Thứ Ba, 10/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/12/2021 10:53 1860
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Gần 40 năm cất công sưu tập gốm từ lòng sông Hương, GS.TS Thái Kim Lan hiện đang “sở hữu” gần 5.000 hiện vật gốm cổ và đang từng bước xây dựng một bảo tàng. Câu chuyện về dòng Hương giang với những trầm tích văn hóa, lịch sử sẽ được giới thiệu đến công chúng.

 

 GS.TS Thái Kim Lan ở một khu vực trưng bày gốm cổ sông Hương của mình

Men theo con đường thoáng đãng chạy dọc lên chùa Thiên Mụ phía bờ Bắc sông Hương, không khó bắt gặp hình ảnh của những ngôi nhà rường nổi tiếng của vùng đất Kim Long. Thế nhưng khi bước vào khuôn viên “Thái tộc Từ đường” số 120 Nguyễn Phúc Nguyên của GS.TS Thái Kim Lan, chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ở đây, không chỉ có nhà rường truyền thống hàng trăm năm, mà còn có nhiều công trình kiến trúc truyền thống có giá trị kèm với phong cách bố trí từ sân vườn, nội thất đều mang đậm nét cổ kính, truyền thống xưa.

Ngay cổng vào, nhiều hiện vật bằng gốm cổ xưa đã được sắp đặt, dẫn dắt những vị khách đến với một không gian mở, rộng lớn hơn đó là không gian trưng bày gốm sông Hương. GS.TS Thái Kim Lan đã xây dựng đề án hoạt động Bảo tàng gốm cổ sông Hương, vừa báo cáo Hội đồng thẩm định của tỉnh. Dự kiến không lâu nữa một bảo tàng gốm cổ bên dòng Hương giang thơ mộng sẽ là điểm đến văn hóa của cộng đồng và du khách. Gốm cổ sông Hương với chủng loại vô cùng phong phú: Bình, ché, hũ, vò, ấm, bát, bình vôi, nồi, chum… Đó là những hiện vật từng gắn bó mật thiết và phản ánh cụ thể về đời sống sinh hoạt của cư dân qua các thời kỳ lịch sử; phản ánh quá trình giao lưu trao đổi giữa các vùng miền của Việt Nam, giữa Huế với các tỉnh miền Trung, và các tỉnh phía Bắc, phía Nam; phản ánh cả quá trình giao lưu quốc tế của cư dân vùng Huế với nhiều quốc gia trong khu vực…

Không gian trưng bày hiện vật của bảo tàng có diện tích khoảng 500m2, với các nội dung, không gian 1 với chủ đề “Sông Hương dưới góc nhìn địa văn hóa”; không gian 2 “Đi tìm thời gian đã mất”; không gian 3 với chủ đề “Sông Hương kể chuyện” và không gian 4 là “Gốm cổ trong đời sống xưa và nay”. Ngoài không gian trưng bày của gốm cổ, du khách cũng có thể tham quan, tìm hiểu về công trình kiến trúc cổ và những hiện vật quý, cảnh quan thiên nhiên tại “Thái tộc Từ đường” với diện tích rộng hơn 5.000m2. GS Thái Kim Lan sau nhiều năm sinh sống ở Đức và trở về Việt Nam, vẫn luôn không ngừng tham gia các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam đến với người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Cô kể, để có được “gia tài” về gốm cổ như hôm nay, cô và anh trai là cố họa sĩ Thái Nguyên Bá đã dành gần 40 năm để sưu tầm. Gần 5.000 hiện vật gốm cổ hiện nay mà cô đang lưu giữ là được trục vớt, lặn tìm từ dòng sông Hương, dòng sông chứa nhiều trầm tích của lịch sử, văn hóa… Và dòng sông đó ở cạnh ngôi nhà quê cha đất tổ của mình, nên cô và anh trai đã say mê và chú tâm sưu tập gốm cổ sông Hương.

 

 Các bình vôi cổ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18) tại không gian trưng bày gốm cổ sông Hương của GS.TS Thái Kim Lan


Gốm cổ sông Hương trong bộ sưu tập của GS Thái Kim Lan có nhiều niên đại, từ gốm Chàm, gốm Sa Huỳnh, Tiền sử, Sơ sử, Lê sơ… Trong đó, còn có những hiện vật gốm từng được sản xuất từ làng cổ Phước Tích. Những hiện vật sẽ được sắp xếp với không gian trưng bày phù hợp, theo từng chuỗi câu chuyện về dòng sông Hương. Và điều vui hơn là trong không gian của bảo tàng gốm cổ sông Hương sẽ có những cổ vật của cố nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, người dành gần như cả cuộc đời để sưu tầm gốm cổ dưới lòng sông Hương. “Phải nói rằng bảo tàng là một hạ tầng lịch sử văn hóa, hạ tầng này giúp cho giới trẻ hiểu thêm về dòng lịch sử của thành phố mình đang sống. Với du khách nước ngoài, để họ thấy được chúng ta có “của báu” ở trong nhà của người Việt Nam. Qua đó, người trẻ sẽ có được niềm tự hào về bản sắc văn hóa của mình. Di sản luôn luôn là một năng lượng được trích trữ chưa khám phá, mỗi người tới đây sẽ khám phá ra được năng lượng sáng tạo đó…”, GS Lan chia sẻ.

“Bảo tàng gốm sông Hương của GS.TS Thái Kim Lan được mở cửa sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách và cả cộng đồng người dân địa phương. Đó là một địa chỉ văn hóa để tìm hiểu, trải nghiệm và tự hào về vùng đất của mình. Đó chính là nơi sông Hương kể câu chuyện về mình, về người Huế và lối sống Huế”, TS Phan Thanh Hải nhận định. Theo GS Thái Kim Lan, ngoài các hoạt động tham quan, tìm hiểu ở Bảo tàng gốm sông Hương, gia đình cũng sẽ giới thiệu đến du khách những món ăn đặc trưng, tinh hoa văn hóa ẩm thực của Huế; tổ chức các hoạt động workshop bán khoa học; các chương trình giao lưu, trải nghiệm sáng tạo cùng với các nghệ nhân gốm từ các làng nghề nổi tiếng trong nước… Đồng thời, không gian sân vườn của “Thái tộc Từ đường” cũng sẽ tổ chức những sự kiện, các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Huế… 

Phải nói rằng bảo tàng là một hạ tầng lịch sử văn hóa, hạ tầng này giúp cho giới trẻ hiểu thêm về dòng lịch sử của thành phố mình đang sống. Với du khách nước ngoài, để họ thấy được chúng ta có “của báu” ở trong nhà của người Việt Nam. Qua đó, người trẻ sẽ có được niềm tự hào về bản sắc văn hóa của mình. Di sản luôn luôn là một năng lượng được trích trữ chưa khám phá, mỗi người tới đây sẽ khám phá ra được năng lượng sáng tạo đó…

(GS.TS THÁI KIM LAN)

 SƠN THÙY

http://baovanhoa.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6666

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Tìm lại lộng lẫy vàng son

Tìm lại lộng lẫy vàng son

  • 29/11/2021 20:55
  • 1563

Nơi hoàng đế thiết triều với trăm quan (thời Lê gọi là Ðiện Kính Thiên) bàn chuyện quốc gia đại sự là công trình quan trọng nhất của Hoàng thành Thăng Long xưa. Phục dựng Ðiện Kính Thiên đã biến mất cùng thăng trầm lịch sử là hết sức cần thiết để hậu thế hiểu thêm về kiến trúc, mỹ thuật cung đình xưa; để thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là khi Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa thế giới.