Thứ Năm, 12/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

10/03/2010 10:37 2787
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
.
Các di tích liên quan đến thời Đinh – tiền Lê

- Đình Xám: thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, thờ Trần Minh Công tức Trần Lãm. Thời Ngô Vương dựng nước, 12 sứ quân cát cứ dẫn đến tình trạng tranh chấp thôn tính lẫn nhau. Thời đó, Trần Lãm chiếm cứ vùng Bố Hải khẩu (Thái Bình). Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân các địa phương ủng hộ đã đứng lên thu giang sơn về một mối. Ông liên kết với sứ quân Trần Lãm để tăng cường lực lượng. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, phong cho Trần Lãm chức Phụ dực quốc chính thượng tướng công, cấp cho thực ấp tại đạo Sơn Nam (nay là Nam Định).

- Đình Thượng Đồng: xã Yên Tiến, huyện Ý Yên. Đình thờ Đinh Tiên Hoàng làm thành hoàng.

- Đền Gin: thông Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, một trong 12 sứ quân

- Đền An Lá: xã Nghĩa An, huyện Nam Trực thờ Nguyễn Tấn, một vị tướng của nhà Đinh (thế kỷ thứ X). Ngay từ nhỏ Nguyễn Tấn học hành thông minh, võ nghệ siêu quần. Trong cảnh đất nước bị xâu xé, ông đã đứng lên tập trung trai tráng được vài trăm người, thường xuyên luyện tập võ nghệ.

- Đền Hưng Lộc: xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, thờ Phạm Cự Lượng tướng thời Đinh. Ông là Tâm phúc tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh, cai quản thị vệ và bảo vệ hoàng thành

Các di tích liên quan đến thời Lý – Trần

- Phế tích pháp Chương Sơn: tại núi Bái, thôn Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Tháp xây dựng vào những năm 1108-1117, dưới thời vua Lý Nhân Tông. Phế tích tháp Chương Sơn được phát hiện từ lâu, nhưng đến năm 1965-1966 mới được khai quật với diện tích 900m2. Nghiên cứu cho thấy tháp chuông có thể cao đến 57,5m là một trong các tòa tháp lộng lẫy xây vào thời Lý. Tháp bị phá hủy dưới thời thuộc Minh.

- Chùa Đại Bi: xã Nam Giang, huyện Nam Trực. Tương truyền được xây dựng từ thời Lý Nhân Tông. Cùng với thờ Phật, chùa còn thờ Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Giác Hải – hai nhân vật tu hành Phật giáo nổi tiếng thời Lý

- Chùa Phổ Minh (Phổ Minh tự) nằm cách khu vực đền Trần khoảng 300m về phía tây, thuộc thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng. Đây là một ngôi chùa từ thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), thờ Phật và Trúc Lâm Tam Tổ, còn cây tháp cap 19,51m, 14 tầng.

- Chùa Đệ Tứ (Đại thánh quán tự): xã Lộc Hạ, ngoại thành Nam Định. Phía đằng sau thờ Trần Nhật Duật

- Đền Trần: thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Từ năm 1239, vua Trần cho dựng cung điện ở đây để lấy chỗ đi lại về chơi thăm. Công việc này giao cho Phùng Tá Chu chỉ đạo thi công.

- Đền Bảo Lộc: xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền được xây trên trang ấp cũ của An Sinh Vương Trần Liễu, thân sinh của Hưng Đạo Đại Vương

- Đền Cố Trạch: thông Tức Mạc, xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Đền được dựng từ thời Trần cùng niên đại với chùa Phổ Minh (năm Hưng Long thứ 8) triều vua Trần Anh Tông. Đền thờ các vua nhà Trần

- Đình Cả: thôn Đệ Nhất, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, thờ tướng quân Phạm Ngộ và các tướng thời nhà Trần

- Đình Cao Đài: xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, thờ Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và vợ là công chúa Phụng Dung – con gái Thái sư Trần Thủ Độ./.

Theo Địa chí Nam Định

archives.gov.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 7924

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Văn miếu Xích Đằng: Tự hào đất học Phố Hiến

Văn miếu Xích Đằng: Tự hào đất học Phố Hiến

  • 10/03/2010 10:23
  • 3184

Nằm giáp con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, thuộc TP Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng là một di tích quan trọng trong quần thể cụm di tích Phố Hiến. Với gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, nó đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của người dân mảnh đất “Nhất kinh kì, nhì Phố Hiến”.