Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/08/2011 14:01 1843
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Việc Pháp công bố hơn 200 bức ảnh từ năm 1902 chụp cuộc khảo cổ của H. Parmentier ở kinh thành Indrapura (còn gọi là Phật viện Đồng Dương) gần như gây sốc với giới chuyên môn và những người yêu mến nền văn minh cổ Chămpa: nó quá đồ sộ và hùng vĩ!

bức tượng nữ Bồ Tát bằng đồng thau tìm thấy ở Phật viện Đồng Dương từ năm 1978.

Tuy đã được đọc các khảo tả về quy mô khu di tích này (thuộc địa phận xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), như: chiều dài kinh thành 1.330m, trong đó riêng khu Phật viện nhiều đền tháp có thành vây quanh dài 326m, rộng 155m, thế nhưng khi được xem những bức ảnh thì gần như không ai tin vào mắt mình vì quy mô của nó.

Nếu Mỹ Sơn cho ta một cái nhìn “ngổn ngang” với những ngôi tháp độc lập, cả khu không là một khu di tích thống nhất mà giống một khu nghĩa trang của bậc quân vương thì Đồng Dương (875 - thế kỷ 14) cho ta hình ảnh của một khu kinh thành đăng đối với thành ngoài thành trong, cổng chính cổng phụ và bên trong là những toà tháp, ngôi nhà nhiều công năng khác nhau (như Angkor ở Campuchia hay Borobudur (cũng là một Phật viện cùng thời với Đồng Dương) ở Indonesia). Đặc biệt, ở Đồng Dương chưa tìm thấy một bộ linga-yoni nào!

Sau khi được khai quật, khu kinh thành này bị lãng quên cho đến nay. Trong những năm chiến tranh, đây là vùng “tự do oanh kích” nên hứng chịu rất nhiều bom đạn. Sau năm 1975, những cuộc khảo sát do thiếu tư liệu đã đánh giá Đồng Dương là một phế tích, không thu hút được giới nghiên cứu. Nay với những bức ảnh này, niềm hy vọng lại được dấy lên, biết đâu bụi đất, lũ lụt đã kịp vùi lấp những khu đền tháp sau khi được khai quật, kịp bảo vệ nó để chờ chúng ta tái khám phá. Năm 1978, người dân ở đây đã tìm thấy bức tượng nữ Bồ tát bằng đồng thau ở tư thế đứng cao 114cm vô cùng đẹp: nó như báo hiệu vẫn còn rất nhiều điều để chúng ta phát hiện.

Kinh thành Indrapura (còn gọi là Phật viện Đồng Dương)

Kinh thành Indrapura

Sơ đồ kinh thành Indrapura (Phật viện Đồng Dương)

Hồ Trung Tú

sgtt.com.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3226

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Những ngôi mộ cổ dòng họ Lê Văn Duyệt - Kỳ 2: Ngôi mộ thất lạc gần 200 năm

Những ngôi mộ cổ dòng họ Lê Văn Duyệt - Kỳ 2: Ngôi mộ thất lạc gần 200 năm

  • 20/08/2011 15:02
  • 2153

Tả dinh Đô thống chế Lê Văn Phong là em ruột của Tả quân Lê Văn Duyệt. Ông theo anh mình phò chúa Nguyễn Ánh và lập được nhiều công trạng. Khi ông mất (1824), được tả quân đích thân xây lăng mộ. Gần 200 năm sau, chúng tôi mới tìm được nấm mộ cải táng nứt nẻ của vị võ tướng hiển hách này.