Chủ Nhật, 03/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 16:10 2677
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nền mậu dịch gốm sứ đường biển tăng trưởng rất đều đặn kể từ sau khi quân Mông Cổ đánh bại triều đình nhà Tống năm 1127. Triều đình nhà Tống phải rời đô xuống Hàng Châu để cai quản một vùng lãnh thổ nhỏ bé hơn ở các tỉnh thuộc miền Nam (Nam Tống, 1127-1279). Trước sự đe doạ của các nước láng giềng phương Bắc họ đã phát triển nền sản xuất gốm sứ, khuyến khích tăng trưởng mậu dịch, tăng doanh thu để bảo vệ biên giới của họ. Tại thời điểm này, nền sản xuất tập trung tăng trưởng ở Cảnh Đức trấn thuộc tỉnh Giang Tây và ở nơi đây cũng bắt đầu công cuộc công nghiệp hoá các vùng lò và ngành gốm sứ...
Nền mậu dịch gốm sứ đường biển tăng trưởng rất đều đặn kể từ sau khi quân Mông Cổ đánh bại triều đình nhà Tống năm 1127. Triều đình nhà Tống phải rời đô xuống Hàng Châu để cai quản một vùng lãnh thổ nhỏ bé hơn ở các tỉnh thuộc miền Nam (Nam Tống, 1127-1279). Trước sự đe doạ của các nước láng giềng phương Bắc họ đã phát triển nền sản xuất gốm sứ, khuyến khích tăng trưởng mậu dịch, tăng doanh thu để bảo vệ biên giới của họ. Tại thời điểm này, nền sản xuất tập trung tăng trưởng ở Cảnh Đức trấn thuộc tỉnh Giang Tây và ở nơi đây cũng bắt đầu công cuộc công nghiệp hoá các vùng lò và ngành gốm sứ...

Gốm sứ trong thương mại đường biển
1. Nền mậu dịch Châu Á.

Mậu dịch đóng vai trò không thể thiếu được đối với sự phát triển của gốm sứ Trung Quốc bởi mậu dịch chính là động lực thúc đẩy sự tiến bộ về ý tưởng sáng tạo và kỹ thuật gốm sứ. Ngay từ giai đoạn rất sớm, thời Đường (618-906), các thương nhân người Ba Tư và Ả Rập đã theo những tuyến đường hành hương tiến vào đại lục, nơi có nhiều lò gốm sứ nằm rải rác ở khắp các tỉnh miền Bắc Trung Quốc cho tới tận vùng Trung Đông và Ấn Độ. Tuy nhiên, lúc đó những tuyến đường giao thương trên biển không kém phần quan trọng cũng đã tồn tại nối với vùng Đông Nam Á, nơi có nhiều thành phố và thị trấn có cộng đồng người Hoa sinh sống. Tương tự như vậy, các thành phố cảng thuộc miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là ở Canton (Quảng châu) cũng phát triển những cộng đồng thương nhân nước ngoài, đặc biệt là cộng đồng những người Ả Rập. Một số thành viên trong cộng đồng này có cuộc sống rất giàu sang và xa hoa.

Nền mậu dịch gốm sứ đường biển tăng trưởng rất đều đặn kể từ sau khi quân Mông Cổ đánh bại triều đình nhà Tống năm 1127. Triều đình nhà Tống phải rời đô xuống Hàng Châu để cai quản một vùng lãnh thổ nhỏ bé hơn ở các tỉnh thuộc miền Nam (Nam Tống, 1127-1279). Trước sự đe doạ của các nước láng giềng phương Bắc, họ đã phát triển nền sản xuất gốm sứ, khuyến khích tăng trưởng mậu dịch, tăng doanh thu để bảo vệ biên giới của họ. Tại thời điểm này, nền sản xuất tập trung tăng trưởng ở Cảnh Đức trấn thuộc tỉnh Giang Tây và ở nơi đây cũng bắt đầu công cuộc công nghiệp hoá các vùng lò và ngành gốm sứ.

Công cuộc công nghiệp hoá tiếp tục kéo dài tới tận thời Nguyên (1260-1368), mậu dịch gốm sứ đường biển giờ đây chỉ tập trung vào sản phẩm sứ, và đã đạt được đến một khối lượng khổng lồ. Từ các cảng chính như Hạ Môn, Canton và Ninh Ba, gốm sứ được chuyên chở tới Đông Dương (Indo-China), Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines và còn tới được những nơi rất xa xô như Ấn Độ, Iran và thậm chí cả Ai Cập.

Cảng cổ Canton trên sông Lê

Sau khi triều đình nhà Nguyên bị đánh đổ bởi hoàng đế Hồng Vũ, vị hoàng đế đầu tiên của triều đình nhà Minh (1368-1644), lo sợ trước sức mạnh và sự giàu có, thịnh vượng của các thương nhân đến từ miền Nam, ông ban hành lệnh cấm tất cả các hoạt động buôn bán trái phép, nếu ai vi phạm có thể bị phạt và thậm chí phải chịu hình phạt tử hình, đồng thời ông cũng ra lệnh đóng cửa một số vùng lò gốm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính chính sách cấm buôn bán của nhà Minh (Ming-ban) này là động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều vùng gốm mới ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam, ở những nơi này, ngành gốm sứ phát triển được nhờ có sự trợ giúp của các chuyên gia gốm sứ di cư sang từ các vùng lò bị đóng cửa ở Trung Quốc, đồng thời họ cũng tự nắm bắt được thời cơ phải phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu gốm sứ trong nước do gốm sứ không được nhập khẩu tới các quốc gia này nữa.

Ở Việt Nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 15, nhà Lê đã giành được chính quyền từ ách áp bức, đô hộ của Trung Quốc và đưa đất nước tiến lên một giai đoạn phát triển mới, thanh bình, thịnh trị. Với sự quan tâm và khuyến khích của nhà nước mới, một vùng lò mới đã được hình thành ở quanh Chu Đậu và lưu vực Sông Hồng gần cảng Hội An, ở đây gốm sứ mang nhiều phong cách chế tác mới cả về mặt tạo hình và trang trí sản phẩm, khác hẳn so với gốm sứ Trung Quốc trước đây. Việc khám phá ra tàu cổ Hội An năm 1999 đã mang lại một sự hiểu biết sâu sắc về chất lượng gốm sứ của Việt Nam được sản xuất khoảng giữa thế kỷ 15. Cũng giống như vậy, trong suốt thế kỷ 15-16 những vùng lò Sukhothai và Sisatchanalai ở Thái Lan cũng sản xuất gốm sứ xuất khẩu với số lượng lớn để xuất khẩu tới Indonesia và Philippines, thậm chí đến cả những vùng xa xôi như Ai Cập.

Ấm Thanh hoa Chu Đậu, cổ vật tàu đắm Hội An

Tuy nhiên, đến thế kỷ 17, với sự tăng trưởng của thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc lại giành được thế độc quyền và điều khiển nền mậu dịch gốm sứ trong khu vực Đông Nam Á. Tàu cổ Bình Thuận được phát hiện năm 2001 ngoài khơi vùng biển Bình Thuận, thuộc miền nam Việt Nam, là một tàu buôn Trung Quốc chở đầy gốm sứ Chương Châu thời Vạn Lịch (1573-1620) đang trên đường tới Johore (Malaisia) để phục vụ những khách hàng người Hà Lan, và tàu cổ Cà Mau đắm ở miền Nam Việt Nam vào khoảng năm 1730 (Ung Chính nhà Thanh) cũng chở gốm sứ không chỉ từ Cảnh Đức trấn mà còn có cả những sản phẩm có nguồn gốc từ các lò gốm Nam Trung Quốc.

2. Nền mậu dịch Châu Âu.

Người Châu Âu đầu tiên thiết lập quan hệ buôn bán với Trung Quốc là người Bồ Đào Nha. Chính quyền Trung Quốc cấm

mọi hoạt động buôn bán trực tiếp với Nhật Bản, và Bồ Đào Nha nắm được lợi thế này đã hoạt động với tư cách là trung gian giữa hai quốc gia và được phép xây dựng các trụ sở giao dịch ở Ma Cao và khu vực cửa sông Lê vào năm 1557. Năm 1603, người Hà Lan đã bắt giữ một tàu buôn lớn chở đầy gốm sứ Trung Quốc (gọi là sứ kraak) của người Bồ Đào Nha, loại hình đồ sứ này đã gây náo loạn tại các cuộc đấu giá ở Amsterdam đến nỗi người Hà Lan ngay lập tức phải tiến hành những chuyến đi công vụ tới phương Đông và thiết lập được một văn phòng quản trị mậu dịch ở Batavia (nay là Jakarta) trên đảo Java (Indonesia).

Đĩa Kraak


Tuy nhiên người Hà Lan gặp rất nhiều khó khăn khi buôn bán với Trung Quốc bởi phía Trung Quốc thực hiện những chính sách cô lập mà việc đó đòi hỏi phải rất tinh tế trong các quan hệ ngoại giao trong khi người Hà Lan khó mà chấp nhận nổi. Chính vì vậy mà qua rất nhiều năm người Hà Lan chỉ được phép giao lưu với Trung Quốc tại đảo Batavia chứ không đươc vào đại lục Trung Quốc. Thông qua Batavia, hàng gốm sứ được mang tới các cuộc đấu giá ở Châu Âu. Đến năm 1700, tục uống trà trở nên thông dụng khắp Châu Âu, những tàu buôn của Anh và Pháp cũng tới khu vực để mua trà, và gốm sứ đã trở thành món hàng hoá lý tưởng với vai trò là những hàng Ba-lat để cân bằng tàu. Yêu cầu lúc này phải mua được trà tươi, điều đó có nghĩa là tất cả các nước phải buôn bán trực tiếp với Trung Quốc và điều đó đồng nghĩa với việc phải nỗ lực xoay chuyển tình thế người Châu Âu chỉ được tiến hành các hoạt động mậu dịch qua cảng Canton, hơn nữa chỉ được giao dịch thông qua những đội ngũ thương thuyết người Trung Quốc gọi là Co-Hong.

Đến năm 1752, khi con tàu Gendermalsen đắm ở vùng Admiral Stellingwerf Reef, gần đảo Bintan (tiệm cận với Singapore), thì nền mậu dịch gốm sứ giữa Trung Quốc và Châu Âu đã đạt đến thời điểm cực thịnh, nhưng sau đó dần dần suy yếu. Điều này do hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, người Châu Âu đã đạt được những thành tựu cao về kỹ thuật sản xuất gốm sứ; thứ hai do kỹ thuật đồ lại các đồ án khắc bằng a xít trên đồ đồng được áp dụng trên đồ sứ đã làm giảm chi phí hơn so với việc vẽ tay các đồ án. Gốm sứ vẫn được buôn bán và chuyên chở trên các tàu buôn của Châu Âu nhưng giờ đây được mang tới các thành phố ở Ấn Độ hay Nam Phi mà tàu cổ Diana đắm gần Malacca năm 1817 là một minh chứng rõ rệt.

Như vậy, thông qua các tuyến đường thương mại trên biển, gốm sứ được đưa từ cội nguồn của nó là Trung Quốc, Việt Nam hay Thái Lan tới nhiều nơi trên thế giới. Để đến được với Châu Âu, nền sản xuất gốm sứ ở Châu Á đã phải trải qua những cuộc cách mạng lớn về kỹ thuật, từ cốt thai đến nung đốt, đặc biệt là kỹ thuật trang trí trên gốm sứ. Nhờ có các mối quan hệ mậu dịch nên gốm sứ đã chuyển mình từ chỉ là những sản phẩm đất nung mộc mạc, đến sành rồi cao hơn nữa là đồ sứ với những đồ án trang trí đặc thù mà qua các cổ vật trên các con tàu chìm là những minh chứng thiết thực nhất.

Bùi Phương Hải lược dịch

từ www.shipwreckceramics.com


(Nguồn: SFA ANTIQUES)

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6544

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Nhắn gửi các nhà sưu tập:Điều thứ hai: Sưu tầm hay sự tiếp tay phá hủy?

  • 04/09/2008 16:06
  • 2450

Không thích thú gì bằng đối với các sưu tập gia, đó là sưu tầm. Sưu tầm bằng đổi chác, bằng xin cho, biếu tặng v.v… đã lâu rồi đi vào dĩ vãng, khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường. Mua là hình thức phổ biến hiện nay. Mua đến hết tiền, khiến các phu nhân quở la mà vẫn say đắm cũng là một thói xấu đáng yêu, trước đòi hỏi mà ngay một quốc gia giàu có, cũng cần có những người như thế mới gìn giữ được di sản văn hóa nước nhà.