Thứ Hai, 21/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/10/2008 15:30 3395
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tháng 10 năm 2007, tôi được thăm di chỉ khảo cổ học cung điện của Nam Việt, nằm tại trung tâm của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Tháng 10 năm 2007, tôi được thăm di chỉ khảo cổ học cung điện của Nam Việt, nằm tại trung tâm của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Di chỉ đã khai quật được 16.000 m2 và tiếp tục mở rộng thêm 4000 m2 nữa do yêu cầu nghiên cứu. Công trường khai quật đã gần mười năm, tập trung khá nhiều nhà khảo cổ học Trung Quốc tham gia và cho đến năm ngoái, vẫn chưa có được một báo cáo, ngoài một tờ gấp giới thiệu khái quát di chỉ này, nhân có một phòng trưng bày vô cùng khiêm tốn phục vụ chủ yếu giới nghiên cứu đến tham quan. Công việc chỉnh lý vẫn song song tiến hành với khai quật, hiện trường xuất lộ với độ sâu tương đương khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Một mái che khá kiên cố đã được phủ trên 16.000m2, bơm nước vẫn hoạt động thường xuyên do di chỉ luôn bị đe doạ bởi nước ngầm.
Tầng văn hoá ở đây tương đối dày, suốt từ thời Nam Việt đến thời Quốc Dân Đảng. Ở đây có nền kiến trúc của nhiều thời đại chồng cắt lẫn nhau, có rất nhiều giếng nước, có hệ thống thoát nước, có khu vườn non bộ, được các đồng nghiệp Quảng Đông giới thiệu, mà khó khăn lắm tôi mới mường tượng ra. Mặc dù vậy, tôi vẫn cho rằng, địa điểm này khá giống với 18 Hoàng Diệu của Việt Nam xét trên tất cả phương diện: tính chất, quy mô, địa điểm phân bố, địa tầng,…Ngành Di sản Trung Quốc và chính quyền tỉnh Quảng Đông đã có chủ trương giữ toàn bộ 20.000m2 làm bảo tàng ngoài trời, cùng với mộ Nam Việt Vương tạo nên một phức hợp di tích phục vụ khách tham quan, cho dù nó nằm ở một nơi “tấc đất tấc vàng” - phố Trung Sơn, bao quanh là những cao ốc chọc trời. Trung Quốc cũng đang tiến hành làm hồ sơ đề nghị Unesco công nhận điện Nam Việt Quốc là di sản văn hoá thế giới.

Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, nói cho thật công bằng, không hề thua kém gì phế tích điện Nam Việt Quốc, nhưng dường như Thăng Long chưa được đầu tư đúng mức, khi mà cả hai đều được phát hiện ngẫu nhiên, không định trước.

Thời gian giành cho chỉnh lý, viết báo cáo của Thăng Long còn quá ít. Mái che và thiết bị bảo quản cho Thăng Long còn tạm bợ. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu Thăng Long còn nghèo nàn. Sự tập trung trí tuệ mang tính đa ngành còn hạn chế và sự thu hẹp hay giữ nguyên trạng cho di tích này vẫn chưa được khẳng định…sẽ là những yếu tố vô cùng nhạy cảm khiến cho di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các di tích khác để được Unesco công nhận là di sản văn hoá của nhân loại.

Hi vọng rằng, để đến khi Hội đồng thẩm định của Unesco đến Hoàng thành, mọi vấn đề sẽ được khắc phục, theo đó, ưu thế chắc chắn sẽ giành cho Thăng Long - Hà Nội, khi mà cộng đồng thế giới muốn giành tặng món quà này cho Việt Nam nhân đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội./.

Phạm Quốc Quân

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 7479

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Hợp Phố với con đường tơ lụa

Hợp Phố với con đường tơ lụa

  • 24/09/2008 16:04
  • 3008

Tháng 9 năm 2008, tôi được các đồng nghiệp Bảo tàng Quảng Tây cho đến tham quan Hợp Phố - một thị trấn ngày nay, một cảng thị thời xưa, cách thủ phủ Nam Ninh khoảng 250 km về phía Đông.