Thứ Năm, 05/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/05/2010 10:47 2867
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Công chúa Lý Ngọc Kiều - nhà sư Diệu Nhân là một nữ sĩ của buổi đầu lịch sử văn học nước nhà, đã góp phần làm nên tinh thần trí tuệ của văn học Thiền đời Lý.

Công chúa Lý Ngọc Kiều - nhà sư Diệu Nhân là một nữ sĩ của buổi đầu lịch sử văn học nước nhà, đã góp phần làm nên tinh thần trí tuệ của văn học Thiền đời Lý.

Vào khoảng năm 1058, công chúa Lý Ngọc Kiều được gả về châu Chân Đăng, một vùng đất thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay, làm phu nhân quan châu họ Lê.

Thời Lý, việc gả các công chúa cho thủ lĩnh các châu là một chính sách quan trọng nhằm cố kết lòng người với vương triều.

Đại Việt sử ký toàn thư có lưu lại đôi ba chi tiết khi công chúa qua đời, là một tài liệu rất quý để suy đoán về bà: "Mùa hạ, tháng Sáu (năm 1113), phu nhân của Châu mục Chân Đăng là công chúa họ Lý mất. Phu nhân tên là Ngọc Kiều, con gái lớn của Phụng Càn vương, được Thánh Tông nuôi ở trong cung, lớn lên phong làm công chúa, gả cho Châu mục châu Chân Đăng là người họ Lê. Chồng chết, phu nhân tự thề ở góa, đi tu làm sư nữ, đến đây mất, thọ 72 tuổi. Thần Tông tôn làm ni sư". Đại Việt sử ký toàn thư ghi sự việc này vào năm 1113, như vậy, tính ra Ngọc Kiều sinh năm 1042.

Phụng Càn vương là em liền kề thái tử Nhật Tôn, tên là Nhật Trung. Trong các hoàng tử của Lý Thái Tông chỉ có thái tử Nhật Tôn và ông được phong tước vương, còn các hoàng tử khác chỉ được phong tước hầu.

Còn về Lê công, ngày nay chúng ta cũng không rõ là một nhân vật như thế nào? Cuộc hôn nhân ấy có đem lại cho công chúa hạnh phúc lứa đôi? Và nguyên nhân nào khiến công chúa nhất quyết nương nhờ cửa Phật? Rất may sách Thiền uyển tập anh cũng bổ sung thêm một vài chỉ dẫn.

Theo sách này thì Ngọc Kiều được gả về châu Chân Đăng khi nàng mới đến tuổi "cập kê", nhiều nhất là 16 tuổi. Cũng không rõ cuộc hôn nhân giữa công chúa và Lê công được bao năm tháng, nhưng khi Thiền sư Chân Không mất, năm 1100, thì Ngọc Kiều đã đến viếng với tư cách là đệ tử. Chân Không mất năm ấy mới 55 tuổi đời và 36 tuổi hạ (tuổi tu hành).

x
Công chúa Lý Ngọc Kiều - nhà sư Diệu Nhân là một nữ sĩ của buổi đầu lịch sử văn học nước nhà, đã góp phần làm nên tinh thần trí tuệ của văn học Thiền đời Lý.

Tính ra sư sinh năm 1046, kém Ngọc Kiều khoảng bốn, năm tuổi, xuất gia năm 18 tuổi (khoảng 1064). Và để có thể trở thành sư phụ của Ngọc Kiều, Chân Không hẳn cũng cần chừng trên dưới mười tuổi hạ.

Như vậy, có thể phỏng đoán Ngọc Kiều trở thành học trò của Chân Không khoảng sau năm 1070, nghĩa là sau khi công chúa lấy chồng chừng 15 năm và ở vào độ tuổi trên dưới 30. Theo Thiền uyển tập anh, trước khi xuất gia Ngọc Kiều đã có nhiều trăn trở.

Công chúa từng than: "Ta xem thế gian, hết thảy các pháp cũng như mộng huyễn, huống gì bọn sang quý tạm bợ lại có thể nương dựa được sao!".

Có thể nàng cũng thật lòng thương quý Lê công, bởi vì có một điều chắc chắn là Lê công cũng như các vị Châu mục khác làm rể vương triều không thể là những kẻ hèn kém, thiếu bản lĩnh. Khi xuất gia, công chúa đã đến thụ giới với thiền sư Chân Không tại hương Phù Đổng, được thiền sư đặt đạo hiệu là Diệu Nhân.

Diệu Nhân là một thiền gia uy tín đương thời, trước khi về cõi vĩnh hằng bà đã để lại một chỉ dẫn về cách tu tập và cũng có thể xem là tuyên ngôn của bà về quan niệm sống chết:

Sinh, lão, bệnh, tử,

Tự cổ thường nhiên.

Dục cầu xuất lỵ,

Giải phược thiêm triền.

Mê chi cầu Phật,

Hoặc chi cầu thiền.

Thiền Phật bất cầu,

Uổng khẩu vô nghiên (ngôn).

(Sinh, lão, bệnh, tử,

Muôn thuở tự nhiên.

Muốn cầu siêu thoát,

Càng trói buộc thêm.

Mê mới cầu Phật,

Hoặc mới cầu Thiền.

Thiền Phật chẳng cầu,

Mím miệng ngồi yên)


Bài thơ có tám câu 4 chữ, âm vận đều đều, bao gồm bốn ý như bốn quá trình chiêm nghiệm, mà sự chiêm nghiệm cuối cùng là một lời tổng kết được nâng lên thành triết lý

Trần Thanh

bee.net.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6652

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Những nhà thờ đẹp nhất thế giới

Những nhà thờ đẹp nhất thế giới

  • 29/04/2010 10:04
  • 2802

Nằm nổi bật ở cuối phía nam Quảng trường Đỏ, Matxcơva, nhà thờ St. Basil mang một không khí trang nghiêm đến lạ kỳ, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp diễm lệ, đậm sắc truyền thống dân gian Nga.