Thứ Hai, 28/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

05/09/2008 01:10 3025
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ở Châu Á, nói đến loại hình rối thì: Việt Nam có rối nước, Trung Quốc có rối que, rối bóng, Nhật Bản có rối dây...Ở đất nước Inđônêsia có một loại hình rối cũng rất đặc biệt là rối bóng được làm bằng chất liệu da (da trâu) mà hiện tại đang lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Nhóm hiện vật gồm có 13 con rối. Trong đó 4 hiện vật là loại hình rối bóng có que điều khiển và số còn lại là những con rối không có que điều khiển.
Ở Châu Á, nói đến loại hình rối thì: Việt Nam có rối nước, Trung Quốc có rối que, rối bóng, Nhật Bản có rối dây...Ở đất nước Inđônêsia có một loại hình rối cũng rất đặc biệt là rối bóng được làm bằng chất liệu da (da trâu) mà hiện tại đang lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Nhóm hiện vật gồm có 13 con rối. Trong đó 4 hiện vật là loại hình rối bóng có que điều khiển và số còn lại là những con rối không có que điều khiển.

Nhóm rối bóng có que điều khiển: 4 con


Con thứ nhất trổ thủng hình người đầu thú, tô màu cả hai mặt, có mũi dài, tóc đen vểnh lên. Mình rối tô màu nhũ vàng, khăn vắt lên vai, mặc váy ngắn ngang đầu gối và vắt ra phía sau. Que điều khiển rối làm bằng chất liệu sừng trâu (giống như các con rối kia) được nẹp vào giữa thân rối. Rối cao: 25cm, rộng: 14,5cm, dài (bao gồm cả que): 39cm.

Con thứ hai trổ thủng hình người đầu thú, tô màu cả hai mặt. Mình rối màu trắng, trên hai cánh tay đeo vòng, đuôi dài uốn cong lên chạm đầu. Trên đầu rối có sừng, tóc màu đen tết cong lên đính cùng với đuôi, mắt và miệng tô màu hồng. Váy cuốn cao kẻ ô màu đen, hồng, trắng, hai dải có màu: xanh, hồng, vàng, dài xuống gót chân, trên dải có đề chữ: Anoman. Rối có hai que điều khiển, các khớp tay có chốt để cử động được. Con rối cao: 27cm, rộng: 15,5cm, dài (bao gồm cả que): 42cm.

Con rối thứ ba cũng được trổ thủng hình người đầu thú, tô màu cả hai mặt. Rối mặt tô màu vàng, môi đỏ, mình đen, mặc váy nhiều màu: xanh, đỏ, vàng, trắng..., tay đeo vòng màu đỏ. Cũng với hai que điều khiển, giữa các khớp tay có chốt để rối hoạt động được, có một que nẹp giữa thân rối, hai que ở hai bên bàn tay. trên bàn chân có đề chữ: Semar. Rối cao: 18cm, rộng: 13,5cm, dài (cả que): 33cm.


Con thứ tư cũng như những con trước được trổ thủng hình người đầu thú và tô màu cả hai mặt. Mặt rối được tô màu trắng, có chỗ màu bị nhoè, mắt và môi tô màu vàng, mình trắng, mặc váy cuốn cao kẻ ô nhiều màu: đỏ, vàng, xanh, hai dải có màu: xanh, đỏ, vàng, dài xuống tận gót chân. Chân và tay rối đeo vòng, đuôi dài uốn cong lên chạm đầu. Trên đầu rối có sừng, tóc màu đen tết cong lên đính cùng với đuôi. Hai que điều khiển rối với các khớp tay có chốt để cử động được. Rối cao: 21cm, rộng: 13cm, dài (cả que): 37cm.

Những con rối này được trình diễn trên sân khấu. Mọi cử động đều được các diễn viên điều khiển nhịp nhàng theo lời thoại trong màn biểu diễn của vở rối.

Theo hồ sơ, bốn con rối này là quà tặng của Lãnh sự quán Inđônêxia tại Hà Nội tặng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ngày 28/07/1962.

Nhóm những con rối không có que điều khiển: 9 con.

Khác với nhóm rối bóng, những con rối này có đặc điểm chung như sau: đều làm bằng da (da trâu), không có que điều khiển; đều thể hiện hình người ở các tư thế: múa, ngồi, quỳ... trên lưng các con rồng, phượng; đa số các con rối đều đeo mặt nạ, trang trí trổ thủng hình hoa lá và các hoa văn cách điệu. Rối cao trung bình từ 59cm đến 116cm.


Những con rối này được người nghệ sĩ điều khiển trực tiếp bằng tay phía sau màn che và dưới ánh sáng của đèn chiếu thì hình rối di động nhịp nhàng theo lời thoại của vở diễn.

Qua mô tả những con rối này và tham khảo một số tài liệu khác ta nhận thấy đây là những nhân vật trong đoàn rối dùng để trình diễn và nó được gọi là nghệ thuật rối Vayang.


Theo cuốn Inđônêsia - Những chặng đường lịch sử của NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995 thì nghệ thuật rối Vayang của Inđônêsia có nguồn gốc lâu đời gắn liền với những tín ngưỡng dân gian nguyên thuỷ. Từ xưa, tổ tiên của dân tộc ở đây tôn thờ những lực lượng thiên nhiên và linh hồn tổ tiên. Người ta quan niệm có thể mời linh hồn của những người chết trở về giúp cho con cháu làm ăn phát đạt. Quan niệm cổ xưa đó là cơ sở cho thể loại rối bóng Vayang của Inđônêsia ra đời. Qua nhiều năm, rối Vayang đã dần thoát khỏi những nghi thức thần bí để trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu phong phú, đa dạng về cả hình thức lẫn nội dung. Tuy nhiên những quan niệm cổ xưa về cái bóng linh hồn vẫn còn là nguyên tắc tạo hình chủ yếu của những con rối da.

Nhìn những con rối này ta hiểu rằng những người thợ làm ra chúng thật khéo léo, tài hoa, thể hiện được những nét đẹp tinh tế của người dân trên quần đảo lớn nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên để bảo quản, giữ gìn những hiện vật này cũng là một công việc hết sức khó khăn, vì theo thời gian chất liệu hữu cơ rất nhạy cảm trong điều kiện khí hậu, môi trường ở Việt Nam và các tác động khác sẽ khiến cho hiện vật bị cong vênh, mốc, nứt...Chúng tôi với trách nhiệm và nhiệm vụ của những người làm công tác lưu giữ và bảo quản hiện vật trong kho của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam luôn cố gắng hết sức để giữ gìn hiện vật ở điều kiện tốt nhất vì đây là di sản văn hóa quý giá, thể hiện nét độc đáo, riêng biệt về văn hoá trong sự đa dạng của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Quỳnh Hoa

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 7596

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

ĐÀN XÃ TẮC

ĐÀN XÃ TẮC

  • 05/09/2008 01:06
  • 2954

Đàn tế thần đất và thần lúa của triều Nguyễn ở Kinh đô Huế. Đàn tọa lạc ở bên trong Kinh thành, phía tây của Hoàng thành, xưa thuộc xã Hữu Niên (sau thành phường Ngưng Tích), nay thuộc địa phận phường Thuận Hòa, Thành phố Huế.