Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/03/2011 09:19 2212
Điểm: 5/5 (1 đánh giá)
Nhân giới thiệu loạt bài “Cổ vật trên những con tàu đắm” của tác giả Giao Hưởng đăng trên báo Thanh niên. Ban biên tập xin cung cấp thêm một số thông tin quanh cuộc khai quật các con tàu đắm tại vùng biển Việt Nam.

Nhân giới thiệu loạt bài “Cổ vật trên những con tàu đắm” của tác giả Giao Hưởng đăng trên báo Thanh niên. Ban biên tập xin cung cấp thêm một số thông tin quanh cuộc khai quật các con tàu đắm tại vùng biển Việt Nam.

Tàu Cù lao Chàm – Quảng Nam (1997 - 1999)

Với cuộc khai quật con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, lần đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước lớn nhất, quy mô nhất, tốn kém nhất, gian khổ nhất và lâu dài nhất nhưng cũng thu được kết quả to lớn. Cuộc khai quật đã thu hút hàng trăm chuyên gia khảo cổ học, chuyên viên kỹ thuật hàng đầu ở trong nước và 13 quốc tịch khác nhau trên thế giới.
Như chúng ta đã biết, con tàu đắm cổ này được ngư dân phát hiện ngẫu nhiên, sau đó được giới khảo cổ học trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có ngành khảo cổ học dưới nước. Hơn nữa, con tàu bị chìm khá sâu, 70m dưới đáy biển. Việc khai quật đòi hỏi phải có các phương tiện, thiết bị hiện đại cùng các chuyên gia giỏi và kinh phí cần thiết.
Về chuyên môn, Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với các chuyên gia của Viện Khảo cổ học đảm nhiệm. Việc khai quật dưới nước được các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học dưới nước của Đại học Oxford (Anh) vốn là cơ quan chuyên môn hàng đầu về lĩnh vực này trên thế giới đảm nhiệm.

Về phương tiện, kỹ thuật và nhân sự, Xí nghiệp liên hợp trục vớt cứu hộ Việt Nam (Visal) trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và Công ty Saga (Malaysia) đảm nhiệm. Những phương tiện máy móc, trang thiết bị được sử dụng trong việc khai quật đều rất hiện đại, tiện lợi và đầy đủ, đáp ứng được mọi yêu cầu của cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước có tầm cỡ quốc tế.

Sau 3 năm chuẩn bị thủ tục, 3 năm tiến hành thăm dò và khai quật với 6 đợt đã thu được thắng lợi. Tổng số hiện vật: 244.500 hiện vật, bao gồm đồ gốm men, đồ sành, đồ kim loại, đồ gỗ, đồ đá và di cốt người.

Việc khai quật và nghiên cứu con tàu đắm Cù Lao Chàm đã góp một bằng chứng vô cùng sinh động vào việc nghiên cứu giao thương quốc tế trên vùng biển Việt Nam trong lịch sử. Với khối lượng hiện vật đồ sộ, sưu tập gốm Việt Nam trên tàu cổ Cù Lao Chàm đóng góp một nguồn tư liệu quan trọng, toàn diện và đầy đủ vào việc nhận thức lịch sử đồ gốm men thế kỷ 15. Đồng thời góp phần phản ánh sinh động, chân thực lịch sử - văn hóa Việt Nam thế kỷ 15.

Sau đợt khai quật, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc phân chia hiện vật cho các đơn vị tham gia, trong đó Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nhận được 4.362 hiện vật và một sưu tập hiện vật độc bản.

Kể từ ngày tiếp nhận (năm 2000), Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc trưng bày trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu rộng rãi để công chúng có thể thưởng ngoạn và tự hào rằng ở Việt Nam có một nghề sản xuất gốm lâu đời, đạt trình độ kỹ thuật cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới ở thế kỷ 15 và 16.

Trưng bày: Con đường tơ lụa trên biển – Đồ gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam tại Bảo tàng Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc năm 2008

Các hiện vật đặc sắc trong sưu tập gốm sứ Cù Lao Chàm đã được chọn lọc và giới thiệu tại Trung Quốc (năm 2008), Hàn Quốc (2008), Singapor (2008), tại Mỹ (2009).... Đặc biệt, trong đợt trưng bày tại Mỹ, cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận được những hiện vật gốm cùng niên đại với gốm tàu cổ Cù Lao Chàm được giới thiệu và trưng bày tại Hội sở Hội Á Châu tại New York cũng như Bảo tàng Nghệ thuật thế giới tại New York. Những cuộc trưng bày tại nước ngoài đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách tham quan. Đây thực sự là một thắng lợi trong việc quảng bá văn hóa – lịch sử Việt Nam với bạn bè thế giới.

Bình gốm thế kỷ 15 – trưng bày tại Hội sở Hội Á Châu, New York, Hoa Kỳ

Tàu cổ Cù Lao Chàm là một trong năm con tàu cổ được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật tại vùng biển Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu những thông tin thú vị tới bạn đọc.

Một số hiện vật gốm thế kỷ 15 trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật thế giới tại New York, Hoa Kỳ

Bài 2: Sưu tập hiện vật độc bản tàu cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6474

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Ngắm nhà gốm độc đáo của người Việt cổ

Ngắm nhà gốm độc đáo của người Việt cổ

  • 01/03/2011 08:46
  • 1710

Nhiều nhà sưu tập đồ cổ đang nắm giữ trong tay những bình cổ trị giá cả triệu đô. Nhưng hiếm người sở hữu những nhà gốm tùy táng của người Việt cổ độc đáo như thế này...