Thứ Sáu, 20/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

19/08/2008 22:54 2986
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bên cạnh việc phát hiện ra vết tích kiến trúc thời Lý, Trần, Lê và Nguyễn, trong khi khai quật tại di tích đền chùa Bà Tấm cúng tôi đã thu được sưu tập hiện vật khá phong phú về loại hình, trong đó tập trung chủ yếu là các loại hình vật liệu, trang trí kiến trúc và gốm sứ thời Lý và Lê trung hưng, bên cạnh số ít là di vật thời Bắc thuộc, thời Mạc và Nguyễn.

Bên cạnh việc phát hiện ra vết tích kiến trúc thời Lý, Trần, Lê và Nguyễn, trong khi khai quật tại di tích đền chùa Bà Tấm cúng tôi đã thu được sưu tập hiện vật khá phong phú về loại hình, trong đó tập trung chủ yếu là các loại hình vật liệu, trang trí kiến trúc và gốm sứ thời Lý và Lê trung hưng, bên cạnh số ít là di vật thời Bắc thuộc, thời Mạc và Nguyễn.


1. Nhóm vật liệu kiến trúc, nhóm này chủ yếu làm bằng đất nung, bên cạnh số ít là chất liệu đá (chân tảng, trang trí kiến trúc) và kim khí (đinh đồng, đinh sắt).


Họa tiết trang trí rồng.
- Vật liệu và trang trí kiến trúc thời Lý là các loại gạch bó móng hình chữ nhật trên một mặt có in nổi niên hiệu: Lý gia đệ tam đế Chương Thánh Gia Khánh thất niên tạo (1066). Gạch lát nền, trang trí hoa cúc và hoa mẫu đơn. Bên cạnh đó là các loại ngói mũi hài, ngói ống đầu ngói trang trí bông hoa sen, các mảnh vỡ lá đề trang trí hình rồng (có chữ Hán ở mặt sau), tượng sư tử đá, uyên ương, mảnh tượng Kim cương. Đặc biệt, trong khi khảo sát đã phát hiện 1/2 trụ đá có kích thước khá lớn (dài còn lại 135cm, đường kính khoảng 87cm), có thể là một dạng biểu tượng của Linga ? giống như ở chùa Dạm (Bắc Ninh). Theo lời kể của người dân địa phương, di vật này vốn nằm trong chùa, trong quá trình tồn tại đã dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.

- Vật liệu và trang trí kiến trúc thời Trần bao gồm các loại gạch lát nền vuông (gạch trang trí và không trang trí), gạch bó móng hình chữ nhật (nhiều kích cỡ khác nhau), ngói (ngói mũi hài đơn, kép, ngói ống). Trang trí kiến trúc tìm được ít hơn với một vài tiêu bản trang trí hình rồng và mảnh ngói có gắn khối tượng ? (uyên ương, rồng)....

- Vật liệu và trang trí kiến trúc thời Lê trung hưng, chủ yếu là các loại vật liệu như gạch bó móng, ngói ống, ngói âm dương (trang trí hình hoa cúc, chanh), các loại trang trí ốp trang trí hình nhũ đinh, các diềm trang trí hình chữ T, L,....

- Vật liệu kiến trúc thời Mạc là loại gạch ốp trang trí linh thú (long mã) ?.

- Vật liệu thời Nguyễn là loại gạch hình chữ nhật (gạch chỉ) và gạch Bát Tràng.

2. Đồ gốm sứ, chủ yếu là đồ gốm Việt Nam, cũng nằm trong khung niên đại tương đướng với nhóm vật liệu và trang trí kiến trúc bao gồm các loại hình chủ yếu là bát, đĩa, chân đèn, lư hương... (ngoại trừ một số đồ gốm men, sành, đất nung thời Bắc thuộc):

- Đồ gốm thời Lý, Trần: Bao gồm các loại men trắng ngà, men trắng ngả xanh, men trắng hoa nâu, men ngọc, men nâu (men nâu sậm, ngả màu ngô rang, trong trắng ngoài nâu).

- Đồ gốm thời Lê: Men trắng hoa lam và men trắng ngả xanh xám chiếm tuyệt đại đa số với khung niên đại XVII - XVIII là chủ yếu.

Bên cạnh đó trong sưu tập cũng thu được số lượng khá lớn đồ đựng sành thời Lý, Trần với loại hình lonhình ống, bình, vại, ang nông lòng, nắp đậy....


Hoa tiết trang trí hoa văn sóng nước
Sưu tập hiện vật thu được qua thám sát và khai quật cũng như sưu tầm trên bề mặt phản ánh diện mạo kiến trúc cũng như sinh hoạt tín ngưỡng nơi đây. Đáng chú ý là sự xuất hiện của các hiện vật có thể khối lớn, trang trí tinh xảo cùng nhiều loại hình vật liệu và trang trí kiến trúc mới. Với đồ gốm sứ, đều là những hiện vật đặc trưng của thời Lý, Trần, Lê có giá trị nghiên cứu và trưng bày, sẽ phát huy tác dụng trong lễ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi.

Trong thời gian qua, tại di tích, nhiều hiện vật đã được phát hiện ngẫu nhiên, đó đều là các hiện vật quí (vật liệu và trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ). Theo kế hoạch, sắp tới nhiều công trình kiến trúc nơi đây sẽ được trùng tu, tôn tạo. Trong quá trình đó, sẽ làm xuất lộ các vết tích kiến trúc và di vật, đề nghị bà con, chính quyền địa phương thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xử lý.
Nguyễn Văn Đoàn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6407

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Cụm di tích Đền – Chùa Bà Tấm (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội)

Cụm di tích Đền – Chùa Bà Tấm (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội)

  • 19/08/2008 22:42
  • 4463

Cụm di tích đền - chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Di tích nằm ở phía Đông và cách khu vực nội thành Hà Nội gần 20km. Từ trung tâm thành phố, qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 5 đi Hải Phòng khoảng 8km thì đến địa phận xã Dương Xá. Di tích nằm bên trái, liền kề đường quốc lộ.