Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/03/2011 09:51 2523
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thông tin đã giao Hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia tổ chức việc lựa chọn sưu tập hiện vật độc bản tàu cổ Cù Lao Chàm theo các tiêu chí: là đồ dùng của thủy thủ đoàn và đồ gốm sứ, trong đó chú trọng đến loại hình, kích thước, men, trang trí và các dấu vết đặc biệt..

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thông tin đã giao Hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia tổ chức việc lựa chọn sưu tập hiện vật độc bản tàu cổ Cù Lao Chàm theo các tiêu chí: là đồ dùng của thủy thủ đoàn và đồ gốm sứ, trong đó chú trọng đến loại hình, kích thước, men, trang trí và các dấu vết đặc biệt..

Số lượng sưu tập độc bản là 779 hiện vật trên tổng số 240.000 hiện vật, tức chỉ chiếm 0,33% giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam quản lý. Mặc dù số lượng khá ít ỏi, song đáng chú ý là sưu tập độc bản này không chỉ có những đồ gốm sứ mà còn bao gồm cả các hiện vật bằng chất liệu kim loại, gỗ, đá, xương và hạt quả.

1. Từ những dấu tích hành trang của thủy thủ đoàn...

Đó là những đồ dùng bằng kim loại và gốm sứ. Đồ đồng bao gồm: ấm đun nước, sanh, nồi, chảo, lưỡi câu... tuy hiện trạng không còn tốt vì ngâm lâu ngày trong nước biển, song đây là những mẫu vật vô cùng quan trọng dùng để so sánh giám định cho nhiều đồ đồng cổ Việt Nam ở thế kỷ 15.

Hũ men nâu (gốm Champa)

Trong số đồ vật bằng kim loại màu vàng, đáng chú ý là chiếc nhẫn tròn, còn giữ nguyên màu vàng và không hề bị hoen gỉ, trên bề mặt có gắn viên đá hồng hình thang. Có lẽ chiếc nhẫn và một số mảnh kim loại nhỏ hình mây, hình thang là đồ nữ trang của một phụ nữ quyền quý trên tàu.

Hũ, men xám (gốm Champa)

Một số đồ dùng của thuỷ thủ đoàn: bát, đĩa sứ Trung Quốc, đồ gốm Chămpa: nậm rượu có vòi (Kendi), lọ; gốm Thái Lan: nậm rượu men ngọc 2 bầu, 2 tai, lọ gốm men nâu… Ngoài ra còn một số quả cân, chì lưới, lưỡi câu…; bàn nghiền đá hình chữ nhật, những đồng tiền cổ Trung Quốc từ đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên, đến thời Minh, niên hiệu Vĩnh Lạc.

Ngoài ra, còn có gỗ dùng để đóng tàu, di cốt người, di tích thực vật: nhãn, gấc, hạt dẻ gai, hạt óc chó…

2. Đến những đồ gốm sứ là thương phẩm của tàu.

Tuy những hiện vật gốm sứ được lựa chọn trong sưu tập độc bản không phải là đại diện của từng loại hình song cũng đủ cho thấy sự phong phú, đa dang về loại hình, màu men và trang trí… chúng được chia ra làm các loại chính sau:

Bình lớn, hoa lam

- Những đồ gốm men lục, hay xanh dương sẫm chỉ có vài loại: ấm, liễn hộp và lọ nhỏ.

- Đồ gốm men ngọc, gồm: tước, đĩa miệng loe, gờ cắt khấc, men phủ trong ngoài màu vàng chanh hoặc vàng xám, ấm men ngọc..

- Đồ gốm men nâu, gồm lọ, ấm, cối và chày nhỏ, chén chân cao thành ngoài khắc vạch dọc và ngang các ô vuông nổi, phủ men nâu, lòng vẽ 2 vòng tròn men lam, phủ men trắng.

- Đồ gốm sành, màu xám, không men, tiêu biểu là chum sành miệng tròn, trên miệng và vai một chiếc còn dính 2 cục san hô và 1 chiếc hộp hoa lam nhỏ.

- Đồ gốm men trắng: nghiên mực hình chữ nhật, bình gốm men trắng có miệng loe cao, bát gốm men trắng...

- Đồ gốm hoa lam là loại có số lượng lớn nhất, màu men vẽ trên gốm có hai sắc độ: xanh đen và xanh sẫm, hiện vật gồm: đĩa cỡ lớn, bình, lộ, hộp, ấm, bát, tượng... còn thấy sửa dụng kết hợp vẽ men nhiều màu qua lần nung thứ hai, đặc biệt còn sử dụng màu vàng kim. Đây là lần đầu tiên chúng ta biết có hiện tượng trang trí vàng kim trên đồ gốm cổ Việt Nam.

Tượng nữ quý tộc, hoa lam vẽ nhiều màu và vàng kim trên men

Có thể nói, sưu tập hiện vật độc bản tàu cổ Cù Lao Chàm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Bởi đây không chỉ là chọn lựa tinh tuyển từ kết quả khai quật khảo cổ học dưới nước có quy mô nhất, tốn kém nhất, lâu dày và gian khổ nhất ở Việt Nam mà còn là những bằng chứng xác thực về thủy thủ đoàn cùng những cổ vật gốm sứ chỉ có độc bản, rất quý hiếm, cả về kiểu dáng và hoa văn, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hơn 10 năm qua đã phát huy có hiệu quả sưu tập hiện vật này thông qua các cuộc trưng bày trong và ngoài nước, đặc biệt là việc giới thiệu những cổ vật đặc sắc qua hai ấn phẩm: Con đường tơ lụa trên biển – Đồ gốm sứ trong năm con tàu cổ tại vùng biển Việt Nam (hợp tác với Bảo tàng Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc xuất bản) và Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam (sách do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản).

Bài 3: Hiện vật gốm tàu cổ Cù Lao Chàm chia cho các bảo tàng Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6474

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Tàu Cù lao Chàm – Quảng Nam (1997 - 1999)

Tàu Cù lao Chàm – Quảng Nam (1997 - 1999)

  • 02/03/2011 09:19
  • 2212

Nhân giới thiệu loạt bài “Cổ vật trên những con tàu đắm” của tác giả Giao Hưởng đăng trên báo Thanh niên. Ban biên tập xin cung cấp thêm một số thông tin quanh cuộc khai quật các con tàu đắm tại vùng biển Việt Nam.