Thứ Bảy, 25/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

13/12/2017 18:48 1733
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
2.Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia Nhà ngục Kon Tum gắn với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Kon Tum nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.

2.Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia Nhà ngục Kon Tum gắn với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Kon Tum nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.

Tổng hợp các nguồn tài liệu có được đến thời điểm này, tôi nhận ra: Tuy Kon Tum vẫn còn là một tỉnh nghèo, nhưng  không vì nghèo mà lãng quên trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa quốc gia, lãng quên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Bằng chứng là: Sau khi di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum được Bộ văn hóa, Thể Thao và Du Lịch xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia, với sự giúp đỡ hết sức có hiệu quả của các cơ quan Trung ương, của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch… Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo kịp thời ngành văn hóa tỉnh nhà triển khai ngay việc khảo sát, lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia Ngục Kon Tum để trình duyệt; đồng thời tổ chức thực hiện thi công các hạng mục công trình đã được phê duyệt như: bảo tồn, tôn tạo địa điểm gốc của di tích, các ngôi mộ tập thể - những chiến sỹ hy sinh trong cuộc đấu tranh lưu huyết và đấu tranh tuyệt thực, dựng bia di tích, xây dựng nhà trưng bày làm sáng tỏ nội dung di tích với các mô hình lao trong, lao ngoài, hộp hình đấu tranh và các hiện vật có giá trị… Kết quả là từ năm 2003 đến nay, quần thể di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum đã trở thành địa chỉ đỏ hữu ích cho việc giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống, thành sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan trong tỉnh, trong nước và nước của khách nước ngoài, với số lượng khách tăng dần. Năm 2003, khu di tích chính thức mở của đón khách tham quan, số lượng chỉ khiêm tốn là 1000 người rồi tăng dần lên con số 45.500 người, trong  đó có 1.820 du khách nước ngoài từ năm 2011 đến năm 2015.

Mô hình nhà lao ngoài của nhà ngục Kon Tum tại Khu Di tích lịch sử Ngục Kon Tum

(thành phố Kon Tum)

Để khắc ghi những sự hy sinh quả cảm của các tù chính trị tại nhà ngục Kon Tum, đặc biệt là sự kiện thành lập “Chi bộ Binh”, tỉnh ủy Kon Tum đã quyết định lấy ngày 25 tháng 9 năm 1930 - ngày sinh của “Chi bộ Binh” làm ngày truyền thống của tỉnh. Tôi cho rằng đây là một nghĩa cử mang tính nhân văn cao thượng, hợp đạo lý và được các thế hệ nhân dân Kon Tum tôn trọng. Vào ngày đó các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện các cơ quan đoàn thể, ban ngành, đại diện thế hệ trẻ mỗi người một nén nhang thắp nơi mộ các liệt sỹ đã an nghỉ, một lời hứa noi gương các anh để xây dựng Kon Tum ngày càng giàu đẹp đã góp phần tạo nên nội lực đưa Kon Tum vững bước tiến lên, là hình ảnh thực sự gây xúc động lòng người, hình ảnh đó không phải ở các di tích nhà tù, nhà lao, nhà ngục nào ở trên đất nước ta cũng có được.

Mô hình nhà lao trong của nhà ngục Kon Tum tại Khu Di tích lịch sử Ngục Kon Tum

(thành phố Kon Tum)

Chúng ta ghi nhận những kết quả khiêm tốn đã đạt được về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích nhà ngục Kon Tum hơn 10 năm qua, đồng thời cũng nhận thấy còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa thực sự tương xứng với sự hy sinh của những người đã khuất. Để khắc phục những hạn chế, những khiếm khuyết, những khuyết tật bộc lộ rõ rệt trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia nhà ngục Kon Tum và xây dựng hồ sơ khoa học để hoàn thiện các văn bản cần và đủ để trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch chuẩn bị bộ hồ sơ nói trên. Đọc kỹ lưỡng hồ sơ di tích nhà ngục Kon Tum tôi có cảm nhận: Đây là bộ hồ sơ được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, có hàm lượng khoa học cao, về cơ bản đã đáp ứng được những tiêu chí được quy định tại điều 3, Khoản a, điều 29 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (Luật số 32/2009/QH12, ngày 18 tháng 06 năm 2009; điều 5, điều 6 chương II. Nội dung Hồ sơ khoa học di tích của Thông tư số 09/2011/TT.BVHTTDL ngày 14 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Quy định về nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Xem kỹ mục X của bộ hồ sơ nói trên có tiêu đề: Các phương án bảo vệ và sử dụng di tích với 3 nội dung: Nội dung 1: Đối với nhà lao trong, có một phương án; Nội dung 2: Đối với nhà lao ngoài, có một phương án; Nội dung 3 là công tác quản lý và quảng bá, giáo dục đối với di tích. Cả ba nội dung nói trên được trình bày rất ngắn gọn, vừa đủ độ dài của một trang giấy A4. Đối chiếu với điểm 10, điều 6, lý lịch di tích (Chương II – Nội dung hồ sơ khoa học di tích) của Thông tư số 09/2011/TT.BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, tôi đề nghị mục X của Hồ sơ di tích nhà ngục Kon Tum phải được sửa lại là: Phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Yêu cầu nội dung của mục này là: Đề xuất phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhằm bảo tồn bền vững di tích gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, cần xem xét để điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn, phát huy tốt giá trị di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum đã được phê duyệt trước đây sao cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Kon Tum ngày nay và xác định rõ: bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt giá trị di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum sẽ góp phần tạo nên nguồn nội lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội Kon Tum không chỉ cho trước mắt, mà cho cả lâu dài. Khi quy hoạch đã được điều chỉnh, bổ sung, cần định hướng xây dựng hai Đề án. Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị nhà Lao trong với trọng tâm là giải phóng mặt bằng, bảo tồn địa điểm gốc của di tích và xây dựng bia diễn giải nội dung di tích. Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích nhà Lao ngoài với các nội dung: bảo tồn địa điểm gốc, tôn tạo hai ngôi mộ tập thể, xây dựng mới nhà trưng bày bổ sung nội dung di tích, bổ sung và nâng cấp nội dung nhà trưng bày trên cở sở cập nhật các kết quả nghiên cứu khoa học, kết quả mới sưu tầm; xác định nội dung tầm nhìn, chiến lược phát huy giá trị và di tích gắn với phát triển du lịch bền vững ở Kon Tum bao gồm du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch liên kết vùng miền và xây dựng phần mềm truyền thông quảng bá giá trị di tích; liên kết di tích với các trường học ở Kon Tum để di tích là điểm đến bắt buộc của thế hệ trẻ trong chu kỳ vòng đời người của người.

Đã là phương hướng thì thiển nghĩ của cá nhân tôi chỉ nên dừng lại ở những nội dung chính sao chi vừa đúng, vừa trúng, vừa phù hợp với sự lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và phù hợp với Luật pháp hiện hành và hướng tới sử dụng có hiệu quả tiến bộ của khoa học bao gồm cả khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tin học, khoa học xã hội, trong đó có khoa học bảo tồn di tích theo chỉ dẫn của UNESCO. Còn các nội dung chi tiết dành cho các dự án cụ thể.

Di tích nhà ngục Kon Tum xứng đáng được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, và để di tích thực sự phát huy được giá trị của nó, vấn đề quản lý di tích này cũng cần phải được xem xét lại một cách nghiêm túc. Trường hợp di tích nhà ngục Kon Tum là một quần thể các công trình kiến trúc mang đặc trưng tù ngục gồm Lao Trong và Lao Ngoài, hiện tại tồn tại hai đơn vị quản lý, nhà Lao Trong do UBND thị xã Kon Tum quản lý; nhà Lao Ngoài do ban quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum quản lý. Theo tôi rất nên nhất thể hóa tổ chức quản lý bằng giải pháp: Thành lập Ban quản lý di tích Nhà ngục Kon Tum trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum.

PGS.TS. Phạm Mai Hùng

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6814

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia Nhà ngục Kon Tum (Phần 2 và hết)

Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia Nhà ngục Kon Tum (Phần 2 và hết)

  • 13/12/2017 09:48
  • 1742

2.Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia Nhà ngục Kon Tum gắn với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Kon Tum nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.