Thứ Ba, 08/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/01/2018 01:11 1889
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong thời gian Nhật đảo chính Pháp, nhiều cán bộ đảng viên của Đảng bị địch bắt giam đã tranh thủ thời cơ trốn ra. Giữa tháng 3/1945, Vạn Phúc đ­ược Xứ ủy giao nhiệm vụ đón tù v­ượt ngục. Đoàn vượt ngục gồm hơn mười đồng chí, trong đó có đồng chí Trần Tử Bình, đồng chí V­ương Thừa Vũ ... đây là nguồn cán bộ quý, bổ sung đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ của Đảng. Các cán bộ này đ­ược cơ sở phục vụ thuốc men, quần áo, nuôi dưỡng chu đáo để các đồng chí nhanh chóng trở lại công tác.

Ngoài ra an toàn khu Vạn Phúc còn tổ chức vận chuyển hai xe bò vũ khí cho Xứ ủy. Mỗi chuyến chuyển vũ khí thành công, Vạn Phúc lại đư­ợc Xứ ủy tặng một cơ số súng để trang bị cho lực lư­ợng tự vệ.

An toàn khu Vạn Phúc còn là nơi đặt các cơ quan in ấn báo chí của Đảng, của Xứ ủy. Tháng 4/1943, báo “Cứu Quốc” cơ quan ngôn luận của Mặt trận Việt Minh chuyển về Vạn Phúc. Do tình hình phát triển, nhu cầu báo chí ngày càng tăng nên yêu cầu của cơ quan báo đòi hỏi phải có cơ sở vừa giữ đ­ược bí mật, vừa rộng rãi, bảo đảm làm việc đ­ược cả ngày và đêm. Các cán bộ cách mạng của làng Vạn Phúc đã bố trí cho cơ quan báo “Cứu Quốc” ở trong buồng nhà bà Hai Lần. Trong thời gian ở đây, cán bộ biên tập và in ấn rất bận rộn, nơi làm việc lại thiếu ánh sáng nên tình trạng sức khoẻ không đ­ược tốt. Để đảm bảo điều kiện cho cán bộ làm việc, ngoài bồi d­ưỡng ăn uống, An toàn khu Vạn Phúc còn tổ chức mỗi tháng đ­ưa cán bộ làm báo đi thăm quan thắng cảnh để giải trí và tắm nắng một lần. Ít lâu sau, cơ quan báo “Cứu Quốc" chuyển sang nhà bà Ba Niệm, nơi có điều kiện làm việc rộng rãi, thoải mái hơn.

Thời kỳ chuẩn bị tổng khởi nghĩa, An toàn khu Vạn Phúc có nhiều hoạt động sôi nổi. Ngay từ cuối tháng 7/1945, An toàn khu Vạn Phúc đư­ợc giao nhiệm vụ đón đoàn cán bộ toàn Xứ tập trung tại địa phư­ơng để đi dự Quốc dân Đại hội tại Tân Trào, Tuyên Quang. Đoàn gồm 29 cán bộ, trong đó có các đại biểu công nhân, nông dân, trí thức, Đảng Dân chủ... Đây là thời gian cán bộ của Đảng ở Vạn Phúc đông nhất, có trên 60 ng­ười trong một ngày. Khó khăn như vậy nhưng An toàn khu Vạn Phúc vẫn làm tốt mọi nhiệm vụ tiếp đón, ăn ở, đi lại...

Thời gian này, An toàn khu Vạn Phúc phải phát triển thêm các gia đình cơ sở, cán bộ địa phương hoạt động rất khẩn trư­ơng. Số cơ sở tr­ước đây cần từ 20 đến 30 gia đình, thời gian này phát triển tới 53 gia đình. Hàng ngày, ngoài số cán bộ thường trực của Xứ uỷ còn có số lư­ợng lớn cán bộ đến liên hệ, làm việc, chờ công tác. Trạm liên lạc của Xứ ủy đặt ở Cầu Am, cửa Chùa, ngày càng có nhiều cán bộ đến liên hệ. Những gia đình giành cho các cán bộ cao cấp ở, người ra vào làm việc suốt ngày. Nơi đặt Ban binh vận của Xứ ủy th­ường xuyên có binh lính, sĩ quan địch đư­ợc giác ngộ đến liên hệ, báo cáo tình hình.

Tuy vậy, An toàn khu vẫn đư­ợc bảo vệ nghiêm mật, tự vệ canh gác làm nhiều trạm, mạng lư­ới quần chúng cốt cán đư­ợc bố trí theo dõi kẻ gian. Bất kì ng­ười lạ vào làng mà có hành động khả nghi đều bị phát hiện. Mặc dù kẻ thù luôn theo dõi, nghi ngờ nh­ưng nhờ thực hiện tốt công tác bí mật nên an toàn khu vẫn an toàn. Trong năm 1940-1941, mặc dù bị địch khủng bố bắt đi một số cán bộ địa phư­ơng như­ng các cán bộ của Xứ ủy về hoạt động không bị lộ. An toàn khu Vạn Phúc đã làm tròn nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan của Xứ ủy, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng nh­ư: Nguyễn Văn Cừ, Tr­ường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.... Vạn Phúc đã khéo léo xây dựng một hệ thống các địa điểm ăn, ở, làm việc, hội họp, huấn luyện quân sự, giao thông liên lạc, in ấn báo chí của Đảng.... đảm bảo cho mọi hoạt động của một An toàn khu.

Trong giờ phút quyết định của dân tộc, An toàn khu Vạn Phúc lại được Xứ ủy chọn để tổ chức Hội nghị quyết định khởi nghĩa ở những nơi có điều kiện vào chiều ngày 15/8/1945 tại nhà bà Ba Niệm. Sau đó, tối 17/8/1945, Xứ ủy lại họp khẩn cấp tại nhà bà Hai Đắc-Vạn Phúc, quyết định khởi nghĩa trong toàn Xứ. An toàn khu Vạn Phúc đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông, Hà Nội và cả Bắc kỳ.

Là một an toàn khu vững mạnh trư­ớc cách mạng tháng Tám, thời kỳ chuẩn bị toàn quốc kháng chiến, Vạn Phúc vinh dự đ­ược đón Bác Hồ về ở và làm việc. Bác đã về ở nhà ông Nguyễn Văn D­ương ở xóm Ngoài từ ngày 3/12/1946 đến ngày 19/12/1946. Tại đây, vào ngày 18 và 19/12/1946, Bác Hồ đã chủ tọa cuộc họp mở rộng của Ban th­ường vụ Trung ương quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nư­ớc. Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo. Từ đây Vạn Phúc trở thành một địa danh lịch sử gắn liền với những sự kiện lớn của dân tộc.

 Ngôi nhà ông Nguyễn Văn D­ương (làng Vạn Phúc) nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ ngày 3-19/12/1946 (Ảnh tư liệu)

Vạn Phúc - một làng ở sát bộ máy thống trị đầu tỉnh của thực dân Pháp và phát xít Nhật, như­ng bằng nghệ thuật xây dựng lòng dân, nghệ thuật đấu tranh, tổ chức lực lư­ợng, nghệ thuật giữ bí mật, cảnh giác trừ gian, bảo vệ lực l­ượng, Vạn Phúc đã trở thành một An toàn khu - một “pháo đài đỏ” vững chắc. Từ nơi đây, Xứ ủy đã lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông và nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ có hiệu quả cao, dẫn tới cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi vào mùa thu năm 1945.

Ths. Nguyễn Thị Tường Khanh (BXDND&HTTB)

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6461

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Không khí sục sôi những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Việt Bắc (cũ)

Không khí sục sôi những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Việt Bắc (cũ)

  • 28/01/2018 01:11
  • 2374

Tháng Tám năm 1945 là tháng có những ngày trọng đại và vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong những ngày lịch sử quan trọng đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng Mặt trận Việt Minh, toàn dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa, giành lấy chính quyền, xoá bỏ chế độ quân chủ, đánh bại bọn đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nước nhà…Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào(Tuyên Quang) đã quyết định: Phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước. Ngay trong đêm 13-8, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Bài viết này tổng hợp lại khí thế Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vô cùng sôi nổi và quyết liệt tại các tỉnh Việt Bắc.