Chủ Nhật, 20/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

01/07/2009 10:00 2287
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tháp Bình Sơn thuộc xã Bình Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong tuyến tham quan, du lịch tâm linh quanh thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (cách thiền viện 20km). Bên cạnh tháp là chùa Vĩnh Khánh (chùa Then), vì vậy, nhiều người dân vẫn gọi tháp Bình Sơn là Tháp Then. Tháp cao gần 16m, được xây dựng vào đời Lý - Trần.
Tháp Bình Sơn
Tháp Bình Sơn thuộc xã Bình Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong tuyến tham quan, du lịch tâm linh quanh thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (cách thiền viện 20km). Bên cạnh tháp là chùa Vĩnh Khánh (chùa Then), vì vậy, nhiều người dân vẫn gọi tháp Bình Sơn là Tháp Then. Tháp cao gần 16m, được xây dựng vào đời Lý - Trần.
Tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Việt Nam. Đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần.
Tháp Bình Sơn có 11 tầng, mỗi tầng có mái nhô ra. Tháp được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm, rắn chắc như sành, bệ tháp được xây bằng gạch vồ. Mặt ngoài ở các tầng tháp ốp gạch mịn mặt, màu vàng sậm, hoa văn trang trí và đường nét rất tinh xảo, hài hoà tạo thành khối kiến trúc hoàn hảo ở mọi góc độ.
Trải qua nhiều thế kỷ, tháp đã bị nghiêng lệch và sụt lở một số chỗ và đã được trùng tu năm 1972, tuy nhiên kiến trúc vẫn được bảo tồn như nó vốn có.
Chùa Vĩnh Khánh được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1883), là ngôi chùa nhỏ trong không gian khoáng đạt. Phía trước chùa, gần tháp Bình Sơn có một cây đại cổ thụ, các nhà khoa học cho biết cây đại thụ này đã có 500 tuổi. Người dân và những bạn học sinh thường lui tới chân tháp để chụp hình lưu niệm mỗi khi hội hè hoặc lễ tết. Không khí nơi này vừa thoáng mát lại vừa thiêng liêng mang đậm dấu ấn phật giáo được mọi người rất yêu thích. Các nhà nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia không chuyên cũng rất hay lui tới để lưu lại nét đẹp của ngôi tháp cổ này.
Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà ngày nay người ta thường gọi là giếng. Theo truyền thuyết xưa để lại thì nền đất nơi giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay. Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, được biết cây sứ đó đã có từ mấy trăm năm.
Là một di tích tiêu biểu của Vĩnh Phúc cũng như cả nước, tháp Bình Sơn và cùng với tháp là chùa Vĩnh Khánh thường xuyên được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm tu bổ, tôn tạo. Khu chùa tháp đã được đưa vào quy hoạch hệ thống các di tích trọng điểm của tỉnh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là du lịch. Các hạng mục đang được triển khai theo đề án quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự tính công trình trùng tu sẽ hoàn thành việc xây dựng trước năm 2010. Với công trình tôn tạo này, tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh sẽ không chỉ là một di tích tiêu biểu mà trở thành một thắng cảnh, một điểm du lịch văn hóa – lịch sử tuyệt đẹp bên bờ dòng Lô xanh xanh bãi ngô, nương sắn.
Trần Đức Hạnh
baodaidoanket.net

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 7463

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Moenjodaro - Một di tích cổ của Pakistan

Moenjodaro - Một di tích cổ của Pakistan

  • 12/06/2009 11:35
  • 2203

Làm sao có thể giải thích khác được sơ đồ mặt bằng hoàn hảo về mặt hình học của thành phố Moenjodaro, trong đó tất cả mọi toà nhà đều được xây với cùng một kiểu gạch tiêu chuẩn, với kích thước rất chính xác là dài 27,94cm, rộng 13,96 và dầy 5,71cm. Hơn nữa hầu hết các ngôi nhà đều được xây dựng theo cùng một mẫu thiết kế, trừ một vài công trình có thể là công sở.