Thứ Bảy, 09/12/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 16:16 1853
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tiếp xúc với các nhà sưu tập Việt Nam, chưa mấy ai nghĩ và nói tới công tác bảo quản bộ sưu tập của mình, cho dù họ đang sở hữu nhiều di sản rất nhạy cảm và mong manh. Tất cả mới chỉ tự hào rằng, mình là người giàu có, phong phú cổ vật.
Tiếp xúc với các nhà sưu tập Việt Nam, chưa mấy ai nghĩ và nói tới công tác bảo quản bộ sưu tập của mình, cho dù họ đang sở hữu nhiều di sản rất nhạy cảm và mong manh. Tất cả mới chỉ tự hào rằng, mình là người giàu có, phong phú cổ vật.



Một món đồ đồng mỏng manh, han gỉ do năm tháng nằm sâu trong lòng đất, nay được đưa về, lẽ ra phải cẩn trọng, nâng niu, nhưng nhiều khi không được đối xử như thế, truyền tay nhau không có bảo vệ bằng găng tay cao su, khiến mồ hôi bám vào, càng làm cổ vật gỉ thêm. Tủ kính đựng chúng đọng nước phả vào một lớp mù ướt, khiến cổ vật chịu nhiều tác động xấu.



Đồ gỗ khi sưu tầm về, rất nhiều mối mọt và côn trùng gây hại, không được xử lý. Tình trạng đó theo năm tháng càng thêm trầm trọng. Không chỉ trầm trọng cho chính nó mà cho cả những đồng loại vì mối lây lan rất nhanh, nếu không được ngăn chặn kịp thời.



Đồ giấy vải thì khỏi phải nói. Ẩm làm cho sắc phong dù bằng giấy xuyến chỉ cũng tả tơi. Sách Hán Nôm mốc xanh, mốc đỏ, hoen ố thật đáng thương và thảm hại. Áo quần, phướn, trướng bị nhậy cắn thủng lỗ chỗ như vết đạn bắn, do không có kế hoạch bảo quản thường xuyên và tích cực, ngày càng loang rộng, nguy cơ làm tan biến di vật vào hư vô.



Tất cả những hiện tượng tương tự như thế này, phổ biến trong các sưu tập tư nhân. Một phần họ bất lực vì không có kinh phí, kiến thức. Một phần khác, do thờ ơ, nghĩ rằng, nó còn chịu đựng được khi so sánh với tuổi của đời người.



Tôi đã thực sự xấu hổ khi đưa một đồng nghiệp nước ngoài đến thăm một sưu tập tư nhân. Bà ta lắc đầu quầy quậy với cách bảo quản tại tư gia và thắc mắc rằng, tại sao bảo tàng nhà nước không giúp đỡ họ? Tôi đổ lỗi cho khách quan để tránh đi những thụ động bởi bảo tàng nhà nước không có cơ chế tài chính làm việc này. Đó là chưa kể một số bảo tàng nhà nước ở các địa phương, tình trạng bảo quản hiện vật còn xấu hơn do tài chính hạn hẹp. Vả lại, đội ngũ bảo quản phòng ngừa cũng như bảo quản tích cực của Việt Nam còn vô cùng mỏng, chưa đủ điều kiện để làm xã hội hóa kiểu này.



Ở những nước phát triển, những sưu tập tư nhân kiểu này ứng xử như của nhà nước vì đó là tài sản của quốc gia, miễn rằng, các sưu tập ấy đã được pháp lý hóa. Khi đã được công nhận, hàng năm, bộ sưu tập được chuyên gia bảo quản định kỳ. Đặc biệt với những bảo vật quốc gia có chế độ bảo quản thường xuyên và nghiêm ngặt.



Những lớp tập huấn về bảo quản được mở do các tổ chức và công ty tài trợ, nhằm trang bị kiến thức cho các sưu tập tư nhân bảo quản phòng ngừa. Những hiện vật bảo quản tích cực sẽ có dự án để các chuyên gia thực hiện.



Đất nước ta còn nghèo. Đội ngũ bảo quản của Việt Nam còn mỏng. Di sản văn hóa quốc gia phong phú… Đó là những lý do khiến nhà nước chưa với được tới các sưu tập tư nhân. Mong các nhà sưu tập đừng bàng quan với tài sản của mình khi hàng ngày nó đang bị phá hủy mà mắt thường chúng ta chưa nhìn thấy hết./.



Phạm Quốc Quân

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 5442

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Nhắn gửi các nhà sưu tập. Điều thứ ba: Phục hồi cổ vật nên hay không ?

Nhắn gửi các nhà sưu tập. Điều thứ ba: Phục hồi cổ vật nên hay không ?

  • 04/09/2008 16:15
  • 2062

Gốm cổ Việt Nam rất phong phú, đa dạng không chỉ bởi hình dáng, màu men mà còn bởi các đồ án hoạ văn trang trí. Những đồ gốm vẽ hình chim, cá, thú thường là những phẩm vật mang tính nghệ thuật, có giá trị kinh tế cao, và dường như nó được sản xuất phục vụ cho tầng lớp trên của xã hội đương thời hay là để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trong vô số đồ gốm hoa lam và đồ gốm vẽ màu của Việt Nam thế kỷ 15 được tìm thấy trên con tàu đắm dưới lòng đại dương ở gần đảo Cù Lao Chàm (Hội An) năm 1997-2000, có khá nhiều loại gốm trang trí vẽ hình chim, thú.