Thứ Năm, 12/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

19/12/2012 11:18 3352
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 10/12/1972 Ních Xơn phê chuẩn Kế hoạch mở cuộc tập kích bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc Việt Nam với “con Át chủ bài B.52”, kế hoạch mang tên Liner Baker II.

19g giờ 10 phút ngày 18/12/1972 Đế quốc Mỹ huy động 90 lần/chiếc B52 và 135 lần/chiếc máy bay chiến thuật đánh liên tiếp vào Hà Nội, ở các sân bay Kép, Nội Bài, Gia Lâm, các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Đức Giang, Hòa Lạc và cơ sở phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, đồng thời còn đánh vào Hải Phòng và các tỉnh khác.

Ngay từ khi hàng đàn “siêu pháo đài bay” của đế quốc Mxy từ Anderson và Utapao (Thái Lan) ầm ầm lao tới Hà Nội cả thế giới hướng về Hà Nội. Đúng 19 giờ 40 phút ngày 18/12/1972, quả đạn tên lửa đầu tiên của tiểu đoàn tên lửa 78, Trung đoàn Tên lửa 257 rời bệ phóng mở đầu cuộc đáp trả của Việt Nam.

Kíp chiến đấu thuộc Tiểu đoàn 59 – Trung đoàn Tên lửa 261 đã bắn rơi chiếc B52 đầy tiên trên cánh đồng thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Thắng lợi ngay trong đêm đầu tiên, hạ gục tại chỗ “Siêu pháo đài bay – B.52”- niềm tự hào của Không lực Hoa Kỳ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giải tỏa mọi lo lắng, băn khoăn của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tư lệnh và các lực lượng trực tiếp chiến đấu.

Từ đêm 19/12 đến 29/12/1972, Không quân Mỹ sử dụng B.52 và các loại máy bay chiến thuật khác như: F111, F4, F5...liên tục đánh phá ác liệt Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên Bái...

Sau 12 ngày đêm, 23 giờ 16 phút ngày 29/12/1972, chiếc B52 cuối cùng của cuộc tập kích bằng máy bay mà đế quốc Mỹ đã hy vọng thực hiện dã tâm đưa Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá đã bị bắn rơi. Đưa tổng số máy bay bị bắn rơi trong 12 ngày đêm lên 81 chiếc, trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111A, 21 chiếc F4CE và các loại khác.

Mặt khác đế quốc Mỹ còn phải gánh chịu một tổn thất không gì bù đắp được là mất đi rất nhiều phi công. Trong 12 ngày đêm ta đã tiêu diệt và bắt sống hàng trăm phi công, hầu hết là phi công kỳ cựu thuộc nguồn nhân lực tác chiến bậc cao của không quân Mỹ với hàng nghìn giờ bay. Chiến thắng 12 ngµy ®ªm “Hµ Néi – Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng có ý nghĩa quân sự, chính trị, lịch sử, làm sụp đổ thần tượng vô địch của không lực Hoa Kỳ, bởi trước Việt Nam chưa có nước nào trên thế giới bắn rơi B52 của Mỹ. Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đập tan âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ muốn “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”; làm cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của tổng thống Mỹ Nich xơn bị phá sản, thay đổi cục diện trên chiến trường, tạo ưu thế tuyệt đối cho Việt Nam tại Hội nghị Pari ngày 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

“Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/ 1972 là một trong những chiến công vĩ đại, hiển hách trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, ghi đậm dấu ấn lịch sử của một thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Đây là một kì tích được coi như một biểu tượng sáng ngời của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 của Việt Nam đã góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới; làm thất bại toàn bộ các mục tiêu chiến lược của đế quốc Mỹ, làm sụp đổ “thần tượng của không lực Hoa Kỳ”

Sự kiện 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972 có thể coi là cuộc đụng đầu lịch sử điển hình nhất, có ý nghĩa và những tác động sâu xa cả về chính trị và quân sự, không những trong quá khứ mà cả hiện tại và tương lai, để lại cho nhân loại yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức niềm tin chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa, của con đường cách mạng vô sản mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.

40 năm đã trôi qua, nhìn lại và hiểu rõ hơn ý nghĩa và giá trị sâu sắc của bản anh hùng ca chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta càng thêm tin tưởng và tự hào về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh; tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc ta, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Đây chính là cội nguồn sức mạnh nội lực quan trọng của dân tộc ta trong sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa hội nhập quốc tế, vừa xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Ths. Nguyễn Thị Hữu (tổng hợp)

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 5807

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Kỷ niệm 66 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12-2012): Hà Nội 60 ngày đêm “Chiến lũy và hoa”

Kỷ niệm 66 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12-2012): Hà Nội 60 ngày đêm “Chiến lũy và hoa”

  • 19/12/2012 11:02
  • 4368

“Sống chết với Thủ đô”, “Hà Nội, Stalingrát của Việt Nam”- Đây là những khẩu hiệu được chiến sĩ ta tự tay viết lên vách chiến lũy, vách tường thể hiện sức mạnh của người Hà Nội trong 60 ngày đêm chiến đấu giữa lòng Thủ đô.