Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

24/08/2011 11:33 1641
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 22.8, tại hội trường Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, Viện Nghiên cứu tôn giáo Hà Nội và Viện Nghiên cứu Phật học VN phối hợp tổ chức hội thảo khoa học: Quốc chúa - Bồ tát Nguyễn Phúc Chu và sự nghiệp mở mang bờ cõi, phát triển đất nước..., với sự chủ trì của lão hòa thượng Thích Đức Nghiệp.

GS-TS Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo Hà Nội đọc đề dẫn nêu 3 chủ đề tập trung: 1. Vị thế của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) trong việc mở rộng bờ cõi, phát triển đất nước; 2. Sự nghiệp của Bồ tát Nguyễn Phúc Chu trong việc hoằng pháp về phương Nam; 3. Thành tựu văn hóa và những vấn đề liên quan thời ấy, theo đó: “Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu là đời chúa thứ 6 ở Đàng Trong, pháp danh Hưng Long, hiệu Thiên Túng Đạo Nhân, là người văn võ kiêm toàn…”. “Nhìn lại lịch sử, từ thế kỷ 13 nước VN ta mới mở rộng đến Quảng Nam dưới thời Phật hoàng Trần Nhân Tông, tiếp đó gần 3 thế kỷ (từ vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17) nước ta mở rộng đến hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Nhưng chỉ trong thời Nguyễn Phúc Chu, chưa đầy 40 năm nước ta đã mở rộng đến tận Hà Tiên và ngài cũng là người chế định cơ chế xã hội cho các nước Thủy Xá, Hỏa Xá của vùng đất Tây Nguyên”.


Quang cảnh hội thảo - Ảnh: Diệp Đức Minh

Bên cạnh hội thảo trên, triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo Đàng Trong - thế kỷ 17-20 đồng mở cửa hôm qua tại tiền sảnh Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, giới thiệu những đồ sứ ký kiểu thời các chúa Nguyễn, tượng Phật và các pháp khí cùng nhiều di vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị về văn hóa Phật giáo thế kỷ 17-20 ở Đàng Trong. Triển lãm mở cửa đến ngày 28.8.

Sự kiện hết sức quan trọng có liên quan đến lịch sử hình thành Sài Gòn - TP.HCM là vào năm 1698, chính Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược vùng đất miền Nam, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Trấn Biên ở Biên Hòa và dinh Phiên Trấn ở Gia Định, lập xã Minh Hương, Thanh Hà riêng cho người Hoa (tạo ra một cộng đồng người Việt gốc Hoa đóng góp cho xứ sở mới). Kể từ đó trở đi, nước VN ta đã có một hình thể rất gần với ngày nay và thật sự trở thành một quốc gia lớn trong khu vực. Như vậy về mặt mở cõi, Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu là một nhân vật lịch sử đặc biệt “vừa đặt nền tảng cho công cuộc hình thành và bước đầu ổn định phát triển vùng đất cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Tây Nguyên, vừa là người hộ pháp cho công cuộc phát triển đạo Phật của xứ Đàng Trong”.

Hội thảo nhận gần 100 tham luận và đón hơn 150 đại biểu chư tôn đức tăng ni, các giáo sư tiến sĩ và nhiều nhà nghiên cứu Phật học như hòa thượng Thích Trung Hậu, Thích Hải Ấn, Thích Tâm Hải và các vị Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Đình Tư, Nguyễn Khắc Thuần, Lê Sơn, Bùi Xuân Đức đến dự…

Giao Hưởng

thanhnien.com.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3228

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Cần sớm phục dựng một di tích

Cần sớm phục dựng một di tích

  • 23/08/2011 13:55
  • 1657

Đền Thái tọa lạc tại đồi Đình (xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đó là Thái miếu của vương triều Trần. Trải thời gian, đến nay, di tích này chỉ còn là phế tích. Sau nhiều đợt khảo cổ, các nhà khoa học đều thống nhất, đền Thái cần được phục dựng lại thật khoa học...