Những năm trước đây, do chức trách, nhiệm vụ được giao, tôi có may mắn được tham gia các chuyến đi khảo sát nhằm nhận diện thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị và định hướng các quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử như: nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), nhà ngục Sơn La (tỉnh Sơn La), nhà tù Lao Bảo (tỉnh Quảng trị), nhà ngục Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), nhà ngục Kon Tum (tỉnh Kon Tum), nhà tù Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà tù Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).v.v..
Những năm trước đây, do chức trách, nhiệm vụ được giao, tôi có may mắn được tham gia các chuyến đi khảo sát nhằm nhận diện thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị và định hướng các quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử như: nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), nhà ngục Sơn La (tỉnh Sơn La), nhà tù Lao Bảo (tỉnh Quảng trị), nhà ngục Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), nhà ngục Kon Tum (tỉnh Kon Tum), nhà tù Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà tù Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).v.v..
Di tích nhà ngục Kon Tum đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1288/VH ngày 16/11/1988. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là sự chỉ đạo cụ thể của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum và sự đóng góp nhiệt thành của các nhân chứng lịch sử - những người đã từng bị giam cầm, đầy ải ở nhà ngục Kon Tum cả thể xác, lẫn tinh thần, di tích nhà ngục Kon Tum đã được quy hoạch, từng bước được bảo tồn, tôn tạo và trở thành một trong những sản phẩm du lịch trân quý của khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn, hiệu quả hơn những giá trị đã được tích hợp trong di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum, gắn di tích này với tầm nhìn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch bền vững ở Kon Tum, chắc chắn còn rất nhiều việc chúng ta cần phải làm đặng thể hiện được đạo lý có tính truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của ông cha để lại.
Di tích lịch sử quốc gia Nhà ngục Kon Tum.
Nhằm bổ sung, làm sáng rõ hơn giá trị lịch sử - văn hóa và những định hướng cơ bản để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của Di tích nhà ngục Kon Tum cho hiện tại, cho mai sau và tạo cơ sở khoa học, thực tiễn chặt chẽ, chắc chắn cho việc hoàn thiện hồ sơ khoa học cho di tích để đề nghị Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, trong bài viết này, tôi đề cập đến 2 nội dung:
1.Căn cứ tiêu chí nhận diện di tích quốc gia đặc biệt
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa – Luật số 32/2009/QH12, tôi cho rằng Di tích lịch sử quốc gia Nhà ngục Kon Tum hội đủ các điều kiện để được xếp hạng hay là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Có cơ may sống lại với ký ức khi khảo sát tổng thể di tích nhà ngục Kon Tum, được đọc lại các trang tư liệu lịch sử, các hồi ký, ký sự đã xuất bản, nhất là hồ sơ di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới hoàn thành. Với sự hiểu biết của cá nhân mình về di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum (chắc chắn mang tính chủ quan), tôi cho rằng, năm 1988 (lúc đó chưa có Luật Di sản văn hóa. Năm 2001 mới có Luật Di sản văn hóa và gần 10 năm sau, năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được ban hành), Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng Di tích Nhà ngục Kon Tum là di tích lịch sử quốc gia là hoàn toàn đúng và chính xác. Khi Luật Di sản văn hóa đã được ban hành, xem xét một cách khách quan, thận trọng, thật sự khoa học những giá trị lịch sử, văn hóa được tích hợp ở Di tích lịch sử Nhà ngục Kon Tum và đối chiếu với tiêu chí nhận diện di tích quốc gia đặc biệt được quy định tại Chương IV- Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể - Mục 1. Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, Điều 29, điểm 3, khoản a, tôi cho rằng di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum hoàn toàn xứng đáng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Tổng hợp các nguồn sử liệu học đã được công bố, tôi cho rằng di tích lịch sử nhà ngục Kon Tum hàm chứa các giá trị lịch sử văn hóa nổi trội sau:
Một là: Sau gần 30 năm xác lập được bộ máy thống trị của mình trên toàn cõi Việt Nam, năm 1913, thực dân Pháp mới chính thức thành lập tỉnh Kon Tum và Kon Tum là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Nguyên rộng lớn mà thực dân Pháp áp đặt chế độ thống trị của mình. Theo đó các thiết chế phục vụ cho sự thống trị của thực dân Pháp lần lượt được xây dựng. Đó là tòa công sứ, nhà giám binh/trại lính, trụ sở của Quản đạo Tôn Thất Toại, nhà Lao tỉnh (Prison de Kon Tum), mà sau này các tù chính trị gọi là nhà lao trong .v.v.. Chức năng khởi thủy của nhà Lao Kon Tum chỉ là nơi giam cầm những phần tử mà chính quyền thực dân ghép cho tội cứng đầu, giám chống đối chế độ và những tù thường phạm là người địa phương, cựu tù Ngô Đức Đệ viết trong hồi ký: Từ Hà Tĩnh đến nhà đày Kon Tum rằng: Đó là cái lao nhỏ của tỉnh Kon Tum, thường giam nhốt tù thường phạm địa phương, phần lớn là người dân tộc, thỉnh thoảng mới có một ít người Kinh lên làm ăn ở Kon Tum.
Theo chỉ đạo của Khâm sứ Trung kỳ, Công xứ Kom Tum cho xây dựng gấp nhà ngục Kon Tum (Penitencier de Kon Tum) sát bờ sông Đắk Bla. Tháng 3 -1931 công trình này được xây dựng xong - thực chất đây là nhà đày hàng xứ nhằm giam giữ những tù nhân có án nặng (tù nhân mang án tù 5 năm trở lên), hoặc các tù nhân bị lưu đày viễn xứ. Vậy là nhà ngục có tên kép bằng tiếng Pháp là: Prison de Kon Tum và Penitencier de Kon Tum.
Từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 4 năm 1931, thực dân Pháp đã đưa lên Kon Tum 295 tù nhân. Tuyệt đại bộ phận trong số đó là tù chính trị. Nhà ngục Kon Tum trở thành nhà ngục đầu tiên của Tây Nguyên tiếp nhận với số lượng lớn tù chính trị và tiếp nhận trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Hai là: Chỉ trong một thời gian ngắn, nhà ngục Kon Tum trở thành “lò giết người” vừa thâm hiểm, vừa man rợ, vừa tàn bạo và vừa nhanh nhất. Tất cả tù chính trị bị đày lên nhà ngục Kon Tum, khi vừa tới nhà ngục đã bị đánh phủ đầu cực kỳ dã man. Sáng hôm sau họ lập tức bị dồn đi lao động khổ sai - làm đường 14 Đắk Pao, Đắk Tao, Đắk P’ek. Hành xác trên đoạn đường dài 50km, nắng nóng, cơm trộn trấu, mắm thối… đã đành, lại còn tiếp tục bị cai, lính dẫn bộ tiếp tục đánh. Tới công trường lao động, làm quần quật không được nghỉ, vẫn tiếp tục bị đánh, ốm đau không có thuốc, sốt rét, kiết lỵ, ỉa chảy hành hạ… dẫn tới hệ quả đau lòng 210/259 tức hai phần ba tù chính trị có mặt tại công trường Đắk Pao đã bỏ mạng sau 6 tháng bị đày ải. Số sống sót còn lại chỉ là những thây ma thoi thóp.
Về lịch sử, nhà ngục Kon Tum xây dựng sau nhà ngục Sơn La, nhà tù Hỏa Lò, nhà tù Côn Đảo, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, bằng mọi thủ đoạn thâm độc, thực dân Pháp đã giết số lượng lớn tù chính trị và đó là tội ác “trời không dung đất không tha” đối với chủ nghĩa thực dân, là bằng chứng đầy thuyết phục vừa tố cáo tội ác đẫm máu của thực dân Pháp, vừa bóc trần luận điệu “khai hóa văn minh”, “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” mà tư bản Pháp không ngớt tuyên truyền ở Việt Nam lúc bấy giờ .
Ba là: Biến nhà tù thành trường học, còn sống sót còn đấu tranh cho độc lập của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân, “một người chết để muôn người được sống” những chính trị phạm bị giam cầm đầy đọa ở nhà ngục Kon Tum luôn tin vào sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và họ đã tạo nên những kỳ tích chưa từng có trong các lao tù của thực dân Pháp: Thành lập chi bộ đảng Cộng sản trong hàng ngũ cai ngục, vào ngày 25 tháng 9 năm 1930 với tên gọi “Chi bộ Binh”, bởi chi bộ có 4 đảng viên thì hai là cai, một là viên đội của nhà lao, còn một là tù nhân, đến tháng 3/1931, “Chi bộ Binh” nâng tổng số đảng viên lên 17 người, theo đà đó, “chi bộ đường phố” cũng được ra đời, nên Ban thường vụ lâm thời tỉnh ủy Kon Tum cũng được thành lập. Đó là tiền đề để Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung vững bước trên con đường đấu tranh giải phóng xứ sở, và góp phần giải phóng
dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của “chi bộ Binh”, cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12 tháng 12 năm 1931 (cho dù có 8 người hy sinh, 8 người bị thương) và cuộc đấu tranh tuyệt thực của tù chính trị nhà ngục Kon Tum từ ngày 12 tháng 12 năm 1931 đến ngày 16 tháng 12 năm 1931 với khẩu hiệu “Phản đối đi Đắk Pét”, “phản đối đi làm đường”, “phản đối bắn giết tù chính trị” và bản tuyên ngôn chính trị gồm 6 điểm bằng tiếng Pháp và tiếng ÊĐê đã làm lay chuyển không chỉ thị xã Kon Tum mà cả tỉnh Kon Tum và cả vùng Tây Nguyên.
Tới ngày 14 tháng 12 năm 1931 đích thân toàn quyền Đông Dương Pasquer và Khâm sứ Trung kỳ Chartel buộc phải tới Kon Tum để xử lý vụ việc. Với bản chất thực dân, chúng đã quyết định giải tán cuộc đấu tranh tuyệt thực của tù chính trị bằng súng đạn. Sáng ngày 16 tháng 12 năm 1931, 7 tù nhân bị
bắn chết, 7 tù nhân bị bắn bị thương. Thêm một lần nữa tội ác của thực dân Pháp bị phơi bày.
Cuộc đấu tranh lưu huyết, cuộc đấu tranh tuyệt thực quả cảm của hơn 200 tù chính trị ở nhà ngục Kon Tum, tuy bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu: bắn chết 15 tù nhân, bắn bị thương nhiều người, đồng thời nâng mức án tù đày, thậm chí án nặng 50 tù nhân, tuy nhiên tiếng vang của hai cuộc đấu tranh trên khiến thực dân Pháp phải chùn bước: xóa sổ nhà ngục Kon Tum, bãi bỏ công trường đường 14. Tinh thần đấu tranh và sự hy sinh quả cảm của các tù chính trị bị giam cầm ở nhà ngục Kon Tum, bị đày ải, lao động khổ sai mở đường 14 là minh chứng chứng tỏ sự độc ác, tàn bạo của thực dân Pháp không thể giết chết được ý chí, tinh thần của những người Cộng sản. Sự hy sinh của họ đã thức tỉnh đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, là tấm gương sáng cho những người cộng sản vẫn còn bị đầy ải trong các nhà ngục, nhà tù của thực dân Pháp noi theo. Nhiều đảng viên của Đảng, nhiều tù chính trị được học tập, rèn luyện và thử thách trong đấu tranh một mất một còn với kẻ thù, khi được trở về với tổ chức, với đồng đội, đồng chí của mình đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước như các đồng chí Ngô Đức Đệ, Lê Văn Hiếu, Tố Hữu, Chu Huy Mân, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Anh ..v.v…
PGS.TS. Phạm Mai Hùng