Thứ Bảy, 18/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

25/07/2014 14:37 2572
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tháng 6/1947, giữa những ngày Nhà nước cách mạng non trẻ của chúng ta đang cùng với toàn thể nhân dân bước vào năm thứ hai của cuộc kháng chiến khốc liệt, từ chiến khu Việt Bắc, với lòng biết ơn sự hy sinh quả cảm của đồng bào và chiến sỹ ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm Ngày thương binh "để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh". Cũng từ đó cho đến nay, dù trong mọi điều kiện, hoàn cảnh nào, toàn Đảng, toàn dân ta đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự cống hiến xương máu của những người đã tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Tết năm 1956, tại Trường Thương binh hỏng mắt ở Hà Nội, trong buổi gặp gỡ với các thương binh đang học tập và điều dưỡng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần thăm hỏi và động viên anh em và đã để lại trong tâm khảm của tất cả mọi người lời động viên vô cùng quý báu: "Thương binh tàn nhưng không phế".

Câu nói của Bác như một động lực mạnh mẽ cho các đồng chí thương binh, tích cực tham gia lao động sản xuất. Hàng loạt các tổ chức, tập đoàn sản xuất của thương binh đã lần lượt ra đời, đem đến cho những người đã hy sinh một phần thân thể của mình cho đất nước một sức sống mới, quyết tâm đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc nước ta.

Những đồng chí thương binh như Anh hùng Hồ Giáo, Anh hùng Lê Minh Đức, Anh hùng Ngô Gia Khảm... đã trở thành những tấm gương tiêu biểu của anh em thương binh đóng góp cho công cuộc xây dựng Tổ quốc. Nhiều Tập đoàn sản suất của thương, bệnh binh và các cá nhân điển hình đã được Bác Hồ tuyên dương, khen thưởng như:

- Tập đoàn Thương binh Ba Tơ (Thanh Hoá); Hợp tác xã nông nghiệp của anh em thương binh ở Lý Thành (Nghệ An) được tặng Huân chương Lao động hạng Hai.

- Các đồng chí Lê Danh ở Tập đoàn Sao Mai (Hải Dương), Lê Văn Bổng ở Tập đoàn Quang Vinh (Quảng Bình); Phạm Xuân Ba ở Tập đoàn Sa Huỳnh (Thanh Hoá)... đã được Bác khen thưởng.

Đến với Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chúng ta có thể bắt gặp nhiều sản phẩm được sản xuất bởi công sức của các anh em thương binh, trong đó có bộ ấm chén của Tập đoàn Thương binh miền Nam đã khắc phục khó khăn, tự sản xuất, lập thành tích dâng lên Bác Hồ những sản phẩm lao động của mình để chúc mừng sinh nhật lần thứ 70 (19/5/1890 - 19/5/1960) của Người.

Bộ ấm chén gồm 1 ấm, 4 chiếc chén có quai cầm và chiếc 5 đĩa. Men bên ngoài bộ ấm chén có màu tím, còn bên trong lòng là men màu trắng. Chiếc ấm cao 12 cm, đường kính miệng 6 cm; Chén cao 8 cm, đường kính miệng 8,5 cm; Đĩa có đường kính 13 cm. Hiện nay bộ ấm chén đang được trưng bày tại phòng số 29, hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Lịch sử quốc gia như là một minh chứng cho ý chí của những người thương binh đã thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Thương binh tàn nhưng không phế".

(Theo Hoàng Vĩnh Hạnh: Thông báo khoa học. BTCMVN. Số 7, tháng 8-2007, tr 85)

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6791

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam

  • 24/07/2014 10:56
  • 5382

Tôn phong và thờ phụng các vị thần nữ thần đã có từ rất lâu đời và là một hiện tượng khá phổ biến trong tín ngưỡng dân gian của các tộc người sinh sống trên đất nước ta. Điều này có căn cỗi sâu xa từ lịch sử và văn hóa xã hội của dân tộc.