Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Thuận Thiên. Ở ngôi 6 năm, với biết bao công tích: chính sự sáng suốt như định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ quân, quan chức, lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở trường học, tạo nên sáng nghiệp rộng lớn, công lao đổi "bĩ sang thái", chuyển thế "nguy sang thế yên", cuộc "đại loạn thành trị", "câu nói người có nhân, thiên hạ không ai địch nổi là chính hợp với vua". Bởi thế, trong 6 năm Lê Thái Tổ ở ngôi, đất nước được thịnh trị, cơ nghiệp được truyền đến muôn đời sau. Năm Thuận Thiên thứ 6 (1433) ngày 22 tháng 8, "Thái Tổ Cao hoàng đế chầu trời", ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng (Lam Sơn).
Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Thuận Thiên.
Ở ngôi 6 năm, với biết bao công tích: chính sự sáng suốt như định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ quân, quan chức, lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở trường học, tạo nên sáng nghiệp rộng lớn, công lao đổi "bĩ sang thái", chuyển thế "nguy sang thế yên", cuộc "đại loạn thành trị", "câu nói người có nhân, thiên hạ không ai địch nổi là chính hợp với vua". Bởi thế, trong 6 năm Lê Thái Tổ ở ngôi, đất nước được thịnh trị, cơ nghiệp được truyền đến muôn đời sau. Năm Thuận Thiên thứ 6 (1433) ngày 22 tháng 8, "Thái Tổ Cao hoàng đế chầu trời", ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng (Lam Sơn).
Với vị trí là vị vua đầu triều, người sáng nghiệp nhà hậu Lê, lăng mộ vua Lê Thái Tổ được đặt ở vị trí trung tâm, là điểm huyệt của toàn bộ khu vực Lam Sơn. Vĩnh Lăng nằm trên gò đất rộng, bằng phẳng dưới chân núi Dầu, cách khu điện miếu khoảng 50m, theo hướng bắc - nam, nối núi Dầu với núi Chúa (Chủ/Chẩu) tạo thành thế tiền án hậu chẩm, bên trái có núi Phú Lâm và núi Hổ, bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành cánh tay ngai long chầu hổ phục. Phía trước là sông Chu uốn khúc bao bọc, chảy từ trái qua thành thế tụ thuỷ. Theo thuyết phong thuỷ Vĩnh Lăng được đặt trên ở vị thế rất đẹp, thần diệu nhất trong khu sơn lăng Lam Sơn.
|
Nhà bia Vĩnh Lăng |
Vĩnh Lăng sau khi tôn tạo có không gian thâm nghiêm, với hàng nữ tường bao quanh, nấm mộ hình gần vuông (dài 4,33m, cao khoảng 0,8m -1m) theo hướng bắc - nam. Hai hàng tượng quan hầu và thú (sư tử, voi, ngựa, hổ) đối xứng nhau quan trục Thần đạo
. Còn có nhiều ký kiến khác nhau về nhóm tượng lăng mộ Lê Thái Tổ, song đều xác nhận chúng có niên đại tuyệt đối là năm 1433 khi vua Lê Thái Tổ mất. Đặc trưng nghệ thuật tạo tác các tượng người và con giống có sự khác biệt so với các lăng mộ khác, với kích thước nhỏ bé, mang đậm phong cách dân gian như: ngựa không thắng yên, tê giác không bành, hổ ngồi hiện từ, sư tử cách điệu rất gần gũi với lợn rừng ? Qua đó nhận thấy rất rõ truyền thống điêu khắc của thời Trần còn được bảo lưu sang thời Lê sơ. Đó là phong cách tạo tượng tròn, chân thực song cũng rất trang trọng, nghiêm cẩn ở nơi thờ cúng thiêng liêng. Phong cách này chỉ có ở Vĩnh Lăng, ở các lăng mộ sau đã mang sắc thái khác và hoàn toàn biến mất ở các lăng mộ thời Lê - Trịnh (thế kỷ 17 -18).
|
Tượng sư tử lăng Lê Thái Tổ |
Những pho tượng này là những sử liệu rất có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá, đồng thời có giá trị khi nghiên cứu tìm hiểu diễn biến nghệ thuật điêu khắc Việt Nam.
Bên cạnh lăng mộ, bia Vĩnh Lăng là một phần quan trọng trong bố cục chung của khu lăng mộ. Bia được dựng trên một gò đất cao thoai thoải hướng về phía nam, có mái che (dựng năm 1961), cao 2,79m, rộng 1,94m, dày 0,27m. Với hình dáng cân đối, trang trí tinh xảo, chữ khắc sắc nét, rõ ràng, bia Vĩnh Lăng là một sử liệu sống động, một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Bia do Vinh lộc Đại phu Nhập nội hành khiển, Tam tri quán sự Nguyễn Trãi soạn, nội dung ngắn gọn, súc tích, khái quát đầy đủ thân thế sự nghiệp, công lao to lớn của Đức Thái Tổ Cao hoàng đế.
Nguyễn Văn Đoàn