Thứ Bảy, 25/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

09/11/2009 15:41 4697
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong chương trình khảo sát một số di tích thời Lý - Trần quanh khu vực Ý Yên (Nam Định), chúng tôi đã khảo sát tại núi Phương Nhi nằm trong dải núi sót nối liền từ dãy Điệp Sơn (Hà Nam). Nằm đối diện là núi Ngô Xá, nơi có phế tích tháp Chương Sơn nổi tiếng.
Trong chương trình khảo sát một số di tích thời Lý - Trần quanh khu vực Ý Yên (Nam Định), chúng tôi đã khảo sát tại núi Phương Nhi nằm trong dải núi sót nối liền từ dãy Điệp Sơn (Hà Nam). Nằm đối diện là núi Ngô Xá, nơi có phế tích tháp Chương Sơn nổi tiếng. Thời gian gần đây, núi Phương Nhi được biết tới bởi phát hiện hàng loạt di vật kiến trúc mang đặc trưng nghệ thuật thời Lý, chỉ dẫn chúng là sản phẩm của một di tích có qui mô to lớn cần được nghiên cứu.

Bia đá tạo rồng ổ- đặc trưng thời Lý dưới chân núi Ngô Xá

Nhìn trên mặt bằng tổng thể, núi Phương Nhi gồm 3 đỉnh có bề mặt tương đối rộng, trong đó các vật liệu kiến trúc tập trung chủ yếu ở đỉnh chính giữa, khi quan sát vẫn có thể nhận thấy hình dáng của một mặt bằng kiến trúc. Tại đây có rất nhiều hố đào phá của kẻ săn lùng đồ cổ, khiến cho bề mặt núi nham nhở. Quá trình đào phá ấy đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích. Nhiều vị trí móng kiến trúc đã xuất lộ với những hàng gạch chữ nhật xếp khít. Những kẻ đào trộm lấy đi những hiện vật quí, còn lại la liệt các mảnh vỡ là những bộ phận kiến trúc hoặc mảng trang trí. Có thể nhận thấy chúng là vật liệu kiến trúc và trang trí của công trình kiến trúc rất qui mô. Ngói đều là loại ngói mũi sen đơn và kép với một hoặc hai lớp mũi tạo tác sắc nét, theo "qui chuẩn" thời Lý. Bên cạnh đó là những mảnh ngói ống, trên đỉnh còn vết tích của khối tượng trang trí (uyên ương, lá đề trang trí rồng, phượng...). Các loại ngói phủ men xanh lưu ly xuất hiện khá nhiều. Gạch lát nền hình vuông được trang trí đặc biệt tinh xảo với hoạ tiết hoa cúc, hoa sen nhiều lớp cánh, phủ kín trên bề mặt gạch. Các loại gạch ốp hình chữ nhật trang trí hình rồng thắt túi...

Vết tích vật liệu kiến trúc đã bị đào phá

Đáng chú ý, nằm phía ngay phía dưới của đỉnh núi chứa phế tích mặt bằng kiến trúc này là một núi thấp hơn, trên bề mặt vương đầy mảnh vỡ 1/2 và 1/3 các loại tháp thờ đất nung cao 3 tầng, 5 tầng và 7 tầng. Ngoài tháp ra, gần như không thấy các loại vật liệu hay bất cứ loại hình trang trí kiến trúc nào. Tuy chưa có điều kiện thống kê, song có thể thấy khối lượng tháp đất nung rất lớn, phân bố trải khắp bề mặt của núi, đồng thời vương vãi xuống vườn các hộ dân cư sống dưới chân núi. Các tháp thờ này mang đặc trưng nghệ thuật thời Lý, đồng thời với phế tích kiến trúc ở trên.

Tháp mộ dưới chân núi Phương Nhi

Với sự phân bố các loại hình di vật ở đỉnh núi trên cho thấy đó là nơi có công trình kiến trúc có mái lợp. Còn với đỉnh núi phía dưới liền kề lại chỉ có tháp thờ đất nung. Vậy, mối liên hệ giữa chúng như thế nào ?

Khảo sát dưới chân núi Phương Nhi

Phía dưới chân núi Phương Nhi, khi khảo sát chúng tôi còn thấy khá nhiều tháp mộ thời Lê và Nguyễn phản ánh mối liên hệ và quá trình tồn tại lâu dài của di tích, nay vẫn chưa được kiểm định ?

Tháp mộ thời Nguyễn dưới chân núi Phương Nhi

Trước nay, khi nói tới kiến trúc Phật giáo thời Lý, chúng ta đều biết tới ngọn Bảo tháp Chương Sơn nổi tiếng. Song ít ai biết rằng, liền kề đó là cả quần thể kiến trúc có qui mô to lớn được xây dựng đồng thời. Kết quả khảo sát đã gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến bố cục và diễn biến mặt bằng kiến trúc Phật giáo thời Lý. Liệu rằng mặt bằng kiến trúc Phật giáo thời Lý chỉ có ngôi Bảo tháp như những giả thiết xưa nay đã nêu, hay bên cạnh ngôi bảo tháp ấy còn những kiến trúc khác nữa. Và nếu trường hợp quần thể di tích núi Phương Nhi được kiểm nghiệm bằng những cứ liệu khoa học thì giả thiết nêu trên rất cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm.

Nguyễn Văn Đoàn

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6814

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Kết quả khai quật Chính Điện Lam Kinh

Kết quả khai quật Chính Điện Lam Kinh

  • 09/11/2009 10:36
  • 2957

Nhằm phục vụ cho công tác tôn tạo phục hồi khu trung tâm di tích Lam Kinh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng sự hợp tác của nghành Văn hoá Thanh Hoá đã tiến hành thám sát và khai quật qui mô khu Chính Điện - một đơn nguyên kiến trúc đặc biệt quan trọng trong tổng thể khu Lam Kinh.