Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/04/2010 16:15 3012
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong suốt chiều dài lịch sử của các triều đại vua chúa Việt Nam, hiếm có vị vua nào lên ngôi hai lần và có đến 4 bà vợ là người ngoại quốc như vua Lê Thần Tông. Đặc biệt, trong đó có một bà vợ là người Hà Lan, đây cũng chính là bà hoàng đầu tiên và duy nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam là người châu Âu. Tại một ngôi chùa ở Thanh Hóa -quê hương của các vị vua Lê vẫn còn dấu tích về các bà vợ của ông vua đặc biệt này.
Vua Lê Thần Tông cùng các bà vợ

Trong suốt chiều dài lịch sử của các triều đại vua chúa Việt Nam, hiếm có vị vua nào lên ngôi hai lần và có đến 4 bà vợ là người ngoại quốc như vua Lê Thần Tông. Đặc biệt, trong đó có một bà vợ là người Hà Lan, đây cũng chính là bà hoàng đầu tiên và duy nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam là người châu Âu. Tại một ngôi chùa ở Thanh Hóa -quê hương của các vị vua Lê vẫn còn dấu tích về các bà vợ của ông vua đặc biệt này.

Bà hoàng Tây dương

Vua Lê Thần Tông (tên huý là Duy Kỳ) còn là một vị vua có một kỷ lục hiếm có trong số 108 vị vua chúa Việt Nam là đã có ít nhất năm bà vợ thì có đến bốn bà vợ là người ngoại quốc. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Kỳ - Phó chủ tịch Hội sử học Thanh Hóa, thì bà vợ đầu tiên của vua Lê Thần Tông là bà Đoan Thuần Hoàng Thái Hậu, Phạm Thị Ngọc Hậu (mẹ vua Lê Huyền Tông). Bà còn có tên khác ở quê thường gọi là Phạm Thị Ngọc Oanh, người làng Quả Nhuệ Thượng, xã Bộc Hoài, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân). Sinh ra vua Huyền Tông Mục Hoàng đế (Lê Duy Vũ 1662 - 1671), con thứ 2 của vua Lê Thần Tông. Sau bà Phạm Thị Ngọc Hậu, vua Lê Thần Tông còn có 4 bà vợ nữa. Điều đặc biệt, mỗi bà thuộc một nước khác nhau.

Khung cảnh chùa Mật Sơn

Trong số những bà vợ ngoại quốc thì có một bà là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Trong chuyến bà đi cùng thương đoàn Hà Lan sang Việt Nam vào năm 1630 thì được gặp vua Lê Thần Tông ở kinh thành Thăng Long. Nghe theo lời của bố là Phó toàn quyền Hà Lan, bà nhận lời ở lại Việt Nam làm vương phi của vua Lê Thần Tông. Những ngày ở Thăng Long, bà buồn rầu vì lần đầu tiên sống ở kinh thành với hầu hết những người không biết tiếng. Bà đã học tiếng để có thể giao tiếp với mọi người. Bà là người Châu Âu đầu tiên lấy một vị vua An Nam. Trong 5 bà vợ của vua Lê Thần Tông, ngoài một bà vợ Việt Nam và một bà vợ Hà Lan, vua còn có thêm 3 bà vợ nữa, một bà người Trung Quốc, một bà vợ người Chiêm Thành và một bà người Indonexia.

Tại chùa Mật Sơn (chùa Đại Bi) ở Thanh Hóa còn lưu giữ những pho tượng thờ vua Lê Thần Tông cùng những bà vợ của ông. Vua Lê Huyền Tông (1662 - 1671) vào cuối đời, năm Cảnh Trị thứ 9 (1671) đã cho xây dựng ở núi Mật Sơn ngôi chùa Đại Bi để thờ vua cha Lê Thần Tông, Hoàng hậu cùng phi tần của vua cha. Quần thể tượng vua Lê Thần Tông và các Hoàng phi là những tác phẩm điêu khắc cổ qúy giá, thể hiện nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung của thế kỷ XVII. Ngôi chùa toạ lạc ngay dưới chân núi Kỳ Lân, thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.

Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ trước, nhà sử học Charles Robequin có viết cuốn Le Thanh Hoa (Xứ Thanh Hóa), một cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lý, phong tục, ngành nghề, dân cư, đặc sản... của Thanh Hóa. Trong sách đó có ghi việc ông Lê Duy Kỳ là người Việt Nam đầu tiên lấy vợ người châu Âu. Vào đầu thế kỷ XVII, ở Đàng ngoài có khá nhiều kiều dân châu Âu đến làm ăn buôn bán. Tập trung đông nhất là ở kinh thành Thăng Long. Bên cửa sông Tô nối với sông Hồng, trên bến dưới thuyền tấp nập, không chỉ có người Trung Quốc, mà còn có nhiều người Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha... đến buôn bán, mở nhiều cửa hàng.

Trong sách Tường trình về Đàng ngoài của linh mục A. de Rhodes cũng có nói đến việc người Hà Lan chiếm số đông và có ưu thế hơn những người châu Âu đến làm ăn buôn bán ở Đàng ngoài. Sách đã ghi việc chúa Đàng ngoài đến cầu cứu các thương gia người Hà Lan khi ấy đã chiếm đóng Java (Indonesia), xin cung cấp cho một số tàu tròn... và người Hà Lan đã đồng ý ngay vì biết vua chúa Đàng ngoài cần những tàu đó để tiến đánh chúa Đàng trong. Mà chúa Đàng trong những năm đó đã công khai tỏ ra thù địch với người Hà Lan... Việc liên minh có tính quân sự của Đàng ngoài với người Hà Lan đồng thời với việc người Hà Lan đến miền Bắc Việt Nam làm ăn nhiều hơn.

Ông vua của những kỷ lục

Bàn thờ của vua Lê Thần Tông tại chùa Mật Sơn (Thanh Hoá)
Vua Thần Tông là con trưởng vua Kính Tông. Mẹ là Đoan Từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh (con gái thứ hai của Bình An Vương Trịnh Tùng). Vua sinh giờ Tỵ, ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi, niên hiệu Hoàng Định thứ 8 (1607). Năm Kỷ Mùi (1619) ngày 2 tháng 6, Vua lên ngôi ở điện Cần Chính, lấy ngày sinh làm ngày Thọ Dương Thánh Tiết. Là cháu ngoại của chúa Trịnh Tùng được đưa lên làm Vua lúc mới 12 tuổi. Trong quá trình trị vì, đổi niên hiệu 3 lần: Vĩnh Tộ, Đức Long, Dương Hòa. Ở ngôi 25 năm, đến năm Qúy Mùi (1643), Vua nhường ngôi cho con trai trưởng mới 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông), còn vua lui về ở chùa Khán Sơn.

Sau khi lên ngôi, Lê Chân Tông tôn vua cha làm Thái thượng hoàng, Hoàng hậu Trịnh Thị làm Hoàng thái hậu. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 6 năm thì Lê Chân Tông ốm chết, nên Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua. Lần thứ hai trở lại Vua ở ngôi thêm 16 năm đổi niên hiệu 4 lần: Khánh Đức, Thịnh Đức, Vĩnh Thọ, Vạn Khánh. Đến năm Nhâm Dần (1662), Lê Thần Tông qua đời. Nối ngôi Thần Tông là con trai thứ của ông, tên là Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông), lúc này mới lên 8 tuổi. Lê Duy Vũ ở ngôi 9 năm thì ốm, chết. Sau khi Lê Duy Vũ chết, kế vị ngôi vua là con trai thứ tên là Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông). Lê Gia Tông ở ngôi 4 năm thì ốm, chết. Nối ngôi là con út của Lê Thần Tông, tên là Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông).

Như vậy, Lê Duy Kỳ là người duy nhất trong số 108 vị vua chúa Việt Nam có hai lần lên ngai vàng làm vua. Vua có 4 người con trai, 6 gái, 2 con nuôi. Một điều đặc biệt nữa là Lê Duy Kỳ có 4 người con trai đều liên tiếp lên làm vua. Cũng cần lưu ý thêm, trong lịch sử các đời vua chúa Việt Nam, ngoài Lê Duy Kỳ (1607 - 1662) làm vua với hiệu Thần Tông, còn có một người cũng tên là Lê Duy Kỳ (1765-1793) cũng làm vua nhưng với niên hiệu là Chiêu Thống.

Sau khi vua mất (1662) thọ 56 tuổi, được táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Trong quá trình trị vì của mình, vua có được mối quan hệ rất tốt với các Chúa Trịnh. Bản thân ông là cháu ngoại của chúa Trịnh Tùng (mẹ ông là con gái của chúa Trịnh Tùng). Trong 6 cô con gái của ông đều được gả cho các con cháu của Chúa Trịnh. Quan hệ giữa vua chúa ổn định đã góp phần làm cho thời kỳ này tương đối ổn định. Theo sử gia Phan Huy Chú tả thì vua mũi cao, mắt rồng có vẻ khác người, sáng suốt học rộng, thường thích văn thơ, cùng với nhà Chúa một nhà hoà vui êm ấm. Vua ung dung rũ áo chắp tay hưởng lộc lâu dài.

Năm 1924, nhà nghiên cứu người Pháp tên là Cadière đã phát hiện mộ vua Lê Thần Tông ở làng Quần Đội, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân - làng ở phía Bắc đường cái đi từ thành phố Thanh Hóa lên Bãi Thượng, vào cây số 43. Ở phía Bắc làng này và cách bờ ruộng chừng 200 thước có thửa đất vuông vức mỗi chiều khoảng chừng 200 thước, có những cây cổ thụ to lớn, đó là vết tích cuối cùng của khu rừng thiêng cũ. Ở giữa gò nổi lên chu vi một chiều 1m50, một chiều 0m80. Cách gò 10 thước có dựng bia đề lăng của Lê Thần Tông - mệnh danh dưới tên là Quần Ngọc lăng, lăng hoàn toàn sụp đổ không để lại vết tích gì. Bia với những nét chạm trổ vô cùng đơn giản như tất cả những bia khắc trong thời đó (Minh Mạng). Thân bia dựng trên bệ xây gạch kích thước 0m78 x 0m41 cao 0m18 chiều thẳng vuông đất. Bia là một phiến đá vôi cao 0m91, rộng 0m48, dày 0m11. Trên bia có đề 3 dòng chữ đề ngày 25.4 năm Minh Mạng thứ 4 (1843).

Cho đến nay, trong suốt dọc dài lịch sử đất nước, không có vị vua nào có những kỷ lục đặc biệt như vua Lê Thần Tông.

Thanh Tuyên

doisongphapluat.com.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6646

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Những tòa thành trên đất Hà Nội thời Bắc thuộc

Những tòa thành trên đất Hà Nội thời Bắc thuộc

  • 27/04/2010 15:48
  • 2170

Từ thời Lý, Thăng Long trở thành "nơi thượng đô của Kinh sư muôn đời". Nhưng từ trước đó, Thăng Long - Hà Nội đã đảm trách vai trò một trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa...