Thứ Bảy, 09/12/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

20/08/2008 17:22 1988
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Luật Di sản Văn hóa khuyến khích các nhà sưu tập đăng ký cổ vật, khiến không ít người băn khoăn về quyền sở hữu của họ bị động chạm. Đó là cách hiểu chưa toàn diện về bộ luật này, khi nhà nước đã công nhận quyền sở hữu tư nhân về cổ vật mà những điều khoản trước đó trong luật đã thể hiện.
Luật Di sản Văn hóa khuyến khích các nhà sưu tập đăng ký cổ vật, khiến không ít người băn khoăn về quyền sở hữu của họ bị động chạm. Đó là cách hiểu chưa toàn diện về bộ luật này, khi nhà nước đã công nhận quyền sở hữu tư nhân về cổ vật mà những điều khoản trước đó trong luật đã thể hiện.

Nhiều nhà sưu tập tự hỏi mình và hỏi người rằng, sau khi đăng ký tôi sẽ được gì? Được quá nhiều nhưng nó không hiện lộ trước mắt.

- Luật pháp thừa nhận tính pháp lý của sưu tập anh đang sở hữu, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng một nhà nước Pháp quyền, đang mở cửa và hội nhập, là thành viên của tổ chức WTO.

- Khoa học thừa nhận sưu tập của anh có lý lịch. Đây là một điều hết sức quan trọng, làm tăng giá trị bộ sưu tập lên gấp nhiều lần. Không ít các sưu tập gia trên thế giới bỏ cả đống tiền thuê các chuyên gia giám định, chỉ một hai tiêu chí thôi, niên đại và xuất xứ, sau đó, công ty bảo hiểm mới chịu bảo hiểm với đúng giá trị. Lý lịch rõ ràng, với những thông tin chi tiết đã khiến cho một cổ vật trôi nổi được mua với giá 2,8 triệu USD khi người mua có trong tay hồ sơ về nó với ba lần vua Càn Long (Trung Quốc) ngự lãm khi đương thời. Việc đăng ký được xác nhận của cơ quan và cá nhân có uy quyền trong khoa học càng làm tăng giá trị của bộ sưu tập. Chẳng thế mà, đã không ít các nhà sưu tập cầu cạnh một chữ ký lên cổ vật của mình bằng cả một hợp đồng thỏa thuận giá trị tương đương một gia tài. Ở Việt Nam, làm rõ lý lịch của từng hiện vật, từng sưu tập hiện vật cần thiết hơn bao giờ hết vì theo tôi biết, hầu hết không phải là gia truyền.

- Lúc vua Bảo Đại còn sống, ông có kiện một công ty đấu giá của Pháp đã bán những cổ vật của Hoàng tộc triều Nguyễn. Cuộc khiếu kiện kéo dài, nhưng không có căn cứ pháp lý, cho dù Bộ Văn hóa Việt Nam cũng đã tạo mọi điều kiện. Nếu như những cổ vật do nhà bán đấu giá nọ được chứng thực bằng bộ hồ sơ lý lịch khẳng định đó là đồ Hoàng tộc thì chắc chắn vua Bảo Đại thắng kiện vì chúng đúng là đồ dùng của Hoàng tộc xưa kia, nhưng không hiểu vì lý do gì đã sang xứ người. Sự rủi ro của mỗi bộ sưu tập, của mỗi cổ vật thường xuyên ập đến, đâu có thể lường hết được.

- Đăng ký cổ vật, theo đó, phân loại được đâu là cổ vật thông thường, đâu là bảo vật, bảo vật quốc gia… Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Bảo vật và Bảo vật quốc gia là hai thang giá trị khác nhau hoàn toàn. Chúng cũng được nhà nước bảo hộ và có thái độ ứng xử hoàn toàn khác với cổ vật thông thường. Ở Pháp, những bảo vật quốc gia được tài trợ kinh phí bảo quản hàng năm. Ở Việt Nam chắc chắn sẽ phải xếp loại cổ vật mà tôi đoán chắc rằng đã mấy người nhận ra những giá trị thực của những cổ vật mình đang sở hữu. Củi mục nghĩ là trầm hương, đặc biệt trong bối cảnh những tiêu chí chưa được nêu ra để luận bàn.


Đăng ký cổ vật là cái lợi tưởng như vô hình, không vật chất, nhưng đó chính là giá trị vật chất mà tương lại nó sẽ có, nếu như các nhà sưu tập quan tâm tới ngày hôm nay.



Phạm Quốc Quân
(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 5442

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Di tích Lịch sử Lam Kinh (Thanh Hoá)

Di tích Lịch sử Lam Kinh (Thanh Hoá)

  • 20/08/2008 11:01
  • 3546

Di tích Lam Kinh ở toạ độ 19 0 55’565” vĩ Bắc, 105024’403” kinh Đông, thuộc địa phận xã Xuân Lam (Thọ Xuân) và Kiên Thọ (Ngọc Lặc) tỉnh Thanh Hoá.