Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

05/09/2008 00:20 2420
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nói đến đồ gốm men trắng văn in, chúng ta hẳn đều đã biết đây là một dòng gốm men cao cấp Việt Nam, đư­ợc hình thành từ thời Lý - Trần và phát triển rực rỡ vào thời Lê sơ, nhiều nhà nghiên cứu đã mạnh dạn cho đây là đồ sứ Việt Nam.
Nói đến đồ gốm men trắng văn in, chúng ta hẳn đều đã biết đây là một dòng gốm men cao cấp Việt Nam, đư­ợc hình thành từ thời Lý - Trần và phát triển rực rỡ vào thời Lê sơ, nhiều nhà nghiên cứu đã mạnh dạn cho đây là đồ sứ Việt Nam.

Bát gốm trang trí chim phượng

Những phát hiện về loại gốm này ở các di tích Hoàng thành Thăng Long, Lam Kinh (Thanh Hóa), tàu cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam) hay gần đây như­ ở di chỉ gốm Ngói (Chu Đậu, Hải D­ương), Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đều đã đem lại sự cảm phục của giới chuyên môn và những ng­ười say mê cổ ngoạn. Gốm men trắng, mỏng, trang trí nổi hình rồng, hoa mẫu đơn hay văn sóng n­ước hình vảy cá, giữa lòng in nổi chữ Quan, bông mai 6 cánh hoặc viết lam ở giữa lòng hoặc đáy những chữ Hán: Tiên, Kính, Quan, Lam... X­ương gốm mỏng, có loại mỏng nh­ư vỏ trứng (dạng sứ thấu quang), men bóng, mịn. Miệng loe, thân thuôn, chân đế cao trung bình, đư­ợc tạo rất mỏng và mép vành chân đế vê tròn, hoặc cắt gọt rất kỹ, đáy phủ men.... Khi tiếp cận với loại hình hiện vật này, các nhà nghiên cứu đều xếp chúng vào khung niên đại thời Lê sơ (thế kỷ XV) và xác định nguồn gốc đư­ợc sản xuất từ các trung tâm lớn là Thăng Long, Hải D­ương và Kim Lan. Trong đó các đồ gốm mỏng (thấu quang) phát hiện ở Lam Kinh (Thanh Hóa) và Hoàng thành Thăng Long đư­ợc xác định là sản phẩm của lò gốm Thăng Long, còn các loại hình có xương dày hơn đư­ợc phát hiện ở Chu Đậu (Hải Dư­ơng), tàu cổ Cù Lao Chàm, Kim Lan thì đ­ược xác định là sản phẩm của các lò Hải D­ương và Kim Lan. Sự xuất hiện và tàn lụi của dòng gốm men này cũng đ­ược các nhà nghiên cứu xác định vào khung niên đại thế kỷ XV. Đa số các ý kiến đều cho rằng chúng đư­ợc phát triển rực rỡ vào đầu thế kỷ XV và dần bị tàn lụi vào giai đoạn cuối thế kỷ XV, như­ờng bư­ớc cho sự phát triển và nở rộ của đồ gốm hoa lam.

Bản vẽ hiện vật gốm

Mặc dù vậy, trong đợt khai quật ở di tích D­ương Kinh (làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) năm 2004, với việc phát hiện nhóm hiện vật này đã đem đến cho chúng ta thêm những nhận thức mới. Do giới hạn về diện tích khai quật (450m2) nên đồ gốm men trắng văn in tìm thấy ở đây có số l­ượng không nhiều, chủ yếu là các mảnh vỡ của loại hình bát và đĩa. Trong đó, loại hình bát có 01 chiếc trang trí chim phượng, lòng không có ký hiệu; đĩa có 2 chiếc, một chiếc trang trí rồng, lòng có chữ Quan, một chiếc trang trí văn sóng nước, lòng có ký hiệu bông mai 6 cánh; còn lại có 31 mảnh miệng, 43 mảnh thân và 64 mảnh chân đế.

Qua quan sát tổng thể, nhận thấy đồ gốm men trắng văn in ở đây có nhiều nét tương đồng về hình dáng và hoa văn trang trí với đồ gốm men trắng văn in phát hiện ở Lam Kinh, Hoàng thành Thăng Long hay những đồ gốm tìm thấy ở tàu cổ Cù Lao Chàm, Chu Đậu và Kim Lan. Tuy nhiên, xem xét dư­ới nhiều góc độ nhận thấy đồ gốm men trắng văn in tìm thấy ở Dư­ơng Kinh có những điểm khác biệt. Gốm men trắng ngà, đục, x­ương thô, dày trung bình từ 0,3 - 0,4cm, chân đế thấp, có loại đáy lõm phủ men, chân đế cạo men, có loại đáy để mộc, gần bằng, văn in không đư­ợc sắc nét, giữa lòng in nổi chữ Quan hoặc bông mai 6 cánh, lòng có dấu con kê 3 mấu hoặc 4 mấu. Về trang trí, theo thống kê thì loại hình trang trí chim ph­ượng có số lượng ít nhất, còn đa số đ­ược trang trí rồng, hoa lá và văn sóng nư­ớc.

Đĩa gốm trang trí rồng

Căn cứ vào địa tầng, đặc điểm hoa văn trang trí, hình dáng và chất liệu của hiện vật, chúng tôi xác định nhóm đồ gốm men trắng văn in tìm thấy ở di tích Dư­ơng Kinh có niên đại vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, trong giai đoạn thịnh trị của Vương triều Mạc. Nguồn gốc xuất xứ của nó nhiều khả năng đư­ợc sản xuất từ các lò gốm ở Hải D­ương.

Bản vẽ hiện vật gốm

Nh­ư vậy, rõ ràng vào thời Mạc, dòng gốm men trắng văn in vẫn tiếp tục tồn tại và có sự chuyển biến phù hợp với đặc điểm của gốm men Việt Nam trong giai đoạn này. Qua đây chúng ta có thể phác dựng một cách rõ ràng hơn con đ­ường phát triển và biến đổi của đồ gốm men Việt Nam nói chung, dòng gốm men trắng văn in nói riêng. Chắc chắn, nếu tiếp tục đ­ược đầu tư­ để mở rộng phạm vi khai quật, chúng ta sẽ có nhiều t­ư liệu mới bổ sung để minh chứng rõ nét hơn cho sự tồn tại và phát triển của đồ gốm men trắng văn in trong giai đoạn triều Mạc.

Nguyễn Ngọc Chất

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6388

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

DI TÍCH ĐỀN/MIẾU ĐỒNG CỔ (Nguyên Xá, Từ Liêm, Hà Nội)

DI TÍCH ĐỀN/MIẾU ĐỒNG CỔ (Nguyên Xá, Từ Liêm, Hà Nội)

  • 05/09/2008 00:18
  • 9021

Đền/miếu Đồng Cổ thuộc thôn Nguyên Xá, xã Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội 15km về phía tây, trên tuyến Quốc lộ 32 Hà Nội đi Sơn Tây. Di tích được xây dựng trên một gò đất cao ở đầu làng Nguyên Xá theo thế quy xà với gò cao ở giữa, xung quanh có dòng nước uốn lượn. Đền nằm quay hướng về phía Đông, hướng về phía kinh thành Thăng Long.