Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

19/08/2008 22:22 3764
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tháp Tường Long và chùa Vân bản tọa lạc trên ngọn núi đầu tiên, một trong 10 đỉnh cao liền nhau của Núi Rồng, thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng; có độ cao 91,7m so với mặt nước biển Tháp tường Long được xây dựng vào giai đoạn thịnh vượng của phật giáo thời Lý (năm 1058); tức là chỉ xây dựng sau tháp Báo Thiên ở Thăng Long một năm và cũng theo lệnh của vua Lý Thánh Tông. Chùa Vân Bản ở cạnh tháp có thể xây dựng sau (hiện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang lưu giữ quả chuông có niên đại thời Trần của ngôi chùa này)

Tháp Tường Long và chùa Vân bản tọa lạc trên ngọn núi đầu tiên, một trong 10 đỉnh cao liền nhau của Núi Rồng, thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng; có độ cao 91,7m so với mặt nước biển


Tháp tường Long được xây dựng vào giai đoạn thịnh vượng của phật giáo thời Lý (năm 1058); tức là chỉ xây dựng sau tháp Báo Thiên ở Thăng Long một năm và cũng theo lệnh của vua Lý Thánh Tông. Chùa Vân Bản ở cạnh tháp có thể xây dựng sau (hiện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang lưu giữ quả chuông có niên đại thời Trần của ngôi chùa này)


Vào đời Trần và Hậu lê, tháp được tôn tạo nhưng đến cuối thế kỷ 18, tháp bị đổ nát

Tháp Tường Long và chùa Vân Bản là một quần thể kiến trúc đẹp tiêu biểu cho thẩm mỹ kiến trúc phật giáo Lý-Trần : chọn vị trí ở thế cao, dốc có nhiều cấp độ khác nhau , tạo cảnh đẹp, hòa quện với thiên nhiên, thuộc nhóm đại danh lam thắng cảnh Việt Nam, nằm trên trục đường đi đến nhiều điểm du lịch Cát Bà - Hạ Long, là nơi có nhiều di tích, nhiều lễ hội truyền thống. Vì Vậy việc phỏng dựng và qui hoạch tôn tạo tổng thể tháp Tường Long và chùa Vân Bản là một việc làm khẩn thiết đã được chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc.


Hiện lãnh đạo thành phố Hải Phòng và Thị xã Đồ Sơn đang có kiến giải trùng tu. Căn cứ vào những nguyên tắc chủ đạo sau đây
để trùng tu quần thể di tích này: Phần lớn các di tích lịch sử Việt Nam qua nhiều thời đại đã bị thay đổi diện mạo sau mỗi lần trùng tu hay phục dựng, kết quả là trong mỗi di tíchcó thể mang nhiều yếu tố khác nhau của nhiều thời đại nhưng chúng vẫn ăn nhập với nhau thành một thể thống nhất; vì vậy dự án trùng tu quần thể di tích này sử dụng thuật ngữ “phỏng dựng” làm phương châm chủ đạo trong việc trùng tu là hợp lý, vì khó tránh được những sai lệch so với “nguyên bản” của di tích.


Vì là “phỏng dựng” nên có nhiều ý kiến cho rằng không nên đặt di tích trên nền cũ và cũng không mang tên cũ. Việc đặt tháp - chùa trong cùng một tổng thể, khai thác phong cách kiến trúc của phật giáo Lý -Trần ( kiểu trang trí, sử dụng vật liệu xây dựng,...), là hợp lý và phù hợp với điều kiện hiện tại.




Trên cơ sở những đánh giá về hiện trạng, những tài liệu khảo cổ học, những ý kiến của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu lịch sử, đặc biệt các nhà nghiên cứu lịch sử tháp cổ. những giải pháp đã được đề ra theo các phương án sau:


* Hai phương án phỏng dựng tháp
:


1/. Phương án 1: Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử, đại diện là tiến sĩ Trịnh Cao Tưởng, thì tháp sẽ được trùng tu như sau ;

- Chiều cao tháp là 18, 4m

- Số tầng là 9 tầng

- kỹ thuật xây dựng, sắp xếp trang trí mô phỏng như tháp Bình sơn, các hoa văn trang trí dựa trên những di vật khảo cổ học đã khai quật được tại đây. Trùng tu theo cách này thì cấu trúc đơn giản và là kiểu kinh điển, hợp lý về mặt sử dụng, không quá tốn kém.


2/. Phương án 2: dựa trên những luận giải của PGS Nguyễn Duy Hinh: tháp cao 31m tương ứng với con số 100 xích của sách “Đại Nam nhất thống chí” và khẳng định tháp có 9 tầng, một đế, có khám thờ và một chóp vì vậy tháp sẽ được phỏng dựng như sau:

- Chiều cao của tháp là 31 m

- số tầng là 12 tầng

- kỹ thuật xây dựng cũng tương tự như phương án 1. Về tổng thể bố trí tương tự như phương án 1, ưu điểmcủa phương án này là mặt bằng chùa chặt chẽ, kín đáo. Nhược điểm là to lớn nhiều bộ phận không hợp với mục đích sử dụng hiện nay.


* Phương án chọn : là phương án 2


* Ba phương án phỏng dựng chùa Vân Bản:


1/. Phương án 1: Mặt bằng chùa sắp xếp theo chữ “Tam” kết hợp chữ “Đinh” (kiểu kinh điển ) trên một trục đối xứng theo hướng Đông Tây. Tổng thể mặt bằng chia thành 3 cấp độ chênh lệch chính:

- Cấp thứ nhất gồm : tam quan, sân, tiền đường.

- cấp thứ hai có : chính diện, nhà tăng ở phía trái

- Cấp thứ ba có : điện thờ, nhà tổ, sân tháp.


2/. Phương án 2: Mặt bằng tổng thể chia thành 3 cấp độ cao, đối xứng theo trục dọc hướng Đông - Tây và bố trí theo kiểu “Nội công ngoại quốc” bao gồm: tam quan, gác chuông, tiền đường, Thiêu hương, thượng điện. Nhà tổ, hành lang, nhà tăng, nhà khách, quản lý và các công trình phụ khác. Về tổng thể bố trí gần như phương án 1 song do mặt bằng kiểu “Nội công ngoại quốc” nên chùa và tháp tách biệt nhau.


3/. Phương án 3: Mặt bằng chùa xây dựng theo lối chữ “công” giản đơn nhưng tản mạn, các công trình đều nằm trên mặt cấp đất nên rất đơn điệu


* Phương án chọn : hiện đang thiên về phương án 1, vì nó đảm bảo được những tiêu chí: tính lịch sử, tạo được một tổng thể tháp- chùa có bố cục thoáng nhưng vẫn chặt chẽ, đảm bảo mỹ quan, phù hợp về mặt sử dụng , kinh phí hợp lý.


Trên đây là những ý kiến và giải pháp đóng góp của các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học nhằm mục đích “phỏng dựng” quần thể di tích tháp Tường Long- chùa Vân Bản một cách hoàn mỹ nhất. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của những người quan tâm, nhiệt huyết với di sản văn hoá nước nhà.

Hoàng Vinh

Chia sẻ: