Thứ Năm, 19/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/01/2018 23:20 2155
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Dưới đây là bản dịch một loại tài liệu hiếm hoi về chủ đề địa lý và việc vẽ bản đồ vùng Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt nam.  Ngoài phần bài dịch chính, để có được một ý niệm tổng quát về tư tưởng địa dư học từ nhiều vùng của thế giới, từ thời thượng cổ cho đến nay, đối với địa hình Đông Phương nói chung và của Việt Nam nói riêng, người dịch đã trích dich các đoạn quan trọng liên hệ đến địa lý và lịch sử Việt Nam, trong cùng tác phẩm bao gồm bài dịch chính. Người dịch có bổ túc một số các phụ lục đánh số A, B,C, D liên quan đến lịch sử và địa dư Việt Nam cùng một số chú giải rải rác trong bản văn.

 

 

*****

Lời Người Dịch:

       Dưới đây là bản dịch một loại tài liệu hiếm hoi về chủ đề địa lý và việc vẽ bản đồ vùng Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt nam.  Ngoài phần bài dịch chính, để có được một ý niệm tổng quát về tư tưởng địa dư học từ nhiều vùng của thế giới, từ thời thượng cổ cho đến nay, đối với địa hình Đông Phương nói chung và của Việt Nam nói riêng, người dịch đã trích dich các đoạn quan trọng liên hệ đến địa lý và lịch sử Việt Nam, trong cùng tác phẩm bao gồm bài dịch chính. Người dịch có bổ túc một số các phụ lục đánh số A, B,C, D liên quan đến lịch sử và địa dư Việt Nam cùng một số chú giải rải rác trong bản văn. 

       Bản dịch có kèm theo nhiều bản đổ cổ, hiếm thấy đối với các độc giả Việt Nam, và ít nhiều hữu ích cho việc nghiên cứu về địa dự, lịch sử Việt Nam.  Các bản đồ được giữ nguyên số thứ tự như ghi trong nguyên bản,  ngoại trừ các bản đồ hay tài liệu bổ túc khác sẽ được nêu rõ xuất xứ.

       Vì bản văn khá dài, dưới đây là dàn bài để giúp độc giả dễ nắm bắt nội dung hơn:

Phần I: THẾ KỶ THỨ MƯỜI CHÍN VÀ VIỆC VẼ BẢN ĐỒ VÙNG NỘI ĐỊA ĐÔNG NAM Á

Phần II: CÁC PHỤ LỤC TRÍCH DỊCH TỪ NGUYÊN BẢN

01. Ý Niệm Của Người Việt Nam Về Xứ Sở

02.  Phân Loại Chính Các Bản Đồ Về Đông Nam Á

03. Bản Đồ Vũ Trụ (Cosmographic Maps) Của Đông Nam Á và Việt Nam

04. Địa Dư Thực Nghiệm: Việc Vẽ Bản Đồ Tại Đông Nam Á và Việt Nam

05. Phù Nam

06. An Nam & Đông Dương

07. Xứ Chàm Trong Bản Đồ Giữa Thế Kỷ Thứ Mười Hai Của Sharif al-Idrisi

08. Xứ Chàm Trong Bản Đồ Năm 1522 Của Lorenz Fries

09. Trịnh Hòa Và Tập Bản Đồ Vũ Bị Chí (Wubei-zhi)

10. Số Phận Của Cattigara và Mũi Đất Vĩ Đại Của Ptolemy – Cattigara Có Thể Là Hà Nội?

11. Đảo Côn Sơn

12. Đông Dương

13. “Bản Đồ Bàn Tay” Vùng Đông Nam Á Của Barros, Năm 1552

14. Vịnh Bắc Việt, Đảo Hải Nam, Quần Đảo Hoàng Sa, và Biển Trung Hoa (China Sea)

15. Lục Địa Đông Nam Á Trên Bản Đồ Của Gastaldi năm 1548

16. Lục Địa Đông Nam Á Trên Bản Đồ Của Ramusio Năm 1554 và Trên Bản Đồ Của Gastaldo Năm 1561.

17. Các Phái Bộ Truyền Giáo Âu Châu Đến Việt Nam

18. Hải Lộ Singapore – Trung Hoa và Quần Đảo Hoàng Sa

19. Các Bản Đồ Của Âu Châu Được Lập Tại Đông Nam Á

20. Xứ Chàm Trên Bản Đồ Của Johann Ruysch, 1507 và Trong Cac Văn Bản Của Odoric, Mandeville và Tomé Pires

21. Huyền Thoại Âu Cơ

22. Claudius Ptolemy

23. Tomé Pires

24. Giovanni Ramusio, Người Đã Khai Sinh Ra Quần Đảo Hoàng Sa Trên Bản Đồ

25. Giacomo Gastaldi

26. William Dampier

Phần III: CÁC PHỤ LỤC CỦA NGÔ BẮC

Phụ Lục A: Lễ Thiên Thành  và Núi Vạn Thọ Nam Sơn thời nhà Lý

Phụ Lục B: Truyền Thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, theo tác giả Keith Weller Taylor

Phụ Luc C: Biên Giới Địa Lý Nhân Văn: Trường Hợp Việt Nam

Phụ Lục D: Đất Vành: Địa Lý Chính Trị Của Việt Nam hay Ban Lơn Quay Ra Thái Bình Dương

*****

PHẪN I:

THẾ KỶ THỨ MƯỜI CHÍN VÀ

VIỆC VẼ BẢN ĐỒ VŨNG NỘI ĐỊA ĐÔNG NAM Á

Vào lúc khởi đầu thế kỷ thứ mười chín, bất kể ba thế kỷ hiện diện của Âu Châu dọc theo các bờ biển của Đông Nam Á lục địa, phần lớn vùng nội địa hãy còn chưa được biết đến và bị che phủ trong sự bí ẩn.  Nói theo lời Trung Úy James Low, một người Anh dính líu đến việc vẽ bản đồ Đông Nam Á vào lúc đó, “Các Bản Đồ Thế Giới hiện có cho thấy [Xiêm La, Căm Bốt, và Lào] gần như một giải đất trống trơn.” 1 Ngay các vương quốc hùng mạnh, được che chắn của Trung Hoa và Nhật Bản từ lâu đã nhường bước trước Tây Phương hơn nhiều so với vùng nội địa của Đông Nam Á đất liền.  Song nó là một nơi ấn chứa nổi tiếng của sự giàu có đáng kể, và hệ thống sông ngòi của nó hứa hẹn một thủy lộ thực tế dẫn đến Trung Hoa.

Sự thất vọng cảm thấy bởi một số người Âu Châu thế kỷ thứ mười chín vì sự cự tuyệt của vùng nội địa Đông Nam Á trong việc bộc lộ các sự bí mật của nó khiến vùng đất này trở thành người tình định mệnh [femme fatal, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của kẻ đi chinh phục.  Như một viên chức thực dân ở Mã Lai thuộc Anh hồi cuối thế kỷ thứ mười chín đã viết, “Giống như tượng nữ thần mình sư tử ở Ai Cập (Sphinx), vùng đất đã đề ra các câu đố mà ít người có thể giải đáp được, cám dỗ chúng ta tiến tới với các hy vọng hão huyền về các sự phát hiện đầy hứng khởi, song mãi mãi che dấu trong bầu ngực tuyệt trần, tả tơi của nó, các điều bí mật của một trong các lịch sử con người được ghi chép cổ xưa nhất nhưng cũng ít đầy đủ nhất.” 2 Có một sự thúc dục để chiếm ngự vùng ít được hay biết và huyền bí này: “Phương Đông phỉnh gạt trong khi nó mê hoặc chúng ta: mê hoặc chúng ta bởi vì nó phỉnh phờ,” cách nói bóng bẩy tiếp tục như thế.

Cùng lúc, các sự quan tâm được cho là nhân đạo đã biện minh một cách giả dối cho sự thám hiểm và vẽ bản đồ vùng nội địa Đông Nam Á.  “Các  nhân vật cao cấp và đặc biệt các vị ở Ấn Độ,” một viên chức người Anh tại Mã Lai đã viết hồi đầu thế kỷ thứ mười chín, “không bao giờ được quên” sự kiện rằng các bản đồ tốt hơn của vùng nội địa Đông Nam Á “sẽ cung cấp các phương tiện hay nhất giúp chúng ta phát tán trong những đồng loại kém may mắn và man rợ hơn của chúng ta các ân phúc của kiến thức hữu dụng và các tiện nghi của cuộc sống văn minh hóa”. 3 Các cảm nghĩ tương tự cũng được phát biểu bởi người Pháp tại Đông Dương.  Vào giữa thế kỷ thứ mười chín, Francis Garnier, nhà thám hiểm nổi tiếng nhất các dòng sông của Đông Dương, đã khoa trương về “nước Pháp, vị trọng tài của Âu Châu, chỉ sử dụng ảnh hưởng của mình nhằm tạo hạnh phúc và cho sự cải thiện đạo đức của các dân tộc.” 4  Chính vì thế, việc  vẽ  bản đồ vùng nội địa Đông Nam Á thì cần thiết cho cảm nghĩ về “định mệnh hiển nhiên” của các cường quốc Âu Châu, để truyền bá phong cách văn hóa và lối sống cụ thể của nó cho các dân tộc Đông Nam Á, và để cứu vớt các người dễ bị xâm hại khỏi các kẻ chinh phục không xứng đáng, bởi mỗi dân tộc Pháp và Anh đều xem sự bảo hộ của mình sẽ phục vụ cho các quyền lợi tốt nhất của các dân tộc bản địa trong vùng.

Đông Dương

       Garnier đã trưng dẫn các di sản Anh Quốc trong các cuộc Chiến Tranh Nha Phiến tại Trung Hoa và sự suy đồi của văn minh Ấn Độ dưới sự cai trị của Anh như một bằng cớ rằng Căm Bốt, Lào và Việt Nam phải nên chào đón chế độ bảo hộ của Pháp hầu tránh cho các vương quốc của họ cùng sự thống khổ như thế.  “Hãy đi sang Ấn Độ, ” ông ta cáo giác, để thăm viếng xứ sở bị tàn phá và bần cùng hóa bởi các sự cướp đoạt của Công Ty Anh Quốc.”  Và về các cuộc Chiến Tranh Nha Phiến, “ai là kẻ mà không ghê tởm khi [Anh quốc, vì các lợi nhuận về thuốc phiện, đã tuyên chiến với Trung Hoa nhằm cưỡng bách] vị Hoàng Đế … chuẩn thuận việc đầu độc ba trăm triệu con người?” 5

       Tuy nhiên, chính các giấc mơ giàu có vẫn tiếp tục là lý do chính cho việc tại sao các người Âu Châu đã chú ý đến việc thủ đắc một hồ sơ bản đồ chính xác của Đông Dương và các sông ngòi của nó.  August Pavie, một nhà thám hiểm quan trọng vùng Đông Dương và sông Cửu Long trong thập niên cuối của thế kỷ thứ mười chín, vẫn còn có thể đồn đoán rằng Căm Bốt cổ thời không gì khác hơn là xứ Ophir [theo Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, là xứ đầy vàng, chú của người dịch] của Nhà Vua Soloman.  Nhưng trong sự khiếm khuyết bất kỳ bằng chứng vững chắc nào rằng Đông Dương vẫn còn cất chứa sự giàu có huyên thoại như thế, các người Pháp tìm kiếm sự giàu có thay vào đó đã trở nên say đắm với huyễn tượng rằng các dòng sông của nó có thể cung cấp các luồng mậu dịch trên nước xuyên qua “các xứ sở hoang dại” đến “cac vùng giàu có nổi tiếng của Miền Tây Trung Hoa,” là miền mà họ tin rằng “Thiên Triều khư khư phòng vệ chống lại sự tò mò của các cặp mắt Âu Châu.” 6      

       Các ý tưởng này có được truy tầm ngược lại khá xa trong tài liệu bản đồ.  Bản đồ hải hành (portolan) năm 1641 của Antonio Sanches (Hình 80) [số đánh theo nguyên bản, chú của người dịch],thí dụ, cho thấy một thủy lộ khổng lồ tại vùng phụ cận Châu Giang (Pearl River), trong tỉnh Quảng Đông, nam Trung Hoa, chảy thênh thang và tương đối thẳng đến hết đường xuyên qua quanҫi (Kwangsi: Quảng Tây), nơi có một cái hồ lớn hiể:n nhiên sẽ cung cấp các cơ sở cặp bến và du hành dễ dàng trong vùng.  Từ cùng cái hồ đó hai chi lưu khác của con sông tiếp tục chạy về phía tây đến quacheu (Kweichou: Quý Châu), trong khi các nhánh khác có thể đón nhận các thuyền mậu dịch đi xa hơn về hướng bắc tiến vào nội địa Trung Hoa.  Trong thế kỷ thứ mười chín, trong khi người Anh nhìn các con sông của Miến Điện như là các thủy lộ đầy tiềm năng hứa hẹn dẫn vào nội địa Trung Hoa, các nhà thám hiểm Pháp nhắm tới sông Cửu Long và sông Hồng với cùng mục đích đó.  Trong hai con sông này, chính con sông mênh mông Mekong, được gọi là “Sông Căm Bốt” (River of Cambodia), xem ra là thủy lộ ở vị trí thuận tiện nhất với một lượng nước cung cấp phong phú sẽ cung cấp sự tiếp cận đến miền bắc xa xôi.

Jean Marie-Dayot và John White

Hình 158: Map of the River of Don Nai, from Cape St. James to the City of Saigon (Bản Đồ Sông Đồng Nai, từ Vũng Tầu đến Thành Phố Sàigòn).  Sông Donnai [Đồng Nai] ở Việt Nam với Sàigòn nằm ở góc trên bên trái.  John White, 1823 (43.5 x 57.5 cm) [Edward Lefkowicz, Providence]
 

       Trong sự kỳ vọng rằng con sông Mekong sẽ trở thành một thông lộ vĩ đại tiền vào nội địa miền nam Trung Hoa, một nỗ lực đã được thực hiện để cung cấp một sự nối kết giữa sông Mekong với Sàigòn.  Một kinh đào vì thế đã cắt ngang để nối liền các phụ lưu của sông Mekong và sông Đồng Nai, một trong những con sông chính tiến tới thành phố.  Khi một cuộc viễn chinh từ Hoa Kỳ, dưới sự chỉ huy của John White, đã đến Việt Nam trong năm 1819, viên chỉ huy đã báo cáo rằng:

Từ phía tây của thành phố, một con sông hay một kinh đào đã được mở ra hồi lgần đây, (trong thực tế mới chỉ được hoàn tất vào lúc chúng tôi đến đó) dài hai mươi ba dậm Anh, nối liền với chi lưu của sông Căm Bốt [tức Mekong], theo đó một sự lưu hành bằng đường sông thông thoáng đã được khai mở đối với Căm Bốt.

       Chính Sàigòn “nằm trong vòng vài dặm từ bước khởi đầu cuộc hải hành trên chi nhánh đó của sông Đồng Nai [nguyên bản ghi sai la Don-nai, chú của người dịch], trên đó thành phố tọa lạc.”  Tập tường thuật năm 1823 về cuộc viễn chinh của ông White bao gồm một bản đồ chi tiết của sông Đồng Nai và kinh đào mới của nó (Hình 158) [số thứ tự được đánh trong nguyên bản, chú của người dịch], bởi vì một việc vẽ họa đồ chính xác hệ thống thủy lộ rắc rối đã là chìa khóa đối với các sự chú ý đến việc đặt cơ sở ở Sàigòn, hy vọng khai quật được tiềm năng của sông Cửu Long.  Bản đồ được dựa trên các sự thăm dò được thực hiện vào năm 1791 bởi Jean-Marie Dayot, “nhà thủy đạo học của vị Vua miền Nam Kỳ,” được cập nhật hóa với các sự quan sát của chính White và gồm kinh đào mới.  Khi White đi thuyền xuyên qua một vịnh được gọi là Ngã Bẩy [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hay sete-bocas (bẩy cửa sông) tại các thủy đạo gần Sàigòn, ông đã viết rằng:

Cảnh trí từ lưu vực bao la này, mặc dù chỉ có ít đường nét của sự tuyệt diệu, thì đẹp đẽ và thơ mộng.  Các cây cao và đáng sợ phủ kín các đầu ngọn song được tạo thành bởi trào lượng của nhiều dòng nước, chia nhánh ra nhiều hướng khác nhau, giống như thật nhiều đường bán kính từ một tâm điểm, phát hiện ra các phối cảnh trải dài, được viền mỗi bên các chùm lá với các sắc độ khác nhau của màu xanh, trong khi chúng đánh bóng mặt nước phản chiếu,với một vẻ đẹp trinh nguyên, các sắc thái biến đổi của các khu rừng lơ lửng.

Bức Trường Thành Tại Việt Nam – Tập Bản Đồ Thế Giới (Atlas Universel) năm 1827 của Vander Maelen

Một cái nhìn sát cận Đông Dương vào lúc khởi đầu của cuộc thám hiểm sâu rộng của người Pháp tại vùng có thể được tìm thấy trong các bản đồ của Philippe vander Maelen,tác giả quyển Atlas Universel năm 1827 đã là tập bản đồ đầu tiên – ngoài các bản hình tam giác vẽ địa cầu được đóng thành bộ của Coronelli – đã sử dụng một tỷ lệ xích đồng nhất trong suốt tập sách.  Phương tiện tương đối mới của cách in thạch bản đã được sử dụng cho bốn trăm bản đồ của tập bản đồ toàn thư. Sáng sủa nhưng không thực dụng, sự ấn hành nó có lẽ không thể tồn tại nếu tác giả đã không thừa hưởng vốn liếng đáng kể từ doanh nghiệp xà phòng thịnh đạt của cha mẹ ông.

Hình 159: Indochina, Philippe vander Maelen, 1827.  (46.8 x 54.7 cm)
 

Hình 160:  “Bức Ttrường Lũy ngăn đôi hai vương quốc” của Việt Nam được vẽ trên bản đồ này dựa theo các nguyên mẫu được công bố bởi Jean Baptiste d’Anville trong thập niên 1730.  Solomon Bolton, 1755.

      

 

Bản đồ Camboge et Anam (Căm Bốt và An Nam) Hình 159) trong toàn tập trình bày một khu vực “gần như trống trơn” (như James Low đã than phiền), bất kể cơ hội để ghi nhiều chi tiết trong nội địa được cung cấp bởi tỷ lệ xích to lớn của nó, đã có các dữ kiện khả tín được cung cấp.  Tuy nhiên, một đặc điểm không thể sai lầm được là bức trường thằnh (Muraille: tức Lũy Thầy) chạy từ bờ biển, gần Đồng Hới (không được ghi tên), cho đến Rặng An Nam [tức rặng Trường Sơn, chú của người dịch].  Bức tường thành này nguyên thủy được xây dựng bởi Trung Hoa [China [?][sic, nhiều phần không đúng, chú của người dịch] khoảng năm 1540 để trung giải một cuộc tranh chấp giữa hai phe Việt Nam tranh dành nhau, họ Trịnh và họ Nguyễn. 7 William Dampier, kẻ đã thăm viếng Việt Nam năm 1688, thuật lại rằng bức tường thành là một công sự duy nhất còn tôn tại sau chiến sự liên miên trong nước, nhưng bất kể có các báo cáo như thế, bức tường thành đã không được ghi lại trên các bản đồ được ấn loát cho đến khi nhà địa dư người Pháp, ông Jean-Baptiste d’Anville, phổ biến nó hồi đầu thế kỷ thứ mười tám (Hình 160).  Được dựng ở phía bắc của vĩ tuyến thứ 17, nó nằm sát cận một cách kỳ dị với đường được vạch ra bởi Hội Nghị Geneva năm 1954 để phân chia tạm thời Việt Nam cho đến khi có cuộc tổng tuyển cử, dự trù có thể được tổ chức trong năm 1956 (các cuộc bầu cử đã không bao giờ xảy ra).

Căm Bốt, bị kẹp giữa Việt Nam và Thái Lan

       Vander Maelen cung cấp một tiêu điểm nhắm vào Căm Bốt trong cao điểm của các lời tuyên xác cạnh tranh về sự lệ thuộc của vương quốc này bởi các láng giềng hùng mạnh của nó, Thái Lan và Việt Nam.  Bẩy trăm năm trước đây, trong thời cực thịnh của đế quốc Khmer, lãnh địa kiểm soát bởi Angkor trải dài đến tận miền ngày nay là Thái Lan và Việt Nam.  Khi Angkor bắt đầu suy sụp trong thế kỷ thứ mười bốn, Sukhothai và sau này Ayuthaya [các kinh đô, trung tâm quyền lực của Thái Lan khi đó, chú của người dịch] đã nới rộng sự kiểm soát của chúng trên Căm Bốt, sau rốt tuyên bố Căm Bốt là một vương quốc triều cống.  Vào thế kỷ thứ mười bẩy, Việt Nam cũng đã đưa ra các đòi hỏi trên Căm Bốt, và năm 1834 đã chứng kiến sự khởi đầu của mười bốn năm giao chiên công khai giữa Xiêm La và Việt Nam để quyết định xem nước nào sẽ sở hữu Căm Bốt.  Năm 1847, Căm Bột, giờ đây lại “độc lập” một lần nữa, song cũng thêm một lần bị kẹt giữa hai láng giềng hùng mạnh của nó, bị tàn phá.

       Bản chất bất định hình của “bản đố bản xứ của Đông Nam Á được vẽ một cách tuyệt vời theo lời thỉnh cầu của nhà vua xứ Căm Bốt với hai vương quốc láng giềng của ông vào lúc kết thúc cuộc chiến.  Ông ta đã hiểu rằng bởi vị trí địa dư của lãnh thổ của ông, Căm Bốt sẽ không bao giờ được để yên chừng nào nó là chư hầu của chỉ một trong hai láng giềng khổng lồ của nó.  Chính vì thế, nhà vua đã khẩn cầu sẽ được “chinh phục” trên danh nghĩa bởi cả hai nước.: “Xin vui lòng để tôi được thần phục trước công đức và sức mạnh của cả hai vương quốc vĩ đại [Xiêm La và Việt Nam], sao cho người dân của tôi có thể sống trong hòa bình và hạnh phúc.” 8

Sự Huyền Bí Của Sông Cửu Long

       Trong các năm 1858-60, nhà thiên nhiên học Henri Mouhot du hành xa về hướng bắc lên tới Xiêm La, Căm Bốt và Lào, nơi mà ông đến được Luang Prabang và thu lượm được một hình ảnh thô sơ về dòng chảy của sông Cửu Long.  Bản đồ Đông Nam Á năm 1863 của Edward Weller (chi tiết phóng lớn, Hình 161) tiêu biểu cho thời kỳ này, trình bày một cách chính xác về con sông Cửu Long đổi hướng sang phía đông ở kinh đô M. Udong (Phnom Penh).  Nhưng cả khúc ngoặt ngoạn mục về hướng bắc ngay bờ phía đông của Vạn Tượng (Vientiane), lẫn phần quay ngoặt hai lần một cách gắt gao về hướng tây ở bên trên Luang Prabang, đã giới hạn sự hải hành ở phía cực bắc của con sông, vẫn chưa được vẽ ra (Luang-Prabang trong bản đồ của Weller được ghi là Muang-luang Prabang, muang: có nghĩa là thành phố).

Hình 161: Đông Nam Á lục địa (chi tiết phóng lớn), Edward Weller, 1863 (45 x 30.5 cm).  Bất kể các biên giới rõ ràng được hàm ý bằng các đường nét tô màu, Weller cố gắng chỉ cho thấy sự tế nhị trong việc sắp xếp chính trị vùng Đông Nam Á qua việc ghi dấu một số khu vực nào đó như “các nước nhỏ bé: petty states” và cho thấy quy chế triều cống của các vương quốc của chúng.  Khu vực bao quanh bởi đường tô màu tím, được cư trú bởi nhiều bộ tộc nhỏ khác nhau, đáng để ý trong khía cạnh này.  Sự kiện rằng sông Cửu Long chảy ra lãnh địa tập hợp của chúng và rằng chúng nằm ở đường phân cách giữa Xiêm La và Đông Dương bị chiếm đóng, có nghĩa rằng trong vòng ít thập niên sắp tới các nhóm này đích thực bị xóa bỏ sự hiện hữu khi Xiêm La và Pháp lấn sang từ phía bên đối lập.  Miến Điện hãnh diện có nhiều chi tiết nhất trên bản đồ, một kết quả của việc vẽ bản đồ cần mẫn của người Anh về các phần đất khai thác của họ tại đó.  Mặc dù vương quốc Lan Na (ở giữa, bên trái) hãy còn độc lập, sự liên kết chặt chẽ với Xiêm La đã khiến Weller bao gồm vương quốc này vào trong cùng phần bên trong đường bao bọc chung quanh màu cam, tách biệt hai nước cựu đối thủ với một đường vẽ bằng nét thanh, màu đỏ.  Kinh đô của nó, Chiang Mai (ở đây ghi là Zimmé), nơi mà địa điểm từ lâu chỉ được phỏng đóan, sau hết đã được vẽ một cách chính xác.  
 

       Các phần bổ túc này cho bản đồ xẩy ra không lâu sau thời kỳ của Mouhot, nhờ ở các kẻ năng nổ Doudart de Langée [sic, Lagrée?] và Francis Garnier, các kẻ mà cuộc thám hiểm trong các năm 1866-68 sau hết đã mang lại cho Âu Châu sự hiểu biết cặn kẽ về miền thượng nguồn sông Cửu Long và vùng biên cương núi đồi của miền này với Trung Hoa.  Tài liệu từ cuộc thám hiểm của Garnier mau chóng được khai thác bởi nhà vẽ bản đồ người Đức, Justus Perthes trong bản đồ Ubersichtskarte der Franzosischen Expedition in Hinterindien vom Me-khong bis zum Jang-tse-kiang 1867-1868 (Hình 162), được công bố trong năm 1869, ngay năm khi mà cuộc thám hiểm vừa được hoàn tất.

       Garnier đã mô tả Luang Prabang như là kinh đô của Lào,

… đẹp như tranh vẽ và thích thú để ngắm nhìn, [với nhiều ngôi nhà] được sắp theo các đường song song chung quanh kmột ngọn đồi nhỏ ở trung tâm, trông giống như một cái vòm màu xanh, mọc lên bên trên khối mái tranh màu xám … trên đỉnh đồi một ngọn tháp hay lăng [tat, tiếng Lào], hay dagoba, [tiếng Sinhgalese, trong nguyên bản, chú của người dịch] chỉa chóp nhọn như mũi tên bên trên một vành đai các cây cối, tạo thành một điểm chuẩn cho tất cả vùng đất chung quanh.

       Mái đỏ của các ngôi chùa “tương phản một cách sống động với cây cỏ màu xanh đậm,” và đã có một thành phố trên sông với các túp lều được dựng trên các chiếc bè, “nối liền với chính thành phố kinh đô bởi các lối đi ngoằn ngoèo, sáng rực lên như các giải băng màu trắng từ xa.”  Chính dòng sông là một thông lộ nhộn nhịp cho tàu thuyền đủ mọi cỡ, nơi mà “tiếng xào xạc trộn lẫn với tiếng rù rì của dòng nước, và tiếng thì thầm của các cây dừa [phe phẩy] tàn lá bên trên các bờ sông màu mỡ và tươi tỉnh.” 9 Ngược dòng từ Luang Prabang, Garnier nhận thấy con sông Cửu Long “hẹp lại một cách đáng kể, và lập lại khía cạnh hoang dại và thơ mộng của nó.”

Hình 162: Northern Indochina (Bắc Đông Dương), vẽ dòng chảy của sông Mekong, như được phác họa thành bản đồ bởi Garnier.  Justus Perthes, 1869.  (26 x 20.5 cm)
 

       Nhiều khúc căng dài của dòng sông thì không lưu thông được, buộc các kẻ tiên phong phải khiêng thuyền và đồ tiếp liệu của họ theo đường bộ.  Sau sự khổ nhọc lớn lao (de Langée [sic] bị chết trên đường đi [en route, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], Garnier và đồng đội đã thành công trong việc đi tớiVân Nam xuyên qua sông Cửu Long, nhưng các sự thử thách của sông Mekong đáng kinh sợ đến nỗi họ đã không tìm cách đi lại con đường đã qua.  Thay vào đó, đoàn thám hiểm, cầm đầu bởi Garnier, đã quay về Sàigòn bằng ngả sông Dương Tử và Biển Trung Hoa (China Sea).  Khó khăn quá mức và không thực dụng tột cùng, dòng sông vĩ đại đã không toàn thành cho giấc mơ của họ về một hải lộ Đông Dương to rộng vươn tới Vương Quốc Thiên Triều.

       Cuộc thám hiểm chứng minh rằng những gì mà Engelbert Kaempfer thu lượm được từ Thái, liên quan đến Lào, gần hai thế kỷ trước đó, là chính xác.  Trong khi cư trú tại Ayuthaya năm 1690, Kaempfer có được nói cho biết rằng việc du hành trên các con sông thượng nguồn

… là cuộc du hành đến đó rất bất tiện và phiền phức trên đường bộ, bởi có các rặng núi cao, và bằng đường sông, bởi có đá và các thác nước lớn, đến nỗi các tàu thuyền, hay Prows như họ gọi chúng, được đóng theo cách mà chúng có thể được tháo ra thành từng mảnh, và khiêng qua các ghềnh thác nhô cao, hầu tiếp tục cuộc hành trình trên nước.

       Song, mặc dù Francis Garnier bỏ lại sau lưng các hy vọng của mình về sông Mekong,  giấc của ông về một tuyến đường thủy đến Trung Hoa vẫn còn.  Ông giờ đây tin tưởng rằng trong số năm con sông vĩ đại của Đông Nam Á – Irrawaddy, Salween, Chao Phraya, Mekong, và sông Hồng – chính dòng sông cuối cùng của các con sông này, vẫn thực sự chưa được biết đến đối với Tây phương, theo đó “sự thừa mứa của các sự giàu có ở miền Tây Trung Hoa chỉ trong một ngày sẽ trôi xuống một hải cảng của Pháp.”  Hơn nữa, chính lưu vực sông Hồng và miền Bắc Kỳ (Tongkin), với thành phố chính của nó là Hà Nội, sẽ là “một tiếp nối cần thiết cho sự thiết dựng ngọn cờ Pháp tại sáu tỉnh Nam Kỳ.”  Garnier bị giết chết tại Hà Nội năm 1873 trong cuộc chiếm đoạt thành phố này cho Pháp.

       Tầm hữu dụng của sông Hồng nằm phía nam Hà Nội, trong sự tiếp cận với các sản vật Trung Hoa xuyên qua Vịnh Bắc Việt và Biển Nam Hoa [South China Sea, hay Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, chú của người dịch], đã là, trong thực tế, một sự cứu xét của người Việt Nam một nghìn năm trước đó, khi kinh đô được thành lập gần thành phố Hà Nội ngày nay.  Một bia ký có nhật kỳ từ năm 870 bảo tồn truyền thống rằng “quyền lực khuấy động của sấm sét” đã khiến cho biển “tạo thành một tuyến đường, nơi mà các tàu thuyền có thể đi qua một cách an toàn, với biển sâu kéo dài ra một cách hòa dịu, một thông lộ cung cấp tiếp liệu cho thành phố chúng ta” – khu vực khởi nguyên của sông Hồng. 10 Hà Nội về mặt biểu tượng được xem như “bụng con Rồng” [Long đỗ, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], trung tâm tinh thần của vương quốc.

Hình 163: (tay trái) Hà Nội và các vùng phụ cận, [Hà Nội Toàn Đồ,tên của bản đồ bên tay phải, chú của người dịch] từ một tập bản đồ toàn thư Việt Nam vô danh.  Bản vẽ tay, khoảng 1870.  [Rodolphe Chamonal, Paris]
 
Hình 164 (bên dưới)  Bìa của Toàn Thư Bản Đồ Việt Nam,  vô danh, được trình bày bên trái.
 

Các Tập Bản Đồ Lộ Trình Pháp-Việt

       Một thí dụ về sự hiện diện mới, áp đặt của Pháp tại Việt Nam được phản ảnh bởi một tập bản đồ vẽ tay của đất nước nhan đề Hoàng Việt Dư Đồ (Atlas of Vietnam), từ đó bản đồ Hà Nội trình bày nơi Hình 163 được rút ra.  Bản đồ có nhật kỳ khoảng 1870, vào lúc Hà Nội được thiết lập thành thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp.  Mặc dù có tính chất Á Châu trong cách thực hiện của nó, quyển sách tuy thế đã là một trong các tập bản đồ Việt Nam sớm nhất với danh biểu cả bằng tiếng Pháp lẫn chữ Hán.  Bản đồ tượng trưng một cách toàn hảo khái niệm của người Việt Nam về xứ sở của họ như Non Nước [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], có nghĩa “núi và sông nước”, với các hệ thống sông ngòi quanh Hà Nội được vẽ ngoài tỷ lệ [để làm nổi bật lên], trong khi các ngọn núi nội địa mọc lên theo cách vẽ thể loại hóa ở phía tây bắc, như thể trong một bức họa của Trung Hoa.

       Trong khi đó, các kẻ bành trướng Pháp tiếp tục thám hiểm nội địa Đông Dương và các nhánh thượng nguồn của Sông Cửu Long.  Hồi đầu năm 1877, Franҫois Jules Harmand khởi sự thám hiểm Cao Nguyên Boloven (Boloven Plateau) và các thung lũng của con sông tại miền Trung Lào, hy vọng thiết lập được một con đường từ Bassac trên sông Mekong đến Huế bên bờ biển Việt Nam.  Một bản vẽ tay được lưu giữ trong các báo cáo của ông được trình bày nơi Hình 165.

Hình 165: Bản đồ vẽ tay một mảnh đất rộng  20 x 35 km trong nội địa Đông Dương, được vẽ cho Bộ Bản Xứ Sự Vụ (Ministry of Indigenous Affairs), 1874-75.  Được tìm thấy trong các tài liệu của nhà thám hiểm người Pháp, F. J. Harmand, và được ký tên bởi Dr. Nansot (27.5 cm x 39 cm) (xin cảm ơn hảo ý của Thư Viện Đại Học Cornell).
 

       Để thưc hiện dự kiến của mình về một nước Lào thuộc Pháp, Harmand tin rằng người dân bản xứ trước tiên phải được thay thế.  Trong năm 1880, ông có viết rằng “điều cần thiết trước tiên là người Lào phải bị loại trừ, không phải chỉ bằng các phương cách bạo lực, mà bởi các hiệu quả tự nhiên của sự cạnh tranh và giống dân chủ tể là sắc dân thích nghi nhất.” Để hoàn tất điều này, ông dự kiến chuyên chở “người An Nam” (người Việt Nam), một khi đã được khuất phục, “để thực dân hóa có lợi cho chúng ta tại phần lớn [Thung Lũng sông Mekong tại Lào] nơi mà họ sẽ mau chóng thế chỗ cho các mảnh vụn của các sắc dân già yếu đang cư ngụ ở đó.” 11

       Sau Harmand, Auguste Pavie đã thực hiện một loạt các cuộc thám hiểm gian truân khắp miền trung Đông Dương từ năm 1886 đến 1895.  Du hành bằng voi, bè, ngựa và chân, Pavie đã tìm cách hoàn tất được một cuộc khảo sát thông suốt chưa từng có về xứ Lào.  Bản đồ phát sinh từ công tác tại chỗ của ông được công bố năm 1899 và vẫn còn là kiểu mẫu cho việc vẽ bản đồ của vùng trong hai thập niên kế tiếp.  Sự mê hoặc của sông Mekong như một thông lộ con thoi đến Trung Hoa không hoàn toàn bị lãng quên, một thế hệ mới các kẻ ủng hộ tin tưởng rằng nó có thể phục vụ công việc như thế nếu một lối thông hành khá tốt vòng qua con sông ở thác Khone được tìm thấy.  Ngay chính Lào vẫn còn được lý tưởng hóa như một vùng giàu có bao la – trong sự dự liệu cuộc viễn thám của Pavie, Hội Địa Dư Thương Mại Ba Lê (Commercial Geographic Society of Paris) có ám chỉ đến “các sự giàu có không thể tính toán được” của đất nước này.

       Các tiểu quốc nhỏ nhặt của Lào không thể kháng cự sự bành trướng của Pháp.  Nhưng nhà vua Xiêm La, nhận thức sắc bén rằng nước Pháp đang thu vét càng nhiều càng tốt phần đất “chưa được xác lập’ của Đông Dương, đã tìm cách mở rộng quyền chủ tể của nó sang bờ phía đông của con sông, và khởi đầu một cuộc đánh cờ địa dư với người Pháp.

Miến Điện và Thái Lan

       Trong số các nguyên nhân khác nhau đằng sau các cuộc tranh chấp Miến Điện – Anh Quốc đã dẫn người Anh đến việc xâm chiếm Miến Điện,  có một điều khiến chúng ta quan tâm ở đây, tức một sự đụng độ của các khái niệm địa dư khác nhau làm trầm trọng hơn sự bế tắc trong vũng lầy.  Miến Điện tuyên nhận một số lời thề trung thành từ các vương quốc Assam, Maniput, và Arakan, nhưng bác bỏ sự quy tội về bất kỳ cuộc đột kích nào mà các vương quốc đó có thể đã thực hiện vào các phần đất đã sẵn bị chiếm hữu bởi Công Ty Đông Ân tại Ấn Độ.  Anh Quốc, với khái niệm Tây phương của mình về không gian chính trị, không thể hiểu được khái niệm của Đông Nam Á về các khu vực biên cương và quyền chủ tể không rõ ràng.  Nhà Vua Bagyidaw của Miến Điện không nghĩ về mặt các biên giới chính xác, mà đúng hơn đã nhìn Assam, Maniput, và Arakan như các vùng tự trị trong bản chất, vốn chỉ được kỳ vọng sẽ không hành động chống lại các quyền lợi của Miến Điện.  Ông đã không nhận thức các biên giới quốc gia theo các điều kiện tuyệt đối, rõ ràng của đám con buôn trái phép Âu Châu, mà thay vào đó, tưởng kiến các biên giới có tính cách phỏng chừng và có thể thẩm nhập qua lại.  Nhưng tách riêng cái nhìn hậu kiểm, Quốc Vương Bagyidaw đã phạm phải một quyết định có thể tệ hại nhất khi đáp ứng các sự dương danh hão huyền leo thang giữa ông và người Anh: ông đã xâm lăng xứ Bengal.  Chinh từ đó đã được tiếp nối bởi cuộc chiến tranh Anh-Miên Điện các năm 1824-26.

       Người Anh đã phái các lực lượng ngược dòng sông tới Prome và đã đòi hỏi rằng Arakan và Tenasserim phải được nhượng lại cho Công Ty [Đông Ấn].  Khi Nhà Vua từ chối, quân Anh tiến lên phía bắc, sau hết đã buộc Vua Bagyidaw phải từ bỏ Tavoi, Mergui, và Tenasserim.  Với việc đoạt được các phần đất chiến lược này, Công Ty Đông Ấn đã chiếm đóng toàn thể giải duyên hải sinh tử từ Ấn Độ đến Xiêm La, thực sự bóp cổ Ava [kinh đô của Miến Điện khi đó, chú của người dịch].  Mặc dù không có cuộc tiến quân xa hơn được thực hiện trong hai mươi sáu năm kế đó, đế quốc thực dân Anh tại Miến Điện đã được khai sinh.

Sidney Hall, Miến Điện và Các Vùng Chung Quanh, 1829  

       Bản đồ năm 1829 của Sidney Hall mang tên Birmah, with part of Anam and Siam (Hình 166), ghi nhận Miến Điện trong thời kỳ chuyển tiếp của nó thành một thuộc địa của Anh Quốc, được ấn hành ba năm sau khi có cuộc chinh phục của Anh.  Ông Hall đã chấm định một số địa điểm nổi bật dọc theo sông Irrawaddy, phía bắc xuyên qua Mandalay (Amaraputa), với chi tiết đáng kể, còn vươn xa hơn nữa về phía bắc, hầu làm bắng cớ cho mức độ theo đó người Anh vào lúc này đã xâm nhập Miến Điện đến đâu.  Các bản đồ của Anh Quốc về dòng sông xa đến tận Mandalay đã được tu bổ đáng kể như kết quả của một cuộc thăm dò dưới tên của Trung Úy (Lieutenant) Woods, người đã tháp tùng một sứ bộ Anh Quốc đên Ava trong năm 1795 được cầm đầu bởi Thuyền Trưởng Michael Symes.  Hành trình trên sông đến Mandalay đã trở nên rất nổi tiếng đối với phe bành trướng Anh Quốc, bởi vì sự miễn cưỡng của Miến Điện chuẩn cấp cho họ các đặc quyền mậu dịch rộng rãi đã dẫn dắt họ nhiều lần đến kinh đô vào lúc đó.

Hình 166: Burma and Thailand (Miến Điện và Thái Lan) Sidney Hall, 1829.  (42 x 51 cm)
 

Phần đất phía đông của Miến Điện vẫn còn, phần lớn, một vùng bí ẩn và chưa được khai phá trên bản đồ của Hall.  Tại vùng núi thuộc biên giới Miến Điên – Xiêm La có một phần được đánh dấu là “Giải Đất Núi Đồi Rộng Lớn chiếm ngụ bởi người Karen.” Ông Hall đề cập đến người Karen, một trong những sắc dân được gọi là “bộ tộc miền nui đồi” sinh sống tại núi đồi phía tây và bắc Thái Lan và vùng biên cương của nó với Miến Điện.  Trong các nhóm này, người Karen có thể đã sống tại vùng núi đồi miền tây Thái Lan (vào lúc này, vẫn còn đất của vương quốc Lan Na) trong hàng trăm năm, trong khi người Hmong, Akha, Lisu, Yao, và các sắc dân khác bắt đầu định cư tại miền bắc Thái Lan từ Miến Điện và Lào khoảng năm 1880. 12 Mặc dù người Karen hiếm khi được đề cập tới trên các bản đồ, họ đã được hay biết bởi người Âu Châu từ thế kỷ thứ mười sáu.  Tác giả Camoes, nhắc lại lời đồn đại, đã mô tả người Karen như “các bộ tộc man dại cư ngụ tại các đồi núi xa xôi hơn, ăn thịt quân thù và xâm mình một cách hung bạo trên chính thân thể họ với thanh sắt nung đỏ,” có lẽ liên kết họ với sắc dân đáng sợ Gueos.

Sự Tái Sinh Của Chiang Mai

       Tiếp tục theo hướng đông vào vương quốc Lan Na, được đánh dấu gồm cả Lao và An Nam, chúng ta tìm thấy Chiang Mai (Xiêng Mai) và chỉ định bởi danh xưng hiện đại của nó, một sự chứng nhận ban đầu cho sự phục sinh của miền này.  Vào lúc kết thúc thế kỷ thứ mười tám, Chiang Mai, trong một tình trạng suy đồi dần dần kể từ khi nó bị chiếm đoạt bởi Miến Điện trong thế kỷ thứ mười sáu, thực sự bị bỏ hoang, và gần như đã bị lãng quên bởi ngọn bút của nhà vẽ bản đồ, (mặc dù nó có xuất hiện, thí dụ, trên bản đồ Xiêm La của La Loubère, Hình 129 [thuộc một chương khác, chú của người dich]).  Các trung tâm dân số quan trọng của phần giờ đây là miền bắc Thái Lan đang trong cơn tàn phá, dân chúng của chúng sống rải rác tại vùng thôn quê.  Trong năm 1775 – chính năm mà Xiêm La tự mình mở cửa trở lại đới với khối Tây – triều đình hoàng gia tại Chiang Mai di chuyển xuống một trại ở phía nam Lamphun.

       Biến cố định mệnh đã đặt Chiang Mai trở lại trên bản

Bảo tàng Nhân học

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 7976

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Bộ ảnh độc đáo về Hà Nội xưa:Bệnh viện, trường học, nhà hát Hà Nội xưa

Bộ ảnh độc đáo về Hà Nội xưa:Bệnh viện, trường học, nhà hát Hà Nội xưa

  • 27/01/2018 23:19
  • 2062

Chuyên đề Bệnh viện, trường học, nhà hát Hà Nội xưa tiếp tục đem đến cho người xem những ấn tượng thú vị về một Hà Nội xưa. Nhiều cái tên, nhiều công trình trong loạt hình ảnh này đến nay vẫn còn tồn tại.