Chủ Nhật, 15/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

13/02/2020 07:42 2046
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Từ một hướng đạo sinh học ở trường Bưởi, ông Nguyễn Bảo Toàn tham gia tự vệ, hoà vào người người lớp lớp đi giành chính quyền tại Nhà hát lớn, Trại bảo an binh (40A Hàng Bài), Sở Liêm phóng (nay là Sở Công an thành phố). Ngay tối 19/8/1945, ông ở lại đó canh gác, trở thành trinh sát viên của Sở Công an Bắc bộ. Ông Lê Hữu Qua là chủ nhiệm chính trị. Kháng chiến bùng nổ, ông kề vai sát cánh với các chiến sĩ khu Đồng Xuân, Đông Thành bám trụ chiến đấu trong Liên khu I cho đến ngày phải tạm biệt Hà Nội, ăn cái Tết kháng chiến đầu tiên ở Vĩnh Yên.

Năm 1950, ông tổ chức lễ cưới giữa rừng Việt Bắc. Câu chuyện cổ tích của thế hệ vàng đi kháng chiến chống Pháp thật lãng mạn, mà cũng thật đời thường, giản dị biết bao trong khói lửa chiến tranh. 

* Thoát khỏi “thần chết”

Đầu tháng 12/1946, tình hình thành phố đã rất căng thẳng. Quân Pháp thường xuyên phóng xe jep, nghênh ngang diễu võ giương oai. Chúng đốt phá nhà Thông tin Tràng Tiền, chiếm trụ sở Bộ giao thông Công chính (nay là Bộ Ngoại giao). Sau vụ thảm sát người dân ở phố Hàng Bún - Yên Ninh, chiều17/12, Đội trinh sát của Sở Công an Bắc bộ được giao nhiêm vụ xuống các khu phố để theo dõi các đối tượng nghi vấn, các ổ Pháp kiều bí mật tiếp tay cho thực dân Pháp, diệt trừ những tên việt gian phản động, đồng thời phối hợp với Ủy ban Hành chính Kháng chiến vận động đồng bào đi tản cư. Ông Toàn cùng với các ông Bảo đen, Lân, Chính trong tổ trinh sát bảo vệ khu vực Nguyễn Thiệp - Hàng Đậu ra đến đầu cầu Long Biên.

Đêm 19/12/1946, Hà  Nội rền vang tiếng súng. Bầu trời thành phố sáng rực. Ông được giao nhiệm vụ bảo vệ tổ tự vệ chiến đấu Bãi Giữa - Phúc Xá đi gài bom lên mặt cầu để phá cầu Long Biên. Cầu Long Biên ở vị trí quân sự quan trọng nên ta và địch đều quyết chiến ở phố Hàng Đậu và đầu cầu; đồng thời ta phá hoại cầu, không cho địch đưa quân từ Gia Lâm sang. Nhưng thực tế, sức công phá của quả bom ta chế tạo không đủ để làm gãy nhịp cầu mà chỉ phá được một quãng mặt cầu. Xe  Pháp chạy từ Gia Lâm sang, xả súng bắn. Hoạ sĩ Tô Ly trúng đạn, hi sinh  ngay tại Bãi Giữa.

Sau một đêm chiến đấu quyết liệt, ngày 20/12, Pháp chiếm được Hàng Đậu nên ông Toàn và tổ trinh sát phải rút vào đóng ở nhà dệt Cự Doanh thuộc khu Đông Thành. Trong chiến đấu gian khổ, công tác nắm các đối tượng để bảo vệ nội bộ càng không thể lơ là. Những tên Việt gian bị nghiêm trị. Những Pháp kiều là dân lành và tù binh, được bảo vệ tính mạng, đưa họ từ Liên khu 1 ra đến Yên Phụ là có đội khác của đường dây công an tiếp nhận đi đến nơi an toàn. Ta đối xử tử tế với kiều dân Pháp và tù binh; đó là truyền thống nhân ái của dân tộc, nhưng chính ông lại bị thương trong một chuyến đưa họ ra.

Đêm đó đã là 28 tháng Chạp, tiểu đội ông vừa vượt ra khỏi gầm cầu Long Biên thì bị một toán lính Pháp xả đạn. Ông Bảo đen hi sinh ngay dưới chân đê, còn ông bị thương ở chân. Đồng đội dìu ông qua bãi Nghĩa Dũng, lên Ô Yên Phụ, rồi lên Chèm mới có trạm y tế tiền phương. Một ngày lê chân đi, bắp chân gần như rời khỏi cẳng chân, tôi sốt hầm hập. Tình cờ chị y tá ở phố Hàng Khoai nhận ra ông là người quen nên đã tận tình giúp đỡ. Ngay chiều 29 tháng Chạp, ông  được chuyển tiếp lên bệnh viện Phúc Yên. Đêm đó, ông mê man bất tỉnh, mọi người tưởng ông đã chết; khiêng  đến nhà xác thì ông tỉnh lại. Ông được một giáo sư trường Văn Lang tận tình cứu chữa qua cơn hiểm nghèo. Trong điều kiện kháng chiến, thuốc men rất thiếu thốn, nên vết thương được sát trùng bằng cồn. Y tá đổ dầu lên, rối úp xung quanh bằng bẹ chuối non đã hơ qua đèn cồn, không hề có pê-li-xi-lin để tiêm. Hằng ngày, cứ khoảng 9 giờ sáng, bệnh nhân ra phơi nắng la liệt để chống nhiễm trùng. Với phương pháp điều trị hết sức thô sơ đó, nhiều người đã chống chọi được bệnh tật. Hai bắp chân ông không bị hoại tử và dần dần  hồi phục. Lần đầu tiên xa ánh đèn thành phố, ăn tết trong bệnh viện, nhớ gia đình da diết. Thương binh có đủ bánh chưng, chè kho, chè lam của nhân dân gửi tặng. Đại diện chính quyền, phụ nữ, phụ lão Phúc Yên đến tận giường bệnh thăm hỏi, chúc Tết. Cảm động nhất là được Bác gửi quà Tết với những quả cam Bố Hạ thơm mát. Ba tháng sau, ông được ra viện và được đưa về Ty Công an Khu 11 đóng ở Sở (Thường Tín) rồi được phiên chế về C«ng an quận 5 (ngoại thành), lµm tr¹m tr­ëng tr¹m giao th«ng ®ãng ë Bå N©u- Ưc LÔ.

* Đám cưới giữa rừng ở căn cứ

Đầu năm 1949, ông  Toàn về Ty Công an, làm ở văn phòng Ty. Căn cứ của Ty đóng ở làng Mát (Hoà Bình). Thời gian này, bà  Đặng Ngân công tác ở phòng chính trị của Ty. Ông bà nên duyên và báo cáo tổ chức định làm lễ cưới đúng kỷ niệm Quốc tế lao động 1/5. Vừa đúng dịp ông bà Lê Nghĩa từ nội thành ra căn cứ nên ông Nguyễn Tạo, lúc đó là Trưởng Ty Công an Hà Nội, gàn hai đôi uyên ương đừng cưới 1/5 kẻo dễ bị Pháp bắn phá và ông đề nghị tổ chức cưới tập thể. Hai đôi đồng ý cưới vào ngày 28/4. Ông Tạo cho ăn liên hoan trước 1/5. Anh em mổ một con bò; một con lợn, làm đủ các món rất rôm rả. Sau đó, các chiến sĩ trang hoàng làm tiệc cưới trong hang nhỏ của làng Mát. Bàn cô dâu chú rể và bàn trà nước để mọi người ngồi dự cưới đều bằng tre. Hoa rừng được hái về để trang trí rất đẹp. Riêng bộ complet của chú rể, áo dài của cô dâu chính là quần áo Ty Công an trang bị cho cán bộ vào nội thành. Bánh kẹo, thuốc lá từ nội thành gửi ra theo đường giao thông. Vào lễ cưới, ông Nguyễn Tạo, Giám đốc Ty Công an là chủ hôn, ông Nguyễn Duy Soạn, Phó giám đốcTy Công an đại diện cho nhà trai, ông  Dương Ngà, Thành uỷ viên, đại diện cho nhà gái (năm 1947, ông là chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến quận 6, còn bà Đặng Ngân là Bí thư các xã Đại Lan,Tứ Kỳ, Tứ Hiệp). Những bài hát lãng mạn và kháng chiến vang lên lan toả trong hang sâu, càng nhân lên niềm hạnh phúc của đôi lứa.

 

Vợ chồng ông Toàn, sau bao thăng trầm, gian lao thử thách,
ông bà vẫn bên nhau chung thuỷ, vẹn tròn

Sau lÔ c­íi 7 ngµy «ng ph¶i vào nội thành, làm việc ở văn phòng công an Quận Nội thành.  Bao gian khó khi luôn phải  đối đầu với bọn mật thám, chỉ điểm luôn rình rập. Chúng bắt «ng lên thẩm vấn tra khảo vài lần nhưng không có chứng cớ rõ ràng chúng lại thả «ng về. Đã có một thời gian «ng phải ra Quảng Ninh đóng giả làm thầy giáo dạy cấp 1 để tránh bọn cú vọ, sau đó lại trở về Hà Nội tiếp tục làm nhiệm vụ của chiến sĩ công an, một lòng trung thành với Đảng với dân. Trong nh÷ng ngµy th¸ng cam go Êy, ng«i nhµ 46 NguyÔn ThiÖp vÉn lµ ®Þa ®iÓm liªn l¹c bÝ mËt cña c«ng an quËn Néi thµnh. Bµ §Æng Ng©n võa tay bÕ tay bång nu«i con, võa ho¹t ®éng trong phong trµo phô n÷ khu §ång Xu©n, chèng ®Þch t¨ng thuÕ chî, vËn ®éng chÞ em chèng ®Þch b¾t lÝnh. 

Từ đó đến nay, 60 năm đã qua, nhưng kỷ niệm đầu đời gắn liền với cái Tết kháng chiến không phai mờ trong ký ức ông. Tổ trinh sát của ông người còn người mất. Hài cốt của ông Bảo đen, gia đình đã tìm thấy. Ông cũng như bao lãng tử Hà Nội đã chiến đấu với tinh thần quyết tử bảo vệ thành phố, sau đó lại hoạt động bí mật, đánh địch trong lòng địch, gây dựng cơ sở công an để đón đại quân về giải phóng Thủ đô.

Và những cô gái Hà Thành như bà Đặng Ngân - những người đã trở thành đồng đội,  cùng chồng vào sinh ra tử trong những năm tháng hoạt động trong lòng địch, không quản hiểm nguy, nuôi giấu cơ sở kháng chiến cho đến ngày Hà Nội được hòa bình mùa thu 1954. Nhiều người đã mang cái tên rất đẹp - Hòa Bình, chính là được sinh ra trong mùa Thu của Hà Nội sạch bóng quân xâm lược. Tình yêu, tình vợ chồng, tình đồng đội, tất cả hòa quyện trong “thế hệ vàng” chống thực dân Pháp, đã làm nên lịch sử của Hà Nội anh hùng và hào hoa.

                               Ths. Phạm Kim Thanh

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6398

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Đôi nét về bộ sưu tập tem phiếu thời kỳ bao cấp tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Đôi nét về bộ sưu tập tem phiếu thời kỳ bao cấp tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

  • 03/02/2020 11:23
  • 6599

Thời bao cấp với những người Việt Nam đã đi qua giai đoạn cuối thế kỷ 20, là một miền ký ức về một thời kỳ đất nước còn gian khó, những thiếu thốn trong cuộc sống. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ và trưng bày khá nhiều tem phiếu, sổ lương thực . Đây là những tư liệu vô cùng quý giá bởi nó đã phản ánh một phần nào về thời kỳ bao cấp, một thời mà sổ gạo, tem phiếu, sổ lương thực là những thứ vô cùng quan trọng với các gia đình. Khi đó, thậm chí người có tiền chưa chắc đã mua được.