Thứ Năm, 20/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

01/06/2011 15:45 2338
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong khi việc "đoàn tụ" mộ phần của của tiến sỹ Nguyễn Kiều và nữ sỹ Đoàn Thị Điểm vẫn còn gian nan, chúng tôi tiếp tục về lại làng Phú Xá (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) để tìm hiểu thêm về cuộc đời của vị tiến sỹ này cũng như mối tình được nhiều người nhắc tới giữa ông và nữ sỹ họ Đoàn. Hoá ra, trước khi lấy Đoàn Thị Điểm, tiến sỹ Nguyễn Kiều đã 2 lần goá vợ. Cũng không hơn gì bà cả và bà hai, nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cũng chỉ sống được một thời gian ngắn và qua đời sau 6 năm làm vợ.
Trong khi việc "đoàn tụ" mộ phần của của tiến sỹ Nguyễn Kiều và nữ sỹ Đoàn Thị Điểm vẫn còn gian nan, chúng tôi tiếp tục về lại làng Phú Xá (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) để tìm hiểu thêm về cuộc đời của vị tiến sỹ này cũng như mối tình được nhiều người nhắc tới giữa ông và nữ sỹ họ Đoàn. Hoá ra, trước khi lấy Đoàn Thị Điểm, tiến sỹ Nguyễn Kiều đã 2 lần goá vợ. Cũng không hơn gì bà cả và bà hai, nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cũng chỉ sống được một thời gian ngắn và qua đời sau 6 năm làm vợ.

Bà cả, bà hai nối bước ra đi

Sống dưới thời vua Lê Dụ Tông, cụ Nguyễn Kiều sớm thành đạt trong thi cử và con đường quan nghiệp. Theo các hậu duệ đương thời của cụ Nguyễn Kiều, ông từng kết hôn hai lần rồi mới lấy nữ sỹ Đoàn Thị Điểm. Ban đầu, ông kết hôn với một phụ nữ tên là Lê Thị Hằng. Tuy nhiên, bà Hằng qua đời sớm khi vẫn chưa sinh được người con nào cho ông. Cụ Nguyễn Kiều đi bước nữa cùng bà Nguyễn Thị Đoan. Bà Đoan vốn là con một vị quan, gia đình bề thế. Bản thân bà Đoan cũng là người được học hành đến nơi đến chốn, sắc phong dòng họ Nguyễn còn lưu được cho thấy bà Đoan nhận được tới 4 sắc phong của vua, từng kinh qua các tước hiệu như: Cẩn Nhân, Thận Nhân... thuộc triều Lê.

Có lẽ mối lương duyên giữa tiến sỹ Nguyễn Kiều với bà Nguyễn Thị Đoan là mối tình dài nhất trong cuộc đời ông. Sử sách và gia đình không còn lưu lại được chính xác thời gian chung sống giữa hai người. Tuy nhiên, điều đó có thể thấy qua việc bà Đoan đã sinh cho tiến sỹ Nguyễn Kiều 3 người con, trong đó có 2 người con trai và 1 người con gái. Đây là người phụ nữ duy nhất đã sinh con cho ông. Người con cả của ông là Nguyễn Dực, cũng từng được vua ban nhiều sắc phong với các chức vị như: Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Nhập thị bồi tụng, Hình bộ tả thị lang.... Đáng tiếc là dòng họ Nguyễn không còn lưu được tên của người con trai thứ hai và người con gái của tiến sỹ Nguyễn Kiều.

Sau một thời gian chung sống, bà thứ Đoan cũng đã "ra đi" theo bà cả Hằng, để lại tiến sỹ Nguyễn Kiều trong cảnh "gà trống nuôi con". Một thời gian sau, vị tiến sỹ này mới tiếp tục nối duyên cùng nữ sỹ Đoàn Thị Điểm - một cô gái nổi tiếng tài danh nhưng cũng đã muộn duyên.
Mộ nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cô đơn
Mộ nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cô đơn "đợi chồng".

Mối lương duyên đặc biệt

Cuộc hôn nhân của tiến sỹ Nguyễn Kiều với Đoàn Thị Điểm có thể nói là một cuộc hôn nhân kỳ diệu và có tiếng tăm vang dội cả kinh thành Thăng Long thời ấy. Lúc đó, Đoàn Thị Điểm với biệt danh Hồng Hà nữ sĩ, nổi tiếng là thông minh tài sắc nhưng không có chàng trai nào "lọt vào mắt xanh", thế nên đến gần 40 tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Không hiểu lý do gì mà người con gái ấy lại nhận lời làm vợ của một người đàn ông từng có 2 lần vợ, lại nuôi một bầy con thơ.

Nguyễn Kiều chắc chắn là phấn khởi nhất, vì cả thế gian này không ai lọt được vào mắt xanh của Hồng Hà nữ sỹ, thì nay ông có thể là người hạnh phúc nhất đời. Ông đã có thơ: "Nhân duyên gặp gỡ nhất trần gian/Cả cuộc đời ta được phúc ban/Ai bảo khát khao tiên nữ nữa/Nàng tiên đã xuống cõi nhân hoàn".

Về hoàn cảnh bấy giờ, Đoàn Thị Điểm sinh ra trong gia đình cụ hương cống Đoàn Doãn Nghi. Sau ngày ông thân sinh qua đời, Đoàn Thị Điểm theo anh trai Đoàn Doãn Luân về quê Hưng Yên nuôi mẹ. Lúc này, Đoàn Doãn Luân mở trường dạy học, cô Điểm đứng dạy cùng anh. Năm 1735, Đoàn Doãn Luân mất. Mẹ già, chị dâu tật nguyền và hai cháu trông cả vào cô Điểm. Cô phải từ chối nhiều đám cầu hôn. Cho đến tận năm 1742, khi đã vào tuổi ba mươi tám, Đoàn Thị Điểm mới nhận lời tiến sỹ Nguyễn Kiều.

Cuộc hôn nhân muộn màng này dường như khiến đôi vai của nữ sỹ tài hoa này thêm trĩu nặng. Một thân bà vừa phải nuôi mẹ già, chị goá, cháu nhỏ lại phải đèo bòng thêm đám con của chồng. Trong khi đó, lấy nhau một thời gian ngắn thì tiến sỹ Nguyễn Kiều phải rời kinh đô đi sứ. 3 năm chồng đi vắng, một tay Hồng Hà nữ sỹ phải phụng dưỡng đôi bên. Nhưng đây cũng chính là thời gian bà dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn ra thơ Nôm.

Năm 1746, sau ba năm chờ chồng dài đằng đẵng, Đoàn Thị Điểm lại phải khăn gói theo chồng đi nhậm chức tại Nghệ An. Ở đây, bà đã bị ốm đau và qua đời năm 1748, hưởng thọ 44 tuổi.

Có lẽ vừa thương yêu, vừa cảm phục tấm lòng của người vợ này mà tiến sỹ Nguyễn Kiều đã có bài văn tế hết lời ca tụng đức hạnh của bà. Sau khi bà Điểm qua đời, tiến sỹ Nguyễn Kiều cũng đã mang phần mộ của bà chuyển về làng Phú Xá ngày nay để con cháu thờ tự. Trong khi đó, cả bà cả Hằng và bà thứ Đoan đều không còn phần mộ cũng như những thông tin liên quan đến năm sinh, năm mất.

Con cháu dòng họ Nguyễn sinh sống tại làng Phú Xá giờ đều là dòng dõi của bà thứ Đoan. Thế nhưng, dường như luôn cảm kích tấm lòng của bà Đoàn Thị Điểm nên họ vẫn luôn thờ phụng bà với tất cả sự thành kính. Điều họ mong muốn bây giờ là đưa được xương cốt của vị tiến sỹ (cũng là Thành Hoàng làng của làng Phú Xá) về bên cạnh phần mộ của bà Đoàn Thị Điểm. Có lẽ đó cũng là tâm nguyện của tiến sỹ Nguyễn Kiều lúc cuối đời.


(Theo Hoàng Phương Giadinh.net)
bee.net.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 7200

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Nghi án về 'thân phận' của bà hoàng Trường Lạc

Nghi án về 'thân phận' của bà hoàng Trường Lạc

  • 31/05/2011 11:36
  • 3129

Là một trong số 7 bà vợ của vua Lê Thánh Tông và được chính sử khẳng định là con của Thái úy Nguyễn Đức Trung…, song dân gian vẫn lưu truyền rằng, bà hoàng Trường Lạc mới là con gái của Nguyễn Trãi.