Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 17:15 3973
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Kim Lan là tên một xã nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Từ nội thành Hà Nội đến Kim Lan có thể đi đường bộ hoặc đường sông qua bến đò Thuý Lĩnh.
Kim Lan là tên một xã nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Từ nội thành Hà Nội đến Kim Lan có thể đi đường bộ hoặc đường sông qua bến đò Thuý Lĩnh.


Cảnh quan làng cổ Kim Lan

Theo truyền thuyết, Kim Lan là vùng đất có lịch sử lâu đời gắn với nhiều sự kiện và nhân vật suốt từ thời Hùng Vương dựng nước. Còn theo lạc khoản chuông chùa Kim Lan, vào khoảng đầu thế kỷ XVIII Kim Lan đã là một xã, sang đầu thế kỷ XIX Kim Lan đổi thành Kim Quan thuộc tổng Đông Dư huyên Gia Lâm phủ Thuận An trấn kinh Bắc, sang giữa thế kỷ XIX lại được đổi là Kim Lan. Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XX đến những năm gần đây Kim Lan có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, khi thì thuộc về Bắc Ninh, lúc thuộc về thành phố Hà Nội. Hiện nay, Kim Lan là một đơn vị cấp xã, gồm 16 xóm: Và, Dụ, Đình, Chùa, Triền, Mả Cuối, Chợ, Bến, Đìa, Bệ, Cái Ngang, Hậu, Gò Đình, Bông, Đầu Cổng, trong đó xóm Và và Dụ đã không còn do sự biến đổi dòng chảy của sông Hồng.


Chính trong quá trình đổi dòng ấy, từ cuối năm 2000, Kim Lan được giới giới khảo cổ học biết đến với những di tích và di vật cổ, là những tàn tích vật chất phản ánh dấu tích cư trú và xản xuất gốm sứ thời Trần. Nhận thấy giá trị của di tích trong việc tìm hiểu về làng nghề thủ công nói chung và sản xuất gốm nói riêng, nhiều đợt khảo sát được tiến hành, đặc biệt đầu năm 2003, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội đã khai quật chữa cháy di tích Kim Lan.

Kết quả khảo sát khảo sát thực địa cho thấy di chỉ khảo cổ học Kim Lan phân bố trên các triền đất thoai thoải ở sát mép sông Hồng, vào mùa mưa toàn bộ di tích bị ngập nước. Nơi tập trung nhiều nhất nằm ở khu vực bến Đình thuộc xóm Chùa (xóm 2, thôn Thống Nhất, xã Kim Lan). Ở khu vực này các di vật tìm được rất phong phú bao gồm vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc, tiền đồng và đặc biệt là gốm sứ. Đồ gốm sứ có niên đại kéo dài từ thời Đường (thế kỷ VII - X) đến thời Lê (thế kỷ XVII - XVIII), tập trung hơn cả là đồ gốm thời Trần.
Đồ gốm trong tầng văn hóa thời Trần ở Kim Lan


Kết quả khai quật trong 4 hố, với diện tích gần 200m2 đã tìm được các tầng văn hoá còn khá nguyên vẹn nằm ở độ sâu từ 40 -60cm:


- Tầng văn hoá thứ nhất dày
35cm đến 40cm, đất pha cát màu xám đen có lẫn than củi chứa các cụm hiện vật bao gồm đồ gốm và sành có niên đaị thế kỷ IX - X. Đồ gốm và sành có đặc điểm, chất liệu và loại hình giống đồ gốm thuộc di tích Đương Xá (Bắc Ninh). Mặc dù các dấu tích vật chất tìm được có qui mô phân bố khá khiêm tốn trong các lớp 4 và 5 của hố đào song rất có ý nghĩa. Đó là các vết tích duy nhất phản ánh dấu ấn cư trú vào thế kỷ IX - X đã được các tài liệu thành văn và dân gian cho biết về quá trình hình thành Kim Lan nói riêng và khu vực này nói chung.


- Tầng văn hoá thời Trần với đất sét pha cát màu nâu sẫm, xám đen dày từ 60cm đến 120cm lẫn than tro củi. Trong tầng văn hoá đã thu được số lượng các di vật lớn gồm các loại hình: vật liệu kiến trúc, gốm sứ, sành, tiền đồng, con kê, mảnh bao nung, đồ gốm sống men, đồ phế phẩm (méo) và các cục nguyên liệu làm men (?), đầu rau (?) và mảnh chuôi dao bằng đồng có trang trí ... Qua theo dõi diến biến của các lớp đào có thể nhận thấy tính ổn định của lớp văn hoá này. Có thể nhận thấy đây là tầng văn hoá khá nguyên vẹn phản ánh dấu tích cư trú thời Trần, mà qua niên đại hiện vật cho phép đoán định niên đại của di chỉ ở vào khoảng từ thế kỷ XIII - XIV.


- Ngoài ra, còn tìm thấy các gia cố chân tảng (?) được cấu tạo bởi các phế liệu kiến trúc (ngói) và bao nung lèn chặt, đường kính 60cm, dày 25cm, qua cách thức gia cố và vật liệu đi kèm đây có thể là vết tích còn lại của kiến trúc thời Trần. Rất tiếc, di tích do bị xâm hại nặng nên chưa khôi phục được qui mô cũng như lý giải các vấn đề có liên quan đến phế tích kiến trúc này.

Đồ gốm trong tầng văn hóa thời Trần ở Kim Lan


Như vậy,
với việc phát hiện các tầng văn hoá có niên đại kéo dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV đã cho thấy phần nào diện mạo của một di chỉ cư trú, với các tàn tích vật chất rất phong phú, đặc biệt là di vật phản ánh tính chất sản xuất gốm tại chỗ như: Bao nung, con kê, đồ phế phẩm, cục làm men (?), đất làm gốm (?)..... là cơ sở để tìm hiểu về lịch sử vùng đất này, đặc biệt là vấn đề sản xuất gốm sứ đang được giới nghiên cứu quan tâm khi Kim Lan nằm liền kề với Bát Tràng - một trung tâm sản xuất gốm rất nổi tiếng. Việc tìm thấy dấu vết cư trú và sản xuất gốm sứ từ thế kỷ X, đặc biệt là vào thời Trần đã cho thấy Kim Lan và Bát Tràng trong quá trình tồn tại nhiều khả năng là một đơn vị hành chính hay chí ít cũng là một vùng làng nghề. Trong thực tế tới tận những năm 1950, khu vực này mới được chia tách làm hai bởi sông Bắc Hưng Hải. Kết quả này cho phép giả thiết về không gian phân bố của làng Bát Tràng xưa khá rộng lớn bao hàm một phần của Kim Lan - khu vực giáp với sông Hồng hiện nay. Và nếu đúng như vậy, kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở Kim Lan, chúng ta đã có thêm hiểu biết mới và xác nhận về làng Bát Tràng xưa đã được sử thành văn nhắc tới, đồng thời cũng cho thấy không gian phân bố rộng lớn của làng nghề thủ công vùng ngoại ô Thăng Long - Hà Nội xưa.

Nguyễn Văn Đoàn
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6449

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Khu Sơn lăng cấm địa nhà Hậu Lê

Khu Sơn lăng cấm địa nhà Hậu Lê

  • 04/09/2008 17:11
  • 6580

Sau khi vua Lê Thái Tổ mất (1433), triều đình đã tổ chức rước linh cữu về Lam Sơn chôn cất, từ đó Lam Sơn đã trở thành nơi an táng của các vua và hoàng hậu thời Lê sơ. Vậy là, cũng giống như thời nhà Lý có khu vực Đình Bảng/rừng Báng (Bắc Ninh), nhà Trần có khu Tam Đường (Thái Bình) sau là Đông Triều (Quảng Ninh), Lam Sơn đã trở thành khu "sơn lăng cấm địa" của nhà Lê.