Thứ Năm, 05/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/07/2011 16:53 1584
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Chiều 25/7/2011 tại giảng đường đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn) đã diễn ra cuộc gặp mặt thân mật chúc mừng GS.NGND Phan Huy Lê được Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn Cộng hòa Pháp bầu là Viện sĩ Thông tấn nước ngoài.

Buổi gặp mặt do Viện Việt Nam học & khoa học phát triển; Trường Đại học Khoa học XH&NV cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - là những nơi Giáo sư đã đặt nền móng xây dựng, đã cống hiến và gắn bó - tổ chức trong không khí thân mật, ấm cúng và trang trọng.

GS.VS.NGND Phan Huy Lê (trái) và GS Đinh Xuân Lâm.

Ảnh Nguyễn Đình Toán

Tại buổi gặp gỡ chúc mừng, các GS. Đinh Xuân Lâm, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, GS.TSKH Vũ Minh Giang, các GS.TS thuộc Viện Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Khoa Lịch sử, v.v… đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và tự hào trước sự kiện này. Đông đảo các nhà khoa học, đồng nghiệp và các thế hệ học trò của GS. Phan Huy Lê cũng đến chúc mừng và chia sẻ niềm vui với Giáo sư.

Giáo sư là thế hệ đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là học trò trực tiếp cùng với các Thầy Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu… đặt nền móng cho nền giáo dục sử học nước nhà. Hơn nửa thế kỷ qua, Giáo sư là chuyên gia hàng đầu với những công trình nghiên cứu, các Hội thảo mang tầm cỡ quốc tế, những tổng kết sâu sắc trong lĩnh vực khoa học lịch sử mang tính quyết định đối với quy hoạch và phát triển của đô thị Hà Nội.

GS.VS.NGND Phan Huy Lê cùng các thế hệ học trò tại buổi gặp mặt.

Ảnh Vương Anh

Giáo sư là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của Viện Việt Nam học ngày nay - Nơi mà Giáo sư đã giành nhiều thời gian và tâm huyết nhất để gắn bó mà theo Giáo sư đó là môi trường hoạt động sử học trên quy mô rộng rãi nhất, là đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong suốt sáu nhiệm kỳ qua.

Việc Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn Pháp bầu chọn Giáo sư là Viện sĩ thông tấn nước ngoài mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp khoa học của Giáo sư. Đây cũng là niềm tự hào không chỉ với gia đình Giáo sư, những đồng nghiệp và các thế hệ học trò, mà bao trùm cả giới nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta.

Hồng Ánh

Tạp chí Xưa & Nay

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3392

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Hà Tĩnh: Phát hiện nhóm cổ vật quý hiếm thời Lý, Trần

Hà Tĩnh: Phát hiện nhóm cổ vật quý hiếm thời Lý, Trần

  • 26/07/2011 01:14
  • 1588

Ngày 25/7, thông tin từ Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, các cán bộ chuyên môn cơ quan này vừa phát hiện một số cổ vật quý hiếm thời Lý, Trần trên địa bàn các xã Cổ Đạm, Xuân Viên, Xuân Hoa, (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).