Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

05/09/2008 00:56 2166
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong đợt khai quật khảo cổ học tại di tích miếu Đồng Cổ (Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) bên cạnh việc phát hiện được các vết tích kiến trúc, các di tích mộ táng thuộc nhiều thời đại khác nhau, các nhà khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn tìm thấy các phế tích lò nung vật liệu kiến trúc thời Lê.
Trong đợt khai quật khảo cổ học tại di tích miếu Đồng Cổ (Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) bên cạnh việc phát hiện được các vết tích kiến trúc, các di tích mộ táng thuộc nhiều thời đại khác nhau, các nhà khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn tìm thấy các phế tích lò nung vật liệu kiến trúc thời Lê.

Các phế tích lò nung phân bố tập trung ở gò đất cao phía sau ngôi miếu hiện tại, miệng lò gần như lộ thiên, nằm trong lớp thứ hai (lớp văn hoá thời Lê) của các hố khai quật. 3 phế tích lò nung đã được nghiên cứu, khai quật:

- Phế tích lò nung thứ nhất tìm thấy ở độ sâu từ 1 đến 1,3m trong hố khai quật số 2, ký hiệu 07.MĐC.HII, với miệng và tường lò đã xuất lộ. Ngoài phế tích lò nung, còn tìm thấy các phế phẩm lò nung, con kê và các đống tro than phản ánh hoạt động của lò nung. Lò nung có cấu trúc khá "đặc biệt" lần đầu tiên được xác định, với một khoang sấy vật liệu ở giữa, hai bên có hai bầu đốt và hố "thao tác" đào sâu ở phía trước bầu đốt phía nam.

Lò nung vật liệu cổ

+ Khoang sấy vật liệu, hình chữ nhật, dài 1,8m, rộng 1,38m, cao còn lại 0,78m, thành lò dày từ 8,5 đến 10cm, miệng khoang sấy thu nhỏ dần lên phía trên. Xung quanh chân, 4 góc và hai thành bên tạo các rãnh dẫn nhiệt. Trong khoang sấy có ngói, con kê và tường lò, đặc biệt là các hàng ngói là sản phẩm của lò nung.

+ Bầu đốt, hình phễu làm phình thành vòm, thu nhỏ dần ra phía cửa đốt lửa. Bầu đốt phía bắc rộng 1,87m, dài 1,22m, cửa đốt hình tròn, đường kính 0,58m. Bầu đốt phía nam, rộng 2m, dài 1,4m, đường kính cửa đốt 0,44m. Cả hai bầu đốt được làm thoải dần về hai phía, nền bầu đốt được khoét sâu tạo vát, dẫn lửa lên nền khoang sấy. ở vị trí thổi lửa, từ bầu đốt lên khoang sấy mỗi bên được khoét 3 ô hình chữ nhật nằm. Đặc biệt, ở mỗi cửa lò còn thấy rõ dấu vết của đất cháy bịt cửa đốt ủ lò khi đã đủ nhiệt độ cho sản phẩm nung.

Phế tích lò nung vật liệu cổ

Từ qui mô, cấu trúc cùng sản phẩm lò nung có thể xác định đây là lò nung ngói (ngói mũi lá, thân chữ nhật, mỏng, đỏ sậm). Ngói xếp đứng hoặc nằm, giữa các hàng là con kê. Các con kê làm bằng đất ướt, nặn thành các thỏi dài hoặc dẹt. Dưới đáy khoang sấy có đường dẫn nhiệt tạo bởi tường đất. Căn cứ vào sản phẩm, đây là lò nung vật liệu (ngói), niên đại khoảng thế kỷ 18.

- Phế tích lò nung thứ haitìm thấy trong hố khai quật số 5, ký hiệu 07.MĐC.HV, ở sau Hậu cung. Cũng như phế tích thứ nhất, ngoài phế tích lò nung, còn tìm thấy các phế phẩm lò nung, con kê và vết tích tro than, song mờ nhạt hơn.

Mặt bằng phế tích bếp lò

Phế tích lò nung ở độ sâu 0,3m, lò hình gần bầu dục, phía sau phình to, thu nhỏ dần về phía cửa lò ở phía đông nam. Đây là dạng lò có vòm kín (lò cóc), đắp vồng, phía sau là ống khói được tạo bởi 2 viên gạch xếp nghiêng (?). Lò tạo dốc dần về phía đông nam, dài còn lại 2,5m, rộng 1,25m, đáy lò lát ngói mũi.

Cấu trúc và các phế phẩm thu được cho thấy đây là lò nung vật liệu kiến trúc, song lò chưa qua sử dụng mà mới chỉ trong giai đoạn sấy vỏ lò đã bị sập (vòm lò cháy nhẹ, vàng nhạt, bở, còn vết tích than tro dường như không thấy).

- Phế tích lò nung thứ ba, gần như xuất lộ trong hố 07.MĐC. Lò hình gần bầu dục, đường kính khoảng 77 - 88cm, cửa được tạo bởi hai thành hai bên để hở dài 35cm, rộng 70cm quay về phía đông. Tường lò cao còn lại 59cm, dày từ 12 đến 14cm, trong màu xám, ngoài màu nâu đỏ, trong bầu lò có nhiều mảnh đá vôi đã bị phong hóa và mảnh thành. Với kích thước nhỏ bé, cấu trúc đơn giản, tường lò khá "tạm bợ", có thể là bếp phục vụ "đội" thợ của khu lò nung liền kề (?).

Phế tích bếp lò

Các phế tích lò nung mới thấy ở miếu Đồng Cổ, đặc biệt là phế tích thứ nhất là lò có cấu trúc đặc biệt, lần đầu tiên tìm thấy trong diễn biến chung loại hình lò nung Việt Nam. Cùng với phế tích thứ hai và phế tích thứ ba (bếp lò ?), đã cho biết hoạt động sản xuất thủ công vào thế kỷ 18. Hơn nữa, qua đó nó cũng phần nào phản ánh qui mô, diện mạo của ngôi miếu Đồng Cổ khi có cả hệ thống các lò nung vật liệu phục vụ cho việc xây dựng.

ĐOÀN CHIẾN
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6449

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Một số nhân vật lịch sử Việt Nam tuổi Tý

  • 05/09/2008 00:53
  • 15940

Nhân dịp đón xuân Mậu Tý 2008, Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu một số nhân vật lịch sử Việt Nam cầm tinh con chuột.