Thứ Sáu, 20/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 16:49 2483
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trước khi khai quật, khu vực được xác định là vị trí của hai toà Tả và Hữu Vu là hai doi đất hình chữ nhật, nền khá bằng phẳng, cao hơn bề mặt sân rồng khoảng 1m. Vào các năm 1996, 1997, khu vực này đã được đào thám sát, trên cơ sở đó, năm 2004 tiến hành khai quật qui mô, từ độ sâu 0,2m đến 1,2m xác định được nhiều mặt bằng kiến trúc, phản ánh những đợt trùng tu sửa chữa hai công trình kiến trúc này thông qua các vết tích như: bó móng, nền, chân tảng kê cột, đá bó móng và trụ gia cố chân tảng.

Trước khi khai quật, khu vực được xác định là vị trí của hai toà Tả và Hữu Vu là hai doi đất hình chữ nhật, nền khá bằng phẳng, cao hơn bề mặt sân rồng khoảng 1m.

Quang cảnh công trường khai quật
Vào các năm 1996, 1997, khu vực này đã được đào thám sát, trên cơ sở đó, năm 2004 tiến hành khai quật qui mô, từ độ sâu 0,2m đến 1,2m xác định được nhiều mặt bằng kiến trúc, phản ánh những đợt trùng tu sửa chữa hai công trình kiến trúc này thông qua các vết tích như: bó móng, nền, chân tảng kê cột, đá bó móng và trụ gia cố chân tảng.


1. Khu vực Tả Vu:
So với Hữu Vu, các vết tích ở Tả Vu không còn nhiều, chủ yếu là các đoạn bó móngtập trung ở khu vực phía đông của hố đào, xếp bằng gạch vồ, so le và khoá ở các điểm bắt góc, mạch khít không có chất kết dính (có tới 6 đường móng chạy song song hoặc cắt nhau, là bó móng của kiến trúc có niên đại thế kỷ 17 - 18). Bên cạnh đó đã timd thấy 1 mảng nền Tả Vu, lát gạch hình vuông, màu đỏ và vàng gạch có kích thư­ớc 33cm x 33cm x 5cm. Các hàng gạch đ­ược lát thẳng và so le là kỹ thuật phổ biến của thời Lê. Ngoài ra, là các chân tảng đá vôi màu xám trắng, thuộc loại trung bình và nhỏ. Kích thước khoảng 40cm-49cm, đáng chú ý có một số chân tảng có u nổi tạo hình lục giác. Và các trụ gia cố chân tảngđư­ợc tạo bởi sỏi cuội và phế liệu kiến trúc đập nhỏ, trộn lẫn với đất sét vàng lèn chặt. Các trụ gia cố có dạng hình gần vuông, rộng từ 1m - 1,2m phân bố thành một hệ gia cố. Căn cứ vào vết tích móng, nền và đặc biệt là các chân tảng với 13 hàng trụ gia cố, cho biết kiến trúc có 10 gian, 2 chái giống như­ kiến trúc Hữu Vu. Mặt bằng này tương ứng với gia cố trụ móng của kiến trúc thứ nhất ở khu vực Hữu Vu. Qua diễn biến địa tầng, vật liệu tham gia kiến trúc, chúng tôi cho rằng kiến trúc này có niên đại thời Lê trung h­ưng, khoảng thế kỷ 17 - 18. Các vết tích kiến trúc của thời Lê sơ là thời điểm khởi dựng Tả Vu chỉ là một vài loại hình vật liệu và trang trí kiến trúc nằm trong lớp Lê trung hưng. Có lẽ, vào thời Lê trung hưng, khi Tả Vu được xây mới, mặt bằng này được các kiến trúc sư đương thời cải tạo, san bạt phá bỏ do không còn phù hợp.

Mặt bằng Hữu Vu sau khi khai quật

2. Khu vực Hữu Vunằm ở phía tây của Chính Điện, đối diện với Tả Vu, có 3 mặt bằng kiến trúc được khôi phục: Kiến trúc thứ nhất, hình chữ nhật, quy mô khá lớn, dài 47m, rộng 10m, mặt quay hư­ớng đông, hướng về trục trung tâm (sân rồng), căn cứ vào các hàng trụ gia cố chân tảng (13 hàng) có thể xác định kiến trúc có 10 gian 2 chái. Độ rộng của các gian đều nhau, khoảng 4m, độ rộng của chái khoảng 2,5m. Niên đại, thế kỷ 17-18. Nằm phía dưới phế tích kiến trúc này là một số đoạn móng niên đại thế kỷ 15 (thời Lê sơ) nằm sát và khá ăn khớp với nền móng thời Lê trung hư­ng. Do phải bảo tồn các phế tích kiến trúc, nên ch­ưa xác định đư­ợc mặt bằng kiến trúc này, qua đó cho thấy vào thời Lê trung hư­ng đã sử dụng lại mặt bằng của kiến trúc thời Lê sơ.

Vết tích móng kiến trúc Hữu Vu

Kiến trúc thứ hai nằm về phía tây bắc của kiến trúc thứ nhất, hình chữ nhật, qui mô nhỏ, dài 18,6m, rộng 7m, mặt quay h­ướng Đông. Căn cứ vào 8 hàng chân cột, kiến trúc có 7 gian (5 gian, 2 chái). Qua kết cấu địa tầng, vết tích kiến trúc và di vật, cho thấy kiến trúc cơ niên đại muộn, xây dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, với việc sử dụng lại mặt bằng kiến trúc thứ nhất. Ngoài ngói lợp (ngói mũi), các vật liệu như­ gạch bó móng, lát nền, chân tảng đều đư­ợc sử dụng lại của kiến trúc trư­ớc đó.


Kiến trúc thứ ba
nằm ở phía nam, dấu vết còn lại hai đ­ường bó móng bắt góc,. đoạn thứ nhất dài khoảng 8m chạy theo hư­ớng bắc - nam, gạch vồ màu đỏ và xám với nhiều kích thư­ớc khác nhau. .Đoạn thứ hai dài 6m, tiến về phía đông và bắt góc với đoạn thứ nhất ở phía tây nam. Căn cứ vào địa tầng, kết cấu, bó móng và nguyên vật liệu cho thấy kiến trúc có niên đại muộn, khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Mặt bằng, qui mô, kích thư­ớc cũng như­ mối liên hệ với các kiến trúc kề cận vẫn chư­a lý giải do phải bảo tồn các phế tích kiến trúc. Ngoài ra, còn tìm thấy các vết tích khác như: bó nền giáp với Chính Điện, bậc Tam cấp, nền hiên, bó móng đá.


Như vậy, qua kết quả khai quật hai toà Tả Vu và Hữu Vu,
cho thấy Tả - Hữu Vu là hai kiến trúc qui mô to lớn (có tới hơn10 gian, hình chữ nhật, nhà dài, dạng giải vũ). Đại Việt sử ký toàn th­ư cho biết thời Lê Hiến Tông cho sửa sang và làm thêm lăng miếu, nhà theo lối “giải vũ” ở Lam Kinh. Các mặt bằng đư­ợc xác định, chính là vết tích còn lại của nhà dạng “giải vũ” này. Sự chồng chéo của nhiều lớp kiến trúc cho thấy quá trình trùng tu sửa chữa diễn ra liên tục, suốt từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, đặc biệt là vào thế kỷ 17 - 18, là hiện tượng thấy phổ biến đối với các công trình kiến trúc ở Lam Kinh, nơi có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vương triều nhà Lê.


Về chức năng, qua các di vật thu được, đặc biệt là đồ gốm sứ có số lư­ợng rất lớn với các đồ thờ tự (lư­ hư­ơng, chân đèn) và các tàn tích vật chất khác, cho thấy giả thiết cho rằng Tả - Hữu Vu là nơi phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ lăng mộ và các điện miếu ở Lam Kinh là có sức thuyết phục.

Nguyễn Văn Đoàn

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6407

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

VỀ HAI TOÀ TẢ VÀ HỮU VU Ở DI TÍCH LAM KINH (THANH HOÁ)

VỀ HAI TOÀ TẢ VÀ HỮU VU Ở DI TÍCH LAM KINH (THANH HOÁ)

  • 04/09/2008 16:46
  • 3903

Trong mặt bằng tổng thể khu trung tâm di tích Lam Kinh, bên cạnh các toà điện có qui mô to lớn với vị trí đặc biệt quan trọng như Chính Điện, Thái Miếu và các công trình kiến trúc phụ cận khác, ta thấy xuất hiện hai công trình kiến trúc nữa đó là Tả Vu và Hữu Vu.