩ.

Thăm tượng đài chiến thắng Ba Gia – Sơn Tịnh
7 giờ sáng ngày 05-3-1966, bầu trời Tây Sơn Tịnh rung chuyển đạn, bom, pháo của địch. Sau đợt pháo và bom, một tiểu đoàn ngụy có xe M113 yểm trợ từ Quang Thạnh kéo lên đồn Gò, lục soát thăm dò. Phía tây núi Cà Ti, khoảng 1 tiểu đoàn Mĩ thuộc trung đoàn, sư đoàn 3 thủy quân lục chiến được máy bay đổ xuống, phát triển lên Hòa Ninh. Tiểu đoàn 22 quân giải phóng, còn lại 100 chiến sĩ với 40 thương binh, anh em đều xin được cầm súng chiến đấu đến cùng.
Ở phía đồi 62, sau 4 đợt xung phong, 2 mũi quân của đại đội 7 chiếm được đồi 62, đẩy bọn Mĩ sống sót tụt xuống chân đồi. Lúc đó vừa đúng 10 giờ sáng ngày 05-3-1966. Như vậy, 1 tiểu đoàn Mĩ thuộc trung đoàn 5, sư đoàn 3 thủy quân lục chiến đổ bộ xuống Gò Cát và đồi 62, 8 giờ sáng ngày 04/3/1966, đã bị tiểu đoàn 22 và tiểu đoàn 11 của ta diệt gần hết, chỉ còn lại 30 tên rút chạy về làng Đông Giáp.
11 giờ bọn Mĩ tiếp tục cho 8 trực thăng chở quân đổ xuống phía bên phải trận địa cao xạ của đại đội 17, cùng bọn Mĩ từ Cà Ti kéo xuống, hình thành 2 mũi tấn công vào phía bắc làng Hòa Ninh, trận địa phòng ngự của tiểu đoàn 22.
12 giờ, địch lại cho máy bay ném bom ác liệt vào Hòa Ninh vào cho quân bộ tràn vào đợt thứ 3. Từ 14 giờ, địch cho máy bay trực thăng vũ trang đến bắn rốc két, đại liên, M79 ác liệt xuống trận địa phòng ngự của tiểu đoàn 22, bị trinh sát tiểu đoàn bắn rơi ngay 1 chiếc, tốp máy bay còn lại bốc lên cao rồi chuồn thẳng. Từ 15 giờ đến 17 giờ, bọn Mĩ tổ chức thêm 2 đợt tấn công vào hướng tây nam của làng Hòa Ninh. Các chiến sĩ phòng ngự của tiểu đoàn 2, đợt địch vào thật gần mới đồng loạt dùng AK và lựu đạn tấn công diệt tại chỗ 10 tên. Trong 6 đợt xung phong của quân Mĩ trong ngày 5-3-1966, đã mất gần 200 tên. Sự ngạo mạn của lính thủy đánh bộ Hoa Kì bị đánh gục trước sức tấn công và phản công của lực lượng quân giải phóng, cam chịu thất bại. Những tên sống sót chạy khỏi trận địa tập trung về Chu Lai trong sự hoảng loạn, ngơ ngác.
Trong 2 ngày chiến đấu trung đoàn 21, sư đoàn 2 quân giải phóng Khu 5 đã thực hiện đúng yêu cầu đề ra của chiến dịch: Nổ súng khơi ngòi, lôi kéo, kèm chân và tiêu diệt địch. Kết quả trân này, ta diệt và làm bị thương gàn 800 tên Mĩ, tiêu diệt một tiểu đoàn Mĩ, đánh bại một tiểu đoàn khác, bắn rơi 6 máy bay trực thăng, 2 phản lực, thu 33 súng và nhiều đạn dược và quân trang.

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm
Từ ngày 19 đến ngày 29-3-1966, ta tiến công cứ điểm Chóp Tối và tổ chức diệt quân ứng cứu giải tỏa. Địch phản ứng ngay, suốt trong ngày 19, chúng ném bom dọn bãi và chuẩn bị ứng cứu. Bộ Tư lệnh chiến dịch nhận định: địch sẽ đánh ra khu vực An Hòa- Vĩnh Tuy- Phú Thành- An Điểm, do đó ta chủ trương chuyển Trung đoàn 1 về phương Đình, ngã 3 Phú Thành để chặn địch từ Vĩnh Tuy xuống, Trung đoàn 21 đánh địch từ An Điểm vào Phú Thành. Ngày 22-3 địch chuyển hướng giải tỏa khu vực Sơn Trung, điểm cao 97 và điểm cao 62. Đến 16giờ địch dùng máy bay lên thẳng bốc tiểu đoàn Mỹ ở Phương Đình đổ xuống điểm cao 47. Từ ngày 23 đến ngày 25-3, địch tiếp tục càn quét Sơn Trung- Diêm Hòa- lộc Thọ. Đến chiều ngày 25-3 chúng mới rút hết quân khỏi đây. Từ ngày 11 đến ngày 20-4- 1966, ta chuyển hướng tiến công về Nghĩa Hành, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng. Chiến dịch Tây Sơn Tịnh kết thúc ngày 20-4-1966. Trong chiến dịch này, ta đã đánh 69 trận, làm thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, 4 đại đội thủy quân lục chiến Mỹ, 12 đại đội và 22 trung đội Ngụy; bắn rơi và phá hủy 102 máy bay, 27 xe cơ giới, thu và phá hủy 823 súng các loại; hỗ trợ nhân dân Sơn Tịnh nổi dậy giành quyền làm chủ. Như vậy, quân và dân các xã khu Tây Sơn Tịnh gồm: Tịnh Sơn, Tịnh Minh, Tịnh Bình, Tịnh Bắc, Tịnh Đông cùng bộ đội chủ lực quân khu V và dân quân địa phương đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn miền Tây Sơn Tịnh, góp phần đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam.
Minh Vượng (tổng hợp)