Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 17:06 3268
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Vào trung tuần tháng 04 năm 2007, trong quá trình san ủi mặt bằng để chuẩn bị cho việc dựng ngôi nhà tạm, làm nơi tập kết vật liệu, phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo lại khu Tam Bảo của di tích chùa Sải - Tĩnh Lâu tự (phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội), nhà chùa đã phát hiện một ngôi mộ cổ xuất lộ.
Vào trung tuần tháng 04 năm 2007, trong quá trình san ủi mặt bằng để chuẩn bị cho việc dựng ngôi nhà tạm, làm nơi tập kết vật liệu, phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo lại khu Tam Bảo của di tích chùa Sải - Tĩnh Lâu tự (phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội), nhà chùa đã phát hiện một ngôi mộ cổ xuất lộ.

Hiện trạng ngôi mộ
Ngôi mộ xuất lộ ngay dưới lớp đất mặt bị xáo trộn, mộ quay hướng Đông, mặt nhìn ra phía hồ Tây. Mộ còn tương đối nguyên vẹn, một phần phía trên bị vỡ do quá trình san ủi. Quách mộ không xây gạch mà được trình bằng các lớp hợp chất gồm giấy dó, than,vôi, mật rất chắc chắn. Do mộ chưa được khai quật nên khi quan sát bề mặt chỉ có thể xác định mộ có kết cấu gồm ba tầng. Tầng dưới cùng có mặt bằng hình chữ nhật, dài 2,65m, rộng 2,1m; tầng thứ hai cũngcó mặt bằng hình chữ nhật, dài 1,98m, rộng 1,37m và cao hơn tầng dưới cùng 0,11m; tầng thứ ba cũng là tầng trên cùng của mộ, được đắp nhô cao hình mai rùa, tầng này dài 1,3m, rộng 0,8m và cao hơn tầng thứ hai 0,17m.

Mộ có bia mộ nhưng đã bị mất, hiện chỉ còn lại phần đế bia nằm ở phía trên, mặt trước của mộ. Đế bia được làm bằng đá vôi màu xám xanh, phần trên tạo hình chữ nhật, có lỗ chốt (dài 25cm, rộng 10,5cm, sâu 8,5cm) để đặt bia lên trên, phần dưới tạo hình chân quỳ, bốn mặt phía ngoài trang trí nổi hình hoa cúc dây mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX). Kích thước của đế bia: dài 41cm, rộng 27cm, cao 19cm.

Chân đế bia mộ


Ngày 24 tháng 04 năm 2007, nhằm mục đích xác định niên đại, tính chất và kế họch xử lý ngôi mộ, Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao quận Tây Hồ đã mời các chuyên gia nghiên cứu đa ngành thuộc các cơ quan quản lý và nghiên cứu ở trung ương và địa phương đến khảo sát và giám định ngôi mộ. Sau khi nghiên cứu và xem xét hiện trạng của ngôi mộ, các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định đây là một ngôi mộ hợp chất được xây dựng vào giai đoạn triều Nguyễn (thế kỷ XIX - XX). Tuy nhiên, hiện nay mộ vẫn chưa được khai quật nên mọi thông tin liên quan đến chủ nhân của ngôi mộ vẫn chưa được làm sáng tỏ, hơn nữa sau thời gian phát hiện mộ vẫn chưa có một gia đình hay dòng họ nào ở địa phương xác nhận là phần mộ của họ tộc mình. Vì vậy, theo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu có mặt tại buổi họp đều nhất trí kiến nghị chính quyền địa phương sớm họp bàn với nhân dân để đưa ra giải pháp kịp thời về việc xử lý khoa học đối với ngôi mộ này. Biện pháp tốt nhất là tiến hành khai quật khảo cổ học để xác định rõ niên đại, danh tính của chủ nhân ngôi mộ. Trong thời gian chờ kết quả nghiên cứu, địa phương cần có kế hoạch bảo vệ, tránh xâm hại đến ngôi mộ.

Hiện trạng ngôi mộ

Như vậy, ngoài ngôi mộ hợp chất phát hiện ở vườn đào Nhật Tần, đây là ngôi mộ hợp chất thứ hai được phát hiện trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây. Điều này cho thấy lòng đất Hà Nội của chúng ta còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn của lịch sử, cần được đầu tư nghiên cứu để làm rõ và phong phú hơn lịch sử của Thăng Long - Hà Nội nói chung, lịch sử các khu vực làng cổ của Hà Nội nói riêng. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề đáng được chính quyền, nhân dân và các ban ngành của Thành phố lưu tâm trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị, đó cũng là việc làm có trách nhiệm đối với di sản văn hoá dân tộc và thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hoá đã được Quốc hội thông qua./.

Thanh Sơn du tử

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6449

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

CÓ MỘT TRUNG TÂM SẢN XUẤT ĐỒ SÀNH Ở NGOẠI Ô HÀ NỘI VÀO THẾ KỶ XV - XVIII

CÓ MỘT TRUNG TÂM SẢN XUẤT ĐỒ SÀNH Ở NGOẠI Ô HÀ NỘI VÀO THẾ KỶ XV - XVIII

  • 04/09/2008 17:03
  • 2310

Khi nhắc đến các trung tâm sản xuất đồ gốm thủ công và có truyền thống lâu đời ở đất Thăng Long - Hà Nội, chắc sẽ không có một người Hà Nội nào lại không biết đến làng gốm cổ Bát Tràng nổi tiếng. Nhưng có một trung tâm sản xuất đồ gốm sành khác, có lịch sử hình thành gần 500 năm cách ngày nay vừa được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật, đó là Khu di tích Xóm Trại Gốm.