Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/01/2018 01:11 1696
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong nhóm hiện vật, hình ảnh và tài liệu trưng bày về sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3/2/1930) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tấm ảnh chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) trong thời gian Người chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.

Vậy, tấm ảnh đó từ đâu? Có phải ảnh Người chụp trong thời gian diễn ra Hội nghị đó hay không?

Lần giở lại xuất xứ tấm ảnh, chúng ta thấy:

Nửa cuối năm 1958, khi Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tiến hành thi công trưng bày để kịp khánh thành vào tháng 1 năm 1959, tấm hình đó đã xuất hiện trong Đề cương trưng bày chi tiết với ghi chú: “Đồng chí Vương-tức Nguyễn Ái Quốc, tại Hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”(các đại biểu dự Hội nghị hợp nhất đều gọi Nguyễn Ái Quốc là đồng chí Vương). Tấm hình này, những người phụ trách xây dựng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tìm thấy trong hồ sơ mật thám Pháp lưu tại Hà Nội với ghi chú: Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc, Hồng Kông, 1931, dọc theo hàng khuy áo phía trước ngực có dòng chữ to Tống Văn Sơ viết bằng tiếng Trung Quốc. Đến năm 1958, ba người đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng còn sống là: Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Thiệu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, còn các đồng chí khác đã hi sinh trong quá trình cách mạng và các cuộc kháng chiến. Đồng chí Nguyễn Thiệu-trong Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam cùng đồng chí Đào Duy Kỳ và Trịnh Đình Cửu đã quyết định bày tấm chân dung này trong trưng bày sự kiện thành lập Đảng tại Bảo tàng.

 Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với dòng tên Tống Văn Sơ, năm 1930.

Tấm ảnh đó không phải chụp Bác trong thời gian họp Hội nghị hợp nhất mà là sau đó, có thể vào khoảng nửa cuối 1930. Vì từ sau Hội nghị hợp nhất đến tháng 6-1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi lại hoạt động ở Hồng Kông, Mã Lai, Xingapo với giấy tờ mang tên Tống Văn Sơ, một viên chức người Trung Quốc. Hồ sơ Vụ án Tống Văn Sơ do mật thám Anh lưu tại Hồng Kông năm 1931-1932 còn có tấm hình này.

Thu Hà

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6474

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Vạn Phúc- Một an toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳtrước Cách mạng tháng tám (1939-1945) (Phần 1)

Vạn Phúc- Một an toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳtrước Cách mạng tháng tám (1939-1945) (Phần 1)

  • 28/01/2018 01:11
  • 1640

Vạn Phúc là một làng dệt lụa cổ truyền nổi tiếng của tỉnh Hà Đông cũ (nay là Hà Nội). Làng nằm ở vị trí trọng yếu chiến lư­ợc - cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, giáp tỉnh lỵ Hà Đông, tiếp giáp với các đư­ờng giao thông quan trọng nên có thể giao lưu rộng rãi với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Sơn Tây, Hoà Bình.... và các vùng miền khác.