Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 17:03 2309
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Khi nhắc đến các trung tâm sản xuất đồ gốm thủ công và có truyền thống lâu đời ở đất Thăng Long - Hà Nội, chắc sẽ không có một người Hà Nội nào lại không biết đến làng gốm cổ Bát Tràng nổi tiếng. Nhưng có một trung tâm sản xuất đồ gốm sành khác, có lịch sử hình thành gần 500 năm cách ngày nay vừa được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật, đó là Khu di tích Xóm Trại Gốm.
Khi nhắc đến các trung tâm sản xuất đồ gốm thủ công và có truyền thống lâu đời ở đất Thăng Long - Hà Nội, chắc sẽ không có một người Hà Nội nào lại không biết đến làng gốm cổ Bát Tràng nổi tiếng. Nhưng có một trung tâm sản xuất đồ gốm sành khác, có lịch sử hình thành gần 500 năm cách ngày nay vừa được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật, đó là Khu di tích Xóm Trại Gốm.

Hiện trạng hố khai quật
Khu di tích nằm ở địa phận thôn Tăng Long, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội, di tích phân bố bao trùm gần hết thôn Tăng Long, với diện tích khoảng 200.000m2, chạy dài theo chiều Tây Bắc - Đông Nam và dọc hai bên đê hữu ngạn sông Cầu, gần ngã ba Xà. Di tích đã bị con đê cắt dọc và nằm chồng đè lên phía trên.


Khu di tích Xóm Trại Gốm được các nhà Khảo cổ ở Khoa Lịch Sử, Trường Đại học KHXH & NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) phát hiện vào cuối năm 2005 và tiến hành khai quật từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2006. Với diện tích 28m2, qua hai hố đào khai quật (Hố I có diện tích 12m2; Hố II có diện tích 16m2), kết quả khảo cổ học đã phát hiện được tầng cư trú và nơi sản xuất đồ sành có niên đại thế kỷ XV - XVIII.

Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng ngàn sản phẩm sành còn nguyên dạng cùng các đồ thứ phẩm, phế phẩm khác. Đặc biệt trong hố I còn phát hiện nhiều chồng sản phẩm xếp ngay ngắn theo hàng, đó là những sản phẩm đã được hoàn thiện và đang xếp gọn, chờ chuyển đi bán thị trường. Nghiên cứu các sản phẩm sành ở đây cho thấy đa số sành được làm từ đất sét màu xám tím, gồm hai loại sành mịn và sành thô, độ nung cao, nhiều sản phẩm có hiện tượng thuỷ tinh hoá. Loại hình đồ sành ở đây cũng rất phong phú và đa dạng, bao gồm các loại nồi, vò, lon, vại, chậu và nắp đậy của các đồ đựng.

Bên cạnh những sản phẩm đã được hoàn thiện, nhiều sản phẩm bị hỏng, vỡ cũng được đắp đống xung quanh

Ngói ống trang trí rồng

Do diện tích khai quật đang còn nhỏ hẹp nên kết quả vẫn chưa tìm thấy dấu vết lò nung, tuy nhiên với hàng ngàn mảnh vách lò bị thuỷ tinh hoá khá cao điựơc tìm thấy trong hốđào đã phản ánh rõ hoạt động sản xuất đồ sành ngay tại vị trí này.


Ngoài những sản phẩm đồ sành được phát hiện, trong 2 hố đào khai quật, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều hiện vật phản ánh đời sống sinh hoạt của các thợ thủ công ở đây như các loại hình bát, đĩa, lọ gốm men, chì lưới và vật liệu kiến trúc bằng đất nung màu đỏ gạch có niên đại kéo dài từ thế kỷ XV - XVIII.

Như vậy, có thể nói với chỉ qua hai hố đào với 28m2 được khai quật, kết quả khảo cổ học đã cho chúng ta biết đến một làng nghề sản xuất đồ sành truyền thống, có niên đại kéo dài suốt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ngay ở ngoại thành Thăng Long - Hà Nội. Chắc chắn, trong khoảng 300 năm đó, Xóm Trại Gốm đã là một trung tâm sản xuất đồ sành lớn nhất của vùng Thăng Long, nơi cung cấp chủ yếu những sản phẩm đồ đựng bằng sành cho cư dân Thăng Long

Ngói ống trang trí rồng

Theo ý kiến của NCS.TS. Trần Anh Dũng (Viện Khảo cổ học), người đã trực tiếp tham gia đợt khai quật thì qua quan sát diễn biến địa tầng, mật độ phân bố hiện vật và các loại hình hiện vật có thể khẳng định di tích Xóm Trại Gốm là một trung tâm sản xuất sành, có thể nó là “dòng chảy” cùng hệ thống với trung tâm gốm Thổ Hà, bởi Khu di tích Xóm Trại Gốm chỉ cách trung tâm sản xuất gốm Thổ Hà (ở tả ngạn sông Cầu) khoảng 12 km về phía Tây. Hiện nay, nằm đối xứng với Xóm Trại Gốm qua sông Cầu là những lò gạch khá lớn đang hoạt động, gợi mở cho việc nghiên cứu toàn diện hơn về trung tâm này

Sản phẩm đồ sành xuất lộ trong hố khai quật
.


Chắc chắn, nếu được tiếp tục nghiên cứu, những vấn đề về niên đại, tính chất và không gian hoạt động của một trung tâm sản xuất đồ sành lớn của Hà Nội sẽ được làm sáng rõ. Trong báo cáo tại hội nghị thông báo ngày 9 tháng 5 năm 2007 các tác giả đã nhấn mạnh “các ngành, các cấp và chính quyền địa phương cần kết hợp với các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu để có thể khôi phục nghề cổ truyền của cha ông. Đó cũng là một hướng thay đổi cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân, thiết thực hướng tới Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, một thủ đô giàu về văn vật mạnh về kinh tế.”

Thanh Sơn du tử
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6449

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

SƯU TẬP HIỆN VẬT KHAI QUẬT DI TÍCH LAM KINH - THANH HOÁ (NĂM 2004)

SƯU TẬP HIỆN VẬT KHAI QUẬT DI TÍCH LAM KINH - THANH HOÁ (NĂM 2004)

  • 04/09/2008 16:59
  • 2381

Ngoài việc phát hiện các dấu tích và mặt bằng kiến trúc có qui mô to lớn ở khu vực Tả Vu, Hữu Vu, đợt khai quật khu di tích Lam Kinh năm 2004 đã thu thập đ­ược một s­ưu tập hiện vật có số lượng lớn, với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau, có khung niên đại tư­ơng ứng với các lớp kiến trúc (thế kỷ 15-16 và 17-18), bổ sung thêm tư liệu và nhận thức mới về quá trình tồn tại của khu trung tâm di tích Lam Kinh.