Thứ Hai, 24/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

19/02/2013 10:21 15244
Điểm: 5/5 (2 đánh giá)
Từ năm 1950, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Hệ thống xã chủ nghĩa được củng cố và tăng cường về mọi mặt. Phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục làm rung chuyển hậu phương của chủ nghĩa đế quốc. Phong trào bảo vệ hòa bình thế giới trở thành phong trào quần chúng rộng rãi.

Là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã luôn làm tròn vai trò và sứ mệnh của mình. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Đảng cũng bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cuộc kháng chiến của 3 nước Đông Dương tuy cùng chung một mục tiêu, cùng một chiến trường, nhưng mỗi nước đã có những phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần phải thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân 3 nước.

Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang (Ảnh tư liệu BTLSQG)

Nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó, Đảng đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951. Đại hội tổng kết những thành công và bài học của cách mạng Việt Nam; đề ra nhiệm vụ hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoàn thiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 33 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 766.349 vạn đảng viên Việt-Miên-Lào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, tháng 2/1951.(Ảnh tư liệu BTLSQG)

Đại hội thông qua chính cương, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng. Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam; đồng thời các đảng bộ ở Campuchia và Lào thành lập đảng riêng ở mỗi nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu là Tổng Bí thư.

Bên ngoài hội trường, nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, 2/1951, giờ giải lao (Ảnh tư liệu BTLSQG)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần II, các Hội nghị Trung ương lần I (3-1951), lần II (từ ngày 27-9 đến 5-10- 1951),lần III (5-1952), lần IV (11-1953), lần V(11-1953) đã quyết định nhiều vấn đề cụ thể để thúc đẩy cuộc kháng chiến. Đặc biệt, hội nghị Trung ương lần I chủ trương thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt, Hội nghị Trung ương lần IV đưa ra Dự thảo cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam về chính sách ruộng đất và được Hội nghị lần V thông qua.

Đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II,2/1951 (Ảnh tư liệu BTLSQG)

Đại hội lần II của Đảng được gọi là Đại hội kháng chiến có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Đảng, đề ra đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Hoàng Ngọc Chính- Chu Văn Lộc (Tổng hợp)

baotanglichsuquocgia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 5382

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Kỷ niệm 83 năm khởi nghĩa Yên Bái (10/2/1930- 10/2/2013)

Kỷ niệm 83 năm khởi nghĩa Yên Bái (10/2/1930- 10/2/2013)

  • 09/02/2013 13:42
  • 4973

Từ đầu tháng 2 năm 1929, nhân vụ án Bandanh, thực dân Pháp ra sức truy lùng bắt bớ những người yêu nước và phá vỡ hàng loạt các cơ sở cách mạng của Việt Nam quốc dân Đảng (VNQDĐ) ở Hà Nội và các tỉnh. Số phận của VNQDĐ đang mấp mé bên bờ vực thẳm.